Trương Lan vốn không phải là người có tâm địa xấu xa, nhưng có tính luôn ưa thích “xắn quần lội vào đời tư của người khác” khiến những người xung quanh cứ dửng dưng, không đến nỗi ghét bỏ nhưng cũng chẳng tỏ ra yêu mến chị ta.
Vào thời Gia Tĩnh nhà Minh, tại huyện Vân xảy ra một vụ án giết người, Trương Tú Tài công tử của cửa hàng vải Trương Ký bị giết trong rừng dưới chân núi Yến Tử. Khi nha dịch đang điều tra hiện trường thì có một tiều phu chạy đến nói là ông ta nhìn thấy công tử Hoàng Đại của nhà “Ngân hàng Yên Vân” và công tử Trương Tú Tài cùng đi vào trong rừng. Huyện lệnh lập tức sai người đến “Ngân hàng Yên Vân” bắt công tử Hoàng Đại.
Mùa hoa pa bát Anh Hịa vẫn âm thầm điều tra các mối quan hệ của chị Xiến trong trường nghề. Chẳng ai ở đó biết nhiều về chị. Chị như đóa hoa pa bát, rộ lên chốc lát rồi chìm vào mùn đất. Chiều chiều, tôi rủ anh Hịa xuôi dòng Phồm Khiều tìm xác chị tôi. Sau đợt mưa rào, sông như con trăn khổng lồ đói ăn, chảy phầm phầm đè đầu mấy tảng đá mấp mô, trong cơn thét gào hung dữ. Chẳng ai bảo ai, chúng tôi tự biết sẽ không còn cơ hội tìm thấy chị Xiến nữa rồi.
Công an “nằm vùng”... Nhìn ánh mắt say sưa của em, tôi thấy ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ đang rực cháy, tôi thấy hình ảnh của một thế hệ mới tài trí, năng động, trách nhiệm và nhiệt thành. Hình như ngọn lửa ấy đã truyền lại cho tôi cảm hứng sáng tác mà bấy lâu tôi đang tìm kiếm, thắp lên cho tôi ý tưởng về chủ đề tranh cổ động mà tôi đang ấp ủ. Và chắc chắn tôi sẽ đặt tên triển lãm tranh của tôi là “Công an nằm vùng“!
Bà lão mở cửa sổ, cơn gió buổi sớm mang theo mùi hoa thiên lý ùa vào phòng, trên giàn tre được mắc tạm võng xuống những chùm hoa đang nở bung. Bên ô cửa lâu ngày không cọ rửa, một cái tổ tò vò đã xỉn màu còn bám vào. Nhiều lần lọ mọ lau chùi, đến ô cửa bà lại dừng tay không nỡ phá cái tổ đi, tò vò đã đi từ lâu rồi nhưng bà nghĩ nhỡ đâu nó quay trở lại.
Tôi thua. Thua trắng tay. Chiếc Dream II cũng đi nốt. Thành “cờ bạc“ giúi vào tay tôi mười ngàn tiền thương hại. Tôi cay cú. Nhưng vẫn phải cầm. Tồi tệ!
Từ khi mẹ mất, chị trôi dạt tới nơi này. Lẽ ra chị cũng không cắm sào ở cái bến sông lạ lùng này đâu. Tại cái bụng ngày càng lum lúp nhô lên. Đủ ngày đủ tháng thì thằng con chui ra. Không cần biết cuộc đời bên ngoài bụng mẹ là bao giông bão chực chờ. Giờ, chị không mong cầu gì thêm ngoài giấc ngủ bình an cho cả hai mẹ con. Và mình qua khỏi cữ bình an, không sản hậu, mau lại sức để còn buôn bán lặt vặt nuôi con.
Ngày đó, Tri hỏi tôi: “Thành phố có gì vui?“. Tôi nói: “Nhiều cái vui lắm. Nhưng ở hoài… sẽ thấy lạc lõng“. Tri ngớ người: “Tại sao?“. Tôi cười: “Bao giờ lên thành phố, sống lâu ở đó, Tri sẽ hiểu“. Tri nhíu mày, vẻ đăm chiêu. Tận sâu bên trong, Tri vẫn luôn mơ về thành phố.
Đối với người lính, thì tình yêu cao quý nhất là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè và tình yêu đôi lứa cũng đặc biệt đến nhường nào… Mối tình của nữ thông tin liên lạc và người lính pháo binh nảy nở từ những ngày chiến đấu gian khổ ở biên giới, trải qua bao gian lao vất vả và họ đã có một đám cưới đẹp như mơ...
Mùa gặt Chiều. Trời vẫn nắng oi ả, không một gợn mây. Nhà nhà đóng kín cửa như sợ cái nóng hầm hập trên 40 độ len vào. Chỉ có phía gốc đa đầu làng là vẫn ồn ã. Đã hơn 3 giờ chiều mà ngoài đồng Yên Trung, Mạ Lốc vẫn tịnh chẳng một bóng người. Những vạt lúa đã vàng hươm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Giống lúa mới năm nay lão Khuyếnh (Trưởng thôn) đưa về sây hạt, chắc bông khiến cho lão lúc nào cũng cười tủm tỉm. Kiểu này lão có quyền nói: “…được mùa là do chỉ đạo”.
Gần hết tháng Chạp trời rét đậm hơn. Nhiệt độ
ngoài trời lúc sáng sớm chưa đến 10 độ C kèm theo mưa phùn lây phây
khiến cho cái rét như khứa vào da thịt. Muốn về quê chơi nhưng nghĩ đến
mưa rét lại thấy ngại, dù quãng đường đi chỉ hơn chục cây số. Bất chợt,
tôi nhớ cũng cái rét thế này cách đây mấy chục năm, lúc đó tôi còn rất
nhỏ, năm nào gia đình tôi cũng đùm dúm về quê ăn Tết. Đến giờ hành trình
ấy và cả hơi ấm những ngày Tết xưa vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.
“Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se
lòng. Chiếc lá thu vàng đã rụng, dường như cũng bỏ ta đi”… Chiều nay
trong căn gác nhỏ, nghe xa xôi, mơ hồ những lời da diết trong bài hát
của nhạc sĩ Phú Quang để rồi, lòng bất chợt chùng xuống, đồng vọng cùng
những cảm giác nhớ nhung xa vắng của một mùa đông xưa. Chỉ cần có chút
cơn cớ ấy, những thương yêu cũ trỗi dậy. Và môi bất chợt thì thầm gọi,
người thương ơi, ta đã chia xa được mấy đông rồi…
(HNMCT) - Một năm có bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông, nhưng dường như ai cũng nôn nao mong chờ mùa xuân nhất.
Mùa xuân khiến cho con người ngưng đọng nhiều cảm xúc, bâng khuâng, bồi
hồi, rạo rực...