Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Dân ca Nghệ Tĩnh >
  Dân ca “ví, dặm” hay “ví, giặm”? Dân ca “ví, dặm” hay “ví, giặm”? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Cỡ chữ:
Đăng lúc: Thứ bảy - 06/12/2014 07:09
 

Sau khi UNESCO vinh danh Dân ca ví, dặm (giặm) của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhiều người mới “ngã ngửa” vì không biết phải viết thế nào mới đúng chính tả.

Sân khấu liên hoan dân ca của địa phương tổ chức ghi “Liên hoan Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”.
Sân khấu liên hoan dân ca của địa phương tổ chức ghi “Liên hoan Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”.

Trong thông cáo báo chí ngày 28/11 gửi tới các cơ quan truyền thông, Bộ Ngoại giao cho hay Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam đã được công nhận là “Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại”. Tuy nhiên, trên website www.dsvh.gov.vn của Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), trong danh mục Di sản văn hóa quốc gia, cơ quan này lại gọi “Dân ca ví, giặm xứ Nghệ”.

Tại hội thảo khoa học quốc tế “Bảo tồn và Phát huy giá trị dân ca trong xã hội đương đại” (trường hợp dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh) được Bộ VH-TT-DL phối hợp UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng tổ chức hồi tháng 5, BTC cũng dùng từ “ví, giặm” trong các tài liệu khoa học.

Điều này cho thấy không chỉ nhiều người mà giữa các cơ quan nhà nước cũng không có sự thống nhất về cách gọi “ví, dặm” hay “ví, giặm”.

Các chuyên gia về ngôn ngữ cũng có những quan điểm khác nhau về “ví, dặm/giặm”. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2011) thì hát dặm là “lối hát dân gian ở Nghệ Tĩnh, nhịp điệu dồn dập, lời dựa vào thơ năm chữ, hai câu cuối bao giờ cũng lặp lại về âm vận và câu chữ”, còn hát ví là “hát đối đáp có tính chất trữ tình giữa trai và gái trong lao động” (như ví đò đưa, ví phường nón, ví phường vải, ví trèo non).

Còn “giặm” được hiểu là một động từ, có nghĩa:

1. Đan, vá thêm vào chỗ nan hỏng;

2. Thêm vào chỗ còn trống, còn thiếu cho đủ.

Theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên (Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2-2012): “Gọi là ví, giặm bởi bài nào cũng chứa ít nhất một câu lặp lại câu đi trước giữa khoảng trống hai khổ thơ, giống như giặm mạ thêm vào chỗ trống. Bài ít thì chỉ một cặp giặm, bài nhiều thì có đến 12 cặp lặp lại”.

TS Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, cho rằng gọi như thế nào thì phải tuân theo phong tục địa phương. “Tôi đã đi thực tế ở vùng Nghệ Tĩnh nhiều năm nên hiểu đồng bào ở đây. Cách họ dùng là “giặm”, theo nghĩa là thêm vào chỗ còn trống, chỗ đang thiếu, chứ dùng “dặm” thì lại thành đơn vị đo lường độ dài rồi” - TS Thanh nói.

Ông cũng giải thích thêm, thể thơ của giặm là câu cuối cùng nhắc lại câu áp chót dưới hình thức tương tự, ví dụ: “Bà trao cho một tiền/ Bà truyền mua đủ thứ/ Bà lại truyền đủ thứ...”

Được biết, tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ” tổ chức ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An vào tháng 3/2011, căn cứ nhiều cứ liệu và luận cứ khá thuyết phục, các nhà khoa học đã trao đổi và nhất trí là từ sau hội thảo sẽ sử dụng cách viết “giặm” trên tất cả các văn bản chính thức.

Tuy nhiên, có lẽ do cách dùng “ví, dặm” đã quen thuộc với nhiều người, lại thêm sự thống nhất này chưa được thông báo rộng rãi nên “ví, dặm” vẫn được dùng phổ biến.

Vậy gọi ví, dặm theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao hay theo cách gọi ví, giặm của Bộ VH-TT-DL là đúng sau khi được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại?

 
Tác giả bài viết: Hoàng Lan Anh 
Nguồn tin: Báo Người Lao Động 
http://nghean24h.vn/news/Xa-hoi/Dan-ca-vi-dam-hay-vi-giam-251609.html

  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65083259

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July