Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 27/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
  -  Ẩm thực ba Miền
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Ẩm thực Nghệ Tĩnh >
  Ngọt ngào vị hến sông La Ngọt ngào vị hến sông La , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Ngọt ngào vị hến sông La

Hến là món ăn có mặt trong nhiều dịp lễ, tết ở vùng sông La. Hến trộn gỏi, nấu canh hay xào nhưng đều có hương vị khó quên.



Làng tôi tự ngàn đời sống dựa vào dòng sông với nghề cào hến. Không hiểu vì sao hến quê tôi lại ngọt lành và đậm đà đến thế, phải chăng dòng sông chứa bao vị ngọt phù sa mà ban phát cho làng tôi thứ quà dân dã mà đặc trưng đến thế!
Nghề cào hến bắt đầu từ bao giờ, tôi không còn nhớ nữa. Ngay cả ông tôi khi nhắc đến nghề đó cũng chỉ biết bắt đầu bằng câu chuyện... ngày xưa, nhưng trong nếp nghĩ của ông nó thân thuộc, nên thơ như nhớ về một thời đã xa bình yên lắm.
Tôi còn nhớ như in trong một đêm tháng chạp rét mướt ngày ấy, tôi theo bà tôi ra bờ sông. Dòng sông rực sáng ánh đèn. Cả làng chúng tôi đỏ lửa đãi hến. Mặt sông như xao động.
Những cô gái nước da đen giòn vừa làm vừa hát những câu ví phường vải làm rộn ràng cả một khúc sông rộng lớn. Những con hến đen tròn bóng lên trong ánh lửa bập bùng. Phía trong thôn, mọi nhà đã sẵn sàng đỏ lửa.
Những sọt hến được rửa sạch bằng nước sông cho hết cát được đổ vào những chiếc nồi lớn để luộc vào sáng sớm. Hến không kén chọn loại củi. Bất cứ loại củi khô trong vườn nhà đều dùng được. Bà tôi đun rơm. Từng ôm rơm vàng óng cháy rần rật, những tàn rơm đỏ gập cong thành những vòng tàn riu riu lửa. Lửa nhuốm đỏ khuôn mặt bà lấm tấm mồ hôi. Bà tôi chờ hến sôi, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Bà ước lượng thời gian bằng miếng trầu.
Khi miếng trầu nhạt là lúc hến sôi bùng lên, từng con hến bắt đầu nở bung như những cánh hoa thủy sinh chìm trong nước. Bà lấy đôi đũa tre khuấy đều rồi đổ hến ra chiếc rổ tre to nách ra bờ sông đãi. Làm hến chỉ có thế. Dễ như chơi ! Nhưng không phải đâu cũng được dòng sông ưu ái. Dòng sông dành cho làng tôi một món quà bình dị đến thân thuộc.
Hến đãi xong đem đựng trong chiếc rá tre, nước luộc hến đựng riêng trong chiếc nồi đồng chuẩn bị cho buổi chợ ngày sớm.
Hến không chỉ là một món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày mà nó có mặt trong bất cứ lễ hội gì ở quê tôi. Ðám cưới, giỗ chạp đều có món hến. Bà tôi thường làm hến xào. Hến đun sôi lấy nước làm canh còn ruột đãi sạch để ráo. Khi mỡ đã sôi và dậy hành đem đổ hến vào đảo đều cùng nhút mít. Mít phải là mít non đem gọt vỏ bằm nhỏ muối chua thêm một ít giá, ít rau răm và vài chiếc bánh đa là hoàn tất.
Món hến đơn giản, dễ làm và không kén người. Hến vốn lạnh nhưng đã khéo chiều người bằng cách khi nấu người ta đem bỏ vào đấy một ít gừng tươi giã nhỏ cùng một ít rau răm, lá lốt để trung hòa nó. Hến có vị ngọt bùi đậm đà của ruột hến, có vị chua giòn của mít non, có mùi thơm của rau thơm và vị cay nồng của gừng trộn lẫn vào nhau mà thành món ăn chiều lòng khách.

