Nhắc đến văn hóa Xứ Nghệ không thể không nhắc đến dân ca Xứ Nghệ và ngược lại, khi nói đến dân ca Xứ Nghệ là đang nói đến một biểu hiện đặc trưng của văn hóa truyền thống Nghệ Tĩnh. Nói đến đặc trưng dân ca của một vùng thì một trong những yếu tố quan trọng cần phải nhắc tới là ngôn ngữ. Cùng với nhạc, lời ca làm nên giá trị, đặc trưng của dân ca Xứ Nghệ, trong đó, một trong những nhân tố tạo nên dấu ấn, sắc thái riêng đó là tiếng Nghệ (bao gồm giọng nói, từ ngữ địa phương Nghệ Tĩnh).
Dân ca “ví, dặm” hay “ví, giặm”? Sau khi UNESCO vinh danh Dân ca ví, dặm (giặm) của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhiều người mới “ngã ngửa” vì không biết phải viết thế nào mới đúng chính tả.
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhưng làm thế nào để gìn giữ và phát huy được giá trị của ví, dặm trong xã hội đương đại là câu hỏi không dễ trả lời. Chúng tôi đã trao đổi với Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nghệ An Phạm Tiến Dũng xoay quanh vấn đề này.
Dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO vinh danh (truyenhinhnghean.vn) Vào hồi 23h10 hôm nay 27/11 (theo giờ Việt Nam), phiên họp lần thứ 9 Uỷ ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể của Unesco diễn ra tại Paris - thủ đô Cộng hoà Pháp đã chính thức vinh danh Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Để dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh bay xa (truyenhinhnghean.vn) Ngay khi đón nhận thông tin Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, PV Đài PTTH Nghệ An đã kịp ghi nhận cảm xúc của một số văn nghệ sỹ, người dân về sự kiện này.
Vì sao Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh có sức sống kỳ diệu? Ví, Giặm là hai thể hát dân ca phổ biến của vùng Nghệ Tĩnh (Nghệ An – Hà Tĩnh), được nhân dân hai tỉnh yêu mến, sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân, hun đúc nên cốt cách những danh nhân như Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh...
Cảm xúc “vàng” cùng dân ca, ví dặm Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh đã lọt vào “mắt xanh” của UNESCO và được xem xét tại phiên họp lần thứ 9 diễn ra từ ngày 24-28/11/2014. Trước sự kiện quan trọng và ý nghĩa này, các nghệ nhân, nghệ sỹ trên địa ban tỉnh - những người gắn bó và góp phần trực tiếp giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống này đã chia sẻ những cảm xúc “vàng” cùng câu dân ca và điệu hò, điệu ví.
(Baohatinh.vn) -
1. Suốt chiều dài lịch sử, Hà Tĩnh là miền “biên viễn”, “phên dậu” và
cũng là đất “giang sơn tụ khí”. Con người nơi đây “có thể ví như máu tụ
đầu ngón tay, cung tên đặt trên lẫy nỏ”, kiên cường, bất khuất, phong
tình, thủy chung bao đời đã thành đại tính cách, lặn vào suy tư, thấm
đẫm trong tâm thức bao thế hệ.
Dân ca ví, giặm con đường đến di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Baohatinh.vn) - Mặc dù đến 2014, UNESCO mới xét công nhận “Dân ca ví,
giặm là di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể đại diện của nhân loại”, nhưng
nhìn lại hành trình đến với UNESCO của loại hình văn hóa dân gian đặc
sắc này, chúng ta có quyền hy vọng vào kết quả tốt đẹp nhất. Và những
câu hát từ ruộng đồng, sông nước Nghệ Tĩnh – một nét văn hóa cổ xưa của
cư dân vùng đất nắng lửa, mưa chan này sắp có cơ hội được thế giới biết
đến và chung tay gìn giữ...
Ngày Xuân với làn điệu dân ca Ví Giặm Tết Nguyên đán là một lễ hội lớn, thời điểm tái hiện, phục
hưng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Tết Nguyên đán Giáp
Ngọ là một thời khắc rất đặc biệt đối với dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, di
sản văn hóa độc đáo của Nghệ An - Hà Tĩnh.
Văn hát phường vải Câu hát phường vải khá chải chuốt, khá điêu luyện, vì hát phường vải đã trải
qua một thời gian dài hàng mấy trăm năm, nhân dân với lối tư duy hình tượng
đã đem tâm hồn và trí tuệ của mình tạo nên những câu ca hồn nhiên trong sáng.