Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 22/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Dân ca Nghệ Tĩnh >
  Văn hát phường vải Văn hát phường vải , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Lược trích trong “hát phường vải” của Ninh Viết Giao

Câu hát phường vải khá chải chuốt, khá điêu luyện, vì hát phường vải đã trải qua một thời gian dài hàng mấy trăm năm, nhân dân với lối tư duy hình tượng đã đem tâm hồn và trí tuệ của mình tạo nên những câu ca hồn nhiên trong sáng.

Ngoài ra cũng phải kể đến sự đóng góp của nho sĩ. Tuy trong những câu hát đối đáp của các cụ, một số câu chỉ có lời mà không có nội dung, hoặc có nội dung nhưng lại là nội dung sách vở, đi vào khía cạnh chơi chữ để bẻ bai nhau, “trộ” tài chữ nghĩa với nhau làm mất khía cạnh hồn nhiên, trong trẻo của dân ca. Nhưng gạt ra ngoài những câu mang đầy điển tích, đầy lối chơi chữ, số còn lại đã hòa chung vào gia tài ca dao, dân ca vô giá của quê hương, của cả nước mà từng câu lóng lánh như những hạt kim cương. Đối với các nhà nho mê nôm, đã từng sáng tác thơ nôm để nói lên lòng yêu nước, đả kích bọn quan lại,…thì việc tắm gội ít nhiều vào ngọn nguồn mát mẻ của dân ca, đã giúp họ trau chuốt ngôn ngữ nghệ thuật, cung cấp cho họ cái ý vị tươi xanh của cuộc sống và cảnh vật nông thôn mà giữa tác giả bình dân lao động với câu ca tiếng hát của họ đã hòa quyện từ bao giờ. Đó là chưa kể phương tiện văn nghệ tự túc của nhân dân, các sáng tác dân gian từ đời nọ qua đời kia cùng với sinh hoạt văn hóa dân gian ấy, đã bồi dưỡng cho họ tình yêu cuộc sống, tinh thần lạc quan và lòng tin vào một ngày mai tất thắng về phía chính nghĩa. Chính họ và những người “tốt nghiệp trường tại gia”* đã làm cho nhiều câu hát mang tính chất “trí tuệ”, trí tuệ mà gợi tình trong gia tài hát phường vải nói riêng, hát ví dặm nói chung ở Xứ Nghệ.

Ta gặp những câu hát mang tính chất trí tuệ này ở logic diễn đạt:

Đá có rêu bởi vì nước đứng

Núi bạc đầu bời tại sương sa…

Ở nội dung vô cùng sâu sắc như chắt lọc bao hiểu biết thực tiễn trong cuộc sống:

Chợ chiều nhiều khế ế chanh

Nhiều cô gái tốt nên anh chàng ràng

Chàng ràng như ếch hai hang

Như cóc hai lỗ, như chàng hai nơi 

Ở cách chơi chữ, dùng chữ trong các sách sử truyện mà câu hát vẫn tự nhiên, phải người tinh ý mới thấy được:

Lương duyên chỉ Tấn tơ Tần

Liệu đường định sở Châu Trần tùy cơ.

Ở câu hát đố có tính cách dân gian; “trăng bao nhiêu tuổi trăng già, núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?” nhưng câu hát đáp lại thì có tính chất bác học:

Trăng ba mươi tuổi trăng già,

Thanh sơn bất lão gọi là núi non.

Và ngược lại, ở câu hát hỏi có tính chất bác học: “Sách rằng Nghiêu hữu cửu nam, Đan Du là một hỏi tám chàng những ai?” thì câu hát đáp lại có tính cách dân gian:

Phân em con gái nữ nhi,

Biết Đan Du là đủ, hỏi làm chi tám người.

(Phan Bội Châu)

Và cũng chính các nhà nho và một số nghệ nhân khác đã mang tính “trạng” vào trong câu hát. “Hát trạng” là hát nghịch ngược, sỗ sàng, thiếu tế nhị, ít văn hóa. Những “trạng “ không có nghĩa là phét, láo, tục tĩu. “Trạng” ở đây biểu hiện phẩm chất vui vẻ, nhanh trí song dí dỏm, luôn luôn mang hàm ý thách thức, tấn công của con người Nghệ Tĩnh. Tính chất trạng này không mâu thuẫn gì với nét trầm lặng, điềm tĩnh của con người Nghệ Tĩnh mà là hai mặt thống nhất hữu cơ, bổ sung cho nhau trong tính cách con người Nghệ Tĩnh, ví dụ như câu:

Đồn rằng chàng học Kinh thi,

Cá nằm dưới cỏ, chữ chi rứa chàng?

-         Anh đây chẳng học kinh thi,

          Cá nằm dưới cỏ, có khi cá tràu.

Phải chăng đó là những nét đặc sắc của lối dân ca này.

Rõ ràng hát phường vải đã đóng góp một phần vào việc làm cho tiếng nói dân tộc thêm phong phú. Trong cái vốn kho tàng văn học cũ của dân tộc ta, hát phường  vải chiếm một địa vị đáng kể, như hát trống quân, hát quan họ, hát bài chòi vậy…

Về thể văn thì câu văn hát phường vải hầu hết được sáng tác theo thể lục bát biến thể, chỉ một số ít câu theo thể lục bát gián thất.

Mời nghe bài hát : Cảm xúc từ câu hò điệu ví

Nhạc sĩ Tiến Dũng

Trình bày NSND Thu Hiền 

======

* “Tốt nghiệp trường tại gia” ở đây ý tác giả muốn nói về những phường vải vốn chưa bao giờ được tới trường, nhưng vẫn là người văn hay, sử rộng, đối đáp tài tình không thua gì các nho sĩ

                Theo Ví Dặm đò đưa


  Các Tin khác
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Sáng tháng Năm về thăm quê Bác (16/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65083747

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July