Chân dung nhà văn: Nhà văn Nguyễn Minh Châu: Người lập ngôn “tử tế” (Toquoc)- Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930 tại làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và mất ngày 23/1/1989. Sự nghiệp văn chương của ông được nhiều người biết đến, nhất là những người sinh ra và lớn lên trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước và thời kỳ trước và sau đổi mới. Ông đã xuất bản hơn chục tập truyện ngắn, tiểu thuyết và được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật, năm 2001.
Nhà văn Sơn Tùng: Người suốt đời “chỉ mới mon men đến bên cạnh Bác” - ĐỖ NGỌC YÊN (Toquoc)- Đây là câu nói của nhà văn Sơn Tùng, khi có người hỏi ông về những trang viết sinh động, đầy tâm huyết về Bác Hồ. Ông nguyên là phóng viên chiến trường, thương binh nặng hạng 1/4 (81% thương tật), người đã từng được nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cõng ở chiến trường Đông Nam Bộ năm 1971 khi ông bị thương. Lúc ấy Chủ tịch Nguyễn Minh Triết là cán bộ Đoàn Thanh niên nhân dân Cách mạng miền Nam, còn nhà báo Sơn Tùng là cán bộ phụ trách báo Tiền phong tại chiến trường Đông Nam Bộ. Năm 2010, nhà văn Sơn Tùng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Truyện cổ tích: Cuộc thi cà chua Mùa Hè đến, hai Gấu con thường hay ra trời nắng nghịch ngợm. Mẹ Gấu liền nghĩ cách giúp hai anh em Gấu có một mùa Hè bổ ích.
Những vạt nắng vàng len vào nỗi nhớ Sáng nay, vừa mở cửa, thấy sương vẫn còn trôi và phía xa kia bầy én đã đậu dài theo đường dây điện. Vậy là, đàn chim đã thiên di trở về. Đêm qua, gió còn luồn khe cửa, tiếng lá cuộn nhau vung vãi mặt đường. Sáng nay, trời lặng, lúc tan sương, từng vạt nắng vàng len vào ngõ phố.
Ký: "Nhẹ bước dưới trời Côn Đảo" - Vũ Thảo Ngọc Mùa hè này chúng tôi quyết định đi Côn Đảo, nơi được coi là địa ngục trần gian-nơi mà cả hai đế quốc Pháp và Mỹ đã giam cầm, tra tấn dã man những người yêu nước, những nhà chí sĩ hoạt động cách mạng...
Hồi ức của một lính pháo - ĐẶNG BÌNH Tôi nhập ngũ khi chưa được 17 tuổi. Lúc đầu ở bộ binh, tôi thích thế, vì “nhất xanh cỏ, nhì đỏ ngực”, anh hùng mười thằng, thì hết chín là bộ binh rồi. Và trên hết, chỉ bộ binh tôi mới có nhiều cơ hội để trả thù cho anh trai mình. Anh tôi bị bom Mỹ sát hại hồi 1966. Thế nên thật buồn khi tôi phải chuyển sang làm lính pháo. Đấy là khoảng cuối tháng 12 năm 1970, lúc tiểu đoàn tôi từ Lào vượt Trường Sơn để trở lại đất ta (khu vực huyện 40 Kông-Tum). Cú ngã trí mạng làm trật khớp tay, buộc tôi phải nằm lại trạm xá Binh trạm 44. Thế là phải tạm biệt mấy thằng bạn cùng quê, tạm biệt luôn giấc mơ kiêu hùng của tôi.
Phóng sự ảnh: “Tháng 7 ở nghĩa trang biên giới Tây Nam” - Hồng Nhật (thực hiện) VanVN.Net - Những ngày cuối tháng 7 này, các đội công tác chuyên trách K90, 91, 92, 93 của Quân khu 9 đã tạm kết thúc một giai đoạn tìm kiếm, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ Quân tình nguyện Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh trên đất bạn Campuchia. Từ giai đoạn 1, mùa khô năm 2001 – 2002 đến tháng 7/2013, các đội K đã tìm kiếm, cất bốc, đưa về nước được 5.929 hài cốt liệt sĩ. Trong đó, số liệt sĩ xác định được tên tuổi, quê quán là 492 trường hợp. Nhân dịp kỷ niệm 66 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 2013), VanVN.Net xin chia sẻ cùng bạn đọc một số hình ảnh trang nghiêm, xúc động do phóng viên VanVN.Net ghi lại trong buổi lễ truy điệu, cải táng 203 hài cốt liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vừa được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh An Giang tổ chức.