Tôi đã đi nhiều nơi, đã thử ăn hến của các vùng khác nhau nhưng không hiểu sao hến làng tôi vẫn níu chân những bè bạn lãng du khi tôi đưa họ về làng thưởng thức vị hến trên bờ đê ăm ắp gió từ dòng sông cuộn thổi. Nước hến đùng đục trắng như sữa non và thơm mùi gừng nóng hấp dẫn, là thứ nước linh thiêng vì nó mang trong mình vị ngọt của phù sa, vị thơm của đất mà chưng cất thành món ăn bình dân nhưng thanh cao đến không ngờ đó.
Tôi nhớ lại bà tôi ngày xưa. Khi nắng vàng như mật sau những buổi chiều về là bà lại gánh hến đi bán khắp làng. Chiếc nồi đồng lớn trĩu nặng trên vai đầy nước. Bà dừng bất cứ chỗ nào khi khách gọi. Khi trên bờ ruộng, khi dưới gốc đa, khách hàng ngồi vây quanh thùng nước. Họ lấy chiếc gáo dừa uống từng gáo nước hến cho đỡ khát rồi mua đùm ruột hến gói trong miếng lá chuối nướng mềm mà bà mang sẵn đi về phía những thửa ruộng đang làm dở. Ðùm ruột hến được đặt trong nón. Ðó là bữa tối của những người làm muộn không xuống chợ kịp của người dân quê tôi như một thói quen vậy...
Trời bấy giờ đã sang thu. Dòng sông dềnh dàng nước. Tôi đứng trên bờ đê tạ từ dòng sông. Lòng dùng dằng chợt nhớ câu thơ khi ngửi thấy trong gió thoảng qua mùi hến ngọt ngào của bà tôi từng đãi:
Sông La một ngày anh đến
Nước trong không muốn quay về!

Thưởng thức đặc sản mực nhảy Vũng Áng – Hà Tĩnh

Vũng Áng là một khu kinh tế cảng biển tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hồng Lĩnh 70 km về phía Nam. Khu kinh tế Vũng Áng được thành l

Vũng Áng là một khu kinh tế cảng biển tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thị xã Hồng Lĩnh 70 km về phía Nam. Khu kinh tế Vũng Áng được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997. Đây là một bộ phận của khu đô thị Vũng Áng và vùng kinh tế Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh. 

Trong cầu cảng Vũng Áng trên sóng nước bập bềnh, có hàng chục chiếc bè nổi, mỗi bè có diện tích khoảng vài chục mét vuông, vừa là nơi chế biến, vừa là “bàn tiệc” cho du khách thưởng thức đặc sản. Để xuống bè, du khách phải đi qua những chiếc cầu thang dã chiến khá gập gềnh.
Mực nhảy được thợ câu trong đêm, thả vào khoang thuyền trữ nước biển rồi đem về bán cho các chủ nhà hàng. Mực (cùng với các hải sản khác), được nuôi trong những chiếc lồng bằng lưới dưới lòng cảng. Thực khách vào xem còn thấy mực, tôm cá bơi lội tung tăng, nhảy nhót (vì vậy mới có tên là mực “nhảy”), có thể trực tiếp lựa chọn đưa cho đầu bếp chế biến.

Người dân địa phương còn gọi mực nhảy là mực “nháy”, muốn nhấn mạnh đôi mắt mực còn sống nhấp nháy, hoặc da mực mới vớt lên khỏi nước ánh lên lấp lánh. Dù là mực “nhảy” hay mực “nháy” thì cùng giống nhau ở đặc điểm là mực còn tươi, sống.

 

Có nhiều cách chế biến mực “nhảy”. Đơn giản nhất là mực để nguyên con, vớt lên cho vào nồi luộc ngay, vớt ra chấm với mù tạt hoặc nước mắm gừng, kẹp lá lốt rất ngọt và thơm, tuy hơi phiền một chút khi chất mực để lại vệt đen nơi miệng.

Cách thứ hai là gỏi mực. Mực được làm sạch, cắt thành miếng, để ráo nước rồi trần qua nước chanh, chấm nước mắm. Món này không có vị tanh, trái lại có vị ngọt, mát. Ngoài ra còn có một số món khác như mực nhồi thịt, chả mực…, nhưng thực khách vẫn ưa chuộng nhất là hai món mực luộc và gỏi mực. Thức uống khá phong phú bao gồm rượu nếp, rượu các loại và bia.

