Đối với người lính, thì tình yêu cao quý nhất là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè và tình yêu đôi lứa cũng đặc biệt đến nhường nào… Mối tình của nữ thông tin liên lạc và người lính pháo binh nảy nở từ những ngày chiến đấu gian khổ ở biên giới, trải qua bao gian lao vất vả và họ đã có một đám cưới đẹp như mơ...
Abani là một nhà văn nổi tiếng ở một quốc gia châu Phi, ông đã xuất bản hàng chục cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn. Những tác phẩm của ông đã giành được nhiều giải thưởng văn học ở trong và ngoài nước nhưng ông vẫn không bằng lòng. Bước vào tuổi xế chiều, ông muốn để lại một tác phẩm nổi tiếng, làm rạng danh văn đàn thế giới.
Ngày đó, Tri hỏi tôi: “Thành phố có gì vui?“. Tôi nói: “Nhiều cái vui lắm. Nhưng ở hoài… sẽ thấy lạc lõng“. Tri ngớ người: “Tại sao?“. Tôi cười: “Bao giờ lên thành phố, sống lâu ở đó, Tri sẽ hiểu“. Tri nhíu mày, vẻ đăm chiêu. Tận sâu bên trong, Tri vẫn luôn mơ về thành phố.
Đều đặn mỗi ngày, những người sống trong con ngõ nhỏ của xóm Đội đã quá quen thuộc với bóng dáng thất thểu, lang thang giữa cái nắng trưa rát da của con Bụi. Chưa từng có ai thấy con Bụi mang dép. Đôi chân trần của nó cứ đi trên mặt đường gồ ghề sỏi đá...
Mùa gặt Chiều. Trời vẫn nắng oi ả, không một gợn mây. Nhà nhà đóng kín cửa như sợ cái nóng hầm hập trên 40 độ len vào. Chỉ có phía gốc đa đầu làng là vẫn ồn ã. Đã hơn 3 giờ chiều mà ngoài đồng Yên Trung, Mạ Lốc vẫn tịnh chẳng một bóng người. Những vạt lúa đã vàng hươm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Giống lúa mới năm nay lão Khuyếnh (Trưởng thôn) đưa về sây hạt, chắc bông khiến cho lão lúc nào cũng cười tủm tỉm. Kiểu này lão có quyền nói: “…được mùa là do chỉ đạo”.
...Tôi câm lặng nhìn ra ngoài cửa sổ. Chính góc bàn này anh ấy đã ngồi, đã nghe tôi nói lời chia tay, đã câm nín đưa ánh mắt dõi ra ngoài đường từ ô cửa này. Phố xá ngoài kia lóa đi vì nắng…
Gần hết tháng Chạp trời rét đậm hơn. Nhiệt độ
ngoài trời lúc sáng sớm chưa đến 10 độ C kèm theo mưa phùn lây phây
khiến cho cái rét như khứa vào da thịt. Muốn về quê chơi nhưng nghĩ đến
mưa rét lại thấy ngại, dù quãng đường đi chỉ hơn chục cây số. Bất chợt,
tôi nhớ cũng cái rét thế này cách đây mấy chục năm, lúc đó tôi còn rất
nhỏ, năm nào gia đình tôi cũng đùm dúm về quê ăn Tết. Đến giờ hành trình
ấy và cả hơi ấm những ngày Tết xưa vẫn còn nguyên vẹn trong tôi.
BỤI HỒNG HẠT DẺ - Bài và ảnh Nguyễn Đắc Như ... Xe chạy,
bụi đường cuồn cuộn phía sau phủ hồng những hàng dẻ ngút ngát hai bên con đường
độc đạo hướng lên biên giới phía Bắc. Ngắm nhìn những cánh rừng dẻ lướt ngoài
cửa xe tôi lại miên man nghĩ về những vùng cây quả khác mình đã có dịp đi qua.
Na dai Đồng Bành, vải thiều Lục Ngạn, thanh long Phan Rang, nho ngọt Bình
Thuận, hạt điều Bình Phước… nhiều và còn nhiều thế nữa. Cũng giống như hạt dẻ
Trùng Khánh nơi đây, dường như tất thảy chúng đều được mọc lên từ những mảnh
đất cằn khô cát sỏi, và đều do những người nông dân lam lũ đen sạm nắng gió
khai phá vun trồng...
Tháng Giêng ngày tết hoa đào rực hồng Sapa. Bắc
Hà thì hoa mận rắc bạc tháng Hai, đến tháng Ba lại đến lượt hoa ban trắng rừng
Điện Biên Phong Thổ. Những ai đã sinh ra và lớn lên, hoặc đã nặng lòng yêu dấu
nơi đây, dù nay đã chân trời góc bể chắc cũng chẳng thể nào nguôi ngoai cho
được. Hương sắc cỏ hoa đấy mà cũng lại là hương hồn tâm linh người ta đấy!
Hơn 30 năm sống ở Liên
bang Nga, Nguyễn Huy Hoàng gắn bó máu thịt với nước Nga mà ông coi là
quê hương thứ 2, nhưng ông cũng da diết nhớ về quê mẹ: "Đâu rồi, bếp
rạ, mái tranh/ Đâu rồi, lối ngõ uốn quanh xóm nghèo?/ Sân đình, giếng
nước trong veo/ Cây đa đêm hội, trăng treo. Đâu rồi?/ Tìm đâu ra giữa
quê người/ Cỏ xanh đầu bãi, chiều phơi nắng vàng/ Rặng tre nghiêng xuống
giếng làng/ Bóng ai tóc xõa, trăng loang vai mềm"...
“Dường như ai đi ngang cửa, gió mùa đông bắc se
lòng. Chiếc lá thu vàng đã rụng, dường như cũng bỏ ta đi”… Chiều nay
trong căn gác nhỏ, nghe xa xôi, mơ hồ những lời da diết trong bài hát
của nhạc sĩ Phú Quang để rồi, lòng bất chợt chùng xuống, đồng vọng cùng
những cảm giác nhớ nhung xa vắng của một mùa đông xưa. Chỉ cần có chút
cơn cớ ấy, những thương yêu cũ trỗi dậy. Và môi bất chợt thì thầm gọi,
người thương ơi, ta đã chia xa được mấy đông rồi…
(HNMCT) - Một năm có bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông, nhưng dường như ai cũng nôn nao mong chờ mùa xuân nhất.
Mùa xuân khiến cho con người ngưng đọng nhiều cảm xúc, bâng khuâng, bồi
hồi, rạo rực...
Trong hai ngày 25 và 26/11, tại TP Saint Peterburg - Liên bang Nga đã diễn ra cuộc Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày mất của thi hào Aleksandr Aleksadrovich Blok.
A.Pushkin luôn đồng hành cùng với nhân dân Nga trong suốt chặng đường dài lịch sử, ông mãi mãi là “Mặt trời của nền thi ca Nga”. Thơ của ông đã và đang vượt qua thời gian và những khoảng cách địa lý, đem tình yêu và khát vọng tự do đến với nhân loại.