 

Trưa hè nóng nực nhưng ngồi trên bè hơi nước và gió thổi lồng lộng rất mát, thuyền hơi bồng bềnh, vừa thưởng thức mực nhảy vừa ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình, thật không còn gì thú bằng.

Tuy gọi là đi ăn mực nhảy nhưng bên cạnh mực còn có nhiều loại cá khác nhau, rồi cua, ghẹ, tôm, nhím biển…Tất cả đều rất tươi ngon. 

Về Nghi Xuân ăn gỏi cá Đục

Ng­ười dân quê tôi (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) có nhiều món ăn chế biến từ đặc sản của biển, trở thành nét văn hoá riêng của làng biển 

Ng­ười dân quê tôi (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) có nhiều món ăn chế biến từ đặc sản của biển, trở thành nét văn hoá riêng của làng biển.

Cá đục dài khoảng 13-18cm, thân to hơn ngón tay cái, sống gần bờ biển, có hình dạng tư­ơng tự loài cá bống nư­ớc ngọt. Cá đục có thể chế biến đ­ược rất nhiều món ngon vì thịt chắc, trắng, có vị ngọt và hầu nh­ư mùa nào cũng có.

Gỏi cá đục chế biến khá công phu và phải làm đúng cách ăn mới ngon. Cá đục còn tư­ơi, tách đôi, bỏ x­ương ngâm với chanh vắt chừng 15 phút. Sau đó vớt ra, vắt khô, để ráo. Mu dừa nạo nhỏ, trộn đều với cá. Lạc rang đâm mịn trộn với nư­ớc cá, n­ước dừa dùng làm n­ước lèo. Một gia vị nữa không thể thiếu là ớt t­ươi và tỏi. Ớt và tỏi giã nhỏ, trộn vào n­ước lèo, vừa ăn vừa xuýt xoa mới tuyệt!

Ăn gỏi cá đục nhất thiết phải có rau thơm và các loại lá sung, lá đinh lăng, lá xoài non.., cùng với xoài xanh, khế chua, chuối xanh thái lát mỏng, khi ăn dùng bánh đa nem cuộn rau với cá, chấm với nư­ớc lèo. Khi ăn gỏi cá đục, bạn sẽ cảm nhận đ­ược vị béo của cá, vị bùi của cùi dừa, vị cay, vị chua lẫn vị thanh thanh, ngọt ngọt rất đặc biệt.


Rư­ợu là "đồ mồi" của cá đục, chỉ cần rư­ợu trắng thôi, cũng đã ngon lắm rồi. Rư­ợu vừa có tác dụng đỡ lạnh bụng, lại vừa làm cho món gỏi ngon hơn rất nhiều

Đặc sản Đức Thọ - Hà Tĩnh

Hến Sông La


Hến Sông La. 


Hến, là thức ăn phổ biến ở vùng ven sông La. Thông thường nhất là cơm nước hến, nước luộc hến, lóng lấy nước trong, nếu đun sôi, bỏ ruột hến vào, nêm muối và cho thêm một miếng gừng tươi giã nát, vì hến mát (lạnh) cần có gừng (nóng) để điều hòa, có câu: Đời ông truyền lại đời cha; Ăn cơm nước hến có cà mới ngon”. Ăn cơm nước hến phải có cà pháo muối mới thật đậm đà. Người ta kể rằng: Có lần Luật sư Phan Anh về thăm quê: Chú bác, xóm giềng đến chơi rất đông. Đang trò chuyện rôm rả, bỗng ông thốt lên: “ Các bác ơi! Lâu ngày tôi không về, sèm (thèm) hến quá. Mời các bác, các chú ăn với tôi bữa cơm hến”…thế là, ai nấy vui vẻ ở lại dự bữa “tiệc” cơm hến với ông Bộ trưởng. Hến giá xào (lấy bánh tráng xúc), nước hến thả bún (rời), bánh đúc (cắt lát)…là những thức ăn quê mùa mà ngon miệng, còn cháo hến cũng là món mát, bổ.

Rượu Thanh Lạng
Có Rượu Thanh Lạng nay gọi là xã Đức Thanh, có truyền thống nấu Rượu từ hồ xa xưa, rất nổi tiếng với loại rượu cất từ cây lúa nếp, được nấu với công nghệ thủ công truyền thống "3 nồi", người ta có câu "Rượu nồng ai uống mà say; Rượu Đức Thanh ai uống mà say đắm lòng"

 

Miến bột chợ Cầu

Miến bột chợ Cầu là sản phẩm quý chế biến theo kiểu kỹ thuật truyền thống của người Hoa. Miến sợi nhỏ, dai, có thể cuộn lại mà không gãy vụn, nấu lên không nát. Khi dọn cỗ, thông thường phải có bát miến nấu với lòng gà. Bột có hai loại, làm bằng bột gạo lòn (tẻ) gọi là bột lọc, làm bằng gạo nếp gọi là bột châu. Khi dùng, người ta bỏ một nắm thanh bột vào nước lã, đánh tan, đun cho bột đặc sánh thì vừa chín, thường dùng làm hồ dán giấy, nên khi dùng cho trẻ con ăn cũng gọi là hồ. Khi cho người già yếu, người ta cho thêm thịt băm viên, thì gọi là cháo bột lọc (có nơi gọi là cháo canh). Ngày Tết, người ta gói bánh bột lọc, nấu bột thành hồ đặc, gói vào lá dong đem hấp,…Bánh có hai loại bánh trắng và bánh mật, là loại sang và tuyệt ngon.

 

Bánh gai Đức Thọ

Bánh gái gói bằng lá


  Bánh gai bóc vỏ cắt đôi cho thấy nhân bên trong


 

Cầm chiếc bánh gai Đức Yên – Đức Thọ trên tay, chưa bóc lá, ta đã nhận ra mùi vị đặc trưng của thứ đặc sản này. Bóc dần vài lớp lá chuối khô mềm, hơi dai, để lại một ít lá để cầm cho khỏi dính tay, phần vỏ bánh đen ánh, lấm chấm hạt vừng, ta nhận ra mùi thơm của lá gai. Nhấm một miếng nhỏ, ta thấy vị ngòn ngọt của mật mía, cái dẻo dính của nếp, quyện cái mùi thơm của đậu xanh, cùi dừa, dầu chuối, thỉnh thoảng nhằn mấy hạt vừng bùi bùi…thật là thú vị. Cứ thế, thong thả vừa ăn vừa thưởng thức. Ăn một chiếc lại muốn ăn hai… Không phải là người sành ăn ta cũng có thể kể ra được tên của các nguyên liệu làm nên chiếc bánh: nếp, đậu xanh, cùi dừa, vừng, mật mía, lá gai… Hầu hết nguyên liệu làm bánh ở địa phương có sẵn. Lá chuối khô gói bánh được một số người chuyên đi mua gom quanh vùng về bán cho các hộ làm bánh. Chỉ có lá gai là phải đi thật xa (từ vài chục đến hàng trăm kilômet), và phải mua với số lượng lớn để bảo đảm có đủ dùng quanh năm. Không có lá gai thì cũng chẳng còn nghề làm bánh gai nữa.
Nguyên liệu làm bánh gai dân dã, hầu hết dễ kiếm, duy chỉ có lá gai chỉ ít địa phương mới có. Cách làm bánh tuy có phần công phu nhưng không phải là khó lắm. Cái khó là tỷ lệ gia giảm nguyên phụ liệu, thời gian đồ bánh… Đó là bí quyết, chỉ có các nghệ nhân làm bánh gai ở làng Đức Yên – Đức Thọ nắm giữ hàng trăm năm nay.
Ai về Tùng Ảnh quê tui- Dâng hương Trần Phú, nhớ mùi bánh gai...

BÁNH KHOAI - NGH AN

Ở Hà Tĩnh có nhiều món ăn của xứ Nghệ, cũng thân thuộc và gắn bó với người Hà Tĩnh như chính sản phẩm của quê hương bản địa mà khi ở, đến hoặc đi cũng khiến nhiều người nhung nhớ. Một trong số đó phải kể đến đó là bánh khoai. Bánh khoai chỉ là món ăn chơi của dân học trò, của nhiều người trẻ tuổi nhưng lại có một sức hấp dẫn đến kì lạ.

Bánh khoai ở Hà Tĩnh không giống như món bánh khoai mà nhiều sinh viên Hà Nội, hay ở các nơi khác ăn, nhẫy dầu mỡ. Đó là thứ bánh giòn tan, và róc mỡ, rất dễ thưởng thức.

Bánh nhỏ như miệng bát, được chế biến với thành phần chủ yếu là khoai ngon, chắc, nhiều bột, khi cắt lát có thể thấy độ giòn của khoai mới đạt tiêu chuẩn. Khoai được gọt bỏ vỏ, cắt lát, phơi khô. Có thể cắt dài hoặc tròn, tùy theo nhu cầu của khách. Khi làm bánh, khoai khô được trộn với bột đã nêm gia vị, múc thành từng phần một cho vào chảo mỡ sôi đều, rán vàng. Chính vì khoai lang được phơi khô nên đã tạo ra được sự giòn tan khác biệt với loại bánh khoai tươi ở nhiều nơi khác. Bánh khoai châm với tương ớt, mùa nào cũng là món khoái khẩu của nhiều người nhưng ngon nhất và thích hợp nhất vẫn là ăn khi trời lạnh lạnh, vừa ăn vừa suýt xoa mới thích thú, nhất là giới học trò Hà Tĩnh

                                                  http://www.quoctoanlee.tk


  Các Tin khác
  + Món ngon ‘độc lạ’ dân sành ăn săn lùng, giá ‘chát’ vẫn cháy hàng (11/08/2024)
  + Đem gà hấp chung với hành, gà thơm mềm, vàng óng (10/08/2024)
  + Thả thứ này vào luộc rau: Rau xanh mướt, ngon ngọt không cần mì chính (10/08/2024)
  + 4 cách sấy hoa quả ăn vặt bằng nồi chiên không dầu nhanh chóng (10/08/2024)
  + 4 món ngon nấu nồi đất ‘thơm lừng’ đậm đà hương vị, ai ăn cũng thèm (10/08/2024)
  + Loại cá “nhỏ nhưng có võ", vừa ít xương vừa bổ não, mang đi rán giòn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều mê (10/08/2024)
  + Cách làm cá hồi sốt thơm ngon như nhà hàng 5 sao (10/08/2024)
  + Thực đơn 4 món ngon dễ làm, đủ chất cho ngày bận rộn (04/08/2024)
  + 5 cách nấu bún bò ngon ‘thần sầu’ tại nhà, đổi vị cả tuần không chán (04/08/2024)
  + 3 cách luộc gà không cần nước: Ai không biết quá phí (04/08/2024)
  + Mẹo chiên rán thức ăn vàng giòn, không bị ngấm dầu (04/08/2024)
  + Mẹo tráng trứng mỏng mịn như giấy, vàng ruộm, không tanh (04/08/2024)
  + Rán trứng đừng chỉ bỏ hành mãi: Kết hợp với loại lá này vừa lạ miệng, vừa tốt cho sức khỏe (24/07/2024)
  + Đừng rán trứng với hành mãi: Kết hợp với loại lá này phòng ung thư, lạ miệng ai không biết quá phí (14/07/2024)
  +   Luộc rau mở vung hay đậy vung đều được: Tuyệt đối đừng phạm 5 sai lầm này khiến món rau nhạt vị (14/07/2024)
  + Mẹo ngâm măng ớt trắng giòn, không bị nổi váng (30/06/2024)
  + Rán trứng chỉ bỏ dầu ăn là dại: Thả hết thứ này vào trứng mềm tan thơm xốp ai cũng phải mê tít (10/06/2024)
  + Luộc rau muống chỉ bỏ nước thôi là dại: Bỏ thêm thứ này rau xanh mướt ăn giòn sần sật (10/06/2024)
  + Cách làm nộm ngó sen tai heo - món ngon ăn mãi không chán (10/06/2024)
  + Cách ủ cơm rượu đơn giản, chẳng tốn nhiều thời gian mà vẫn có món ngon đón Tết Đoan Ngọ (10/06/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 14
Total: 66130570

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July