(Dân trí) - “Báu vật sống” ấy là nghệ nhân Điểu K’lung (71 tuổi), người đồng bào dân tộc Mơ Nông ở tại buôn Tul A, xã Ea Wer, Buôn Đôn, Đắk Lắk. Người được cho là ghi nhớ nhiều Sử thi Mơ Nông nhất tại Tây Nguyên với gần 200 Ot Ndrong khác nhau.
Sài Gòn, mảnh đất với hơn 300 năm lịch sử là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau. Nét đẹp của người Sài Gòn cũng là giá trị tổng hợp từ nhiều vùng miền tạo nên ...
Ba lần chiến thắng giặc Nguyên – Mông: Khí phách Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn Trong ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đều trực tiếp cầm quân đánh giặc. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và thứ ba, ông không những là vị tổng chỉ huy quân đội mà còn là thủ lĩnh tinh thần tối cao.
Người đặt tên mới cho nhiều con phố Hà Nội Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), tháng 4/1945, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim thành lập. Ngày 20/7/1945, Nhật giao việc quản lý hành chính Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng cho người Việt. Bác sĩ Trần Văn Lai (1894 - 1975) được mời làm Đốc lý Hà Nội, chức vụ tương đương với Thị trưởng.
Nguyễn Công Thể Vào thời Vua Lê Hy Tông, làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) có một chàng trai tư nghi trung hậu, trán cao, mũi thẳng, bên dưới bàn chân có một nốt ruồi đen, tai dày mà trắng hơn mặt. Đó là Nguyễn Công Thể, còn gọi là Nguyễn Công Thái.
Tiến sĩ Hà Đình Đức được đề cử công dân thủ đô ưu tú Vị phó giáo sư, tiến sĩ có hơn 20 năm theo dõi, nghiên cứu về rùa hồ Gươm nằm trong danh sách 10 cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu công dân thủ đô ưu tú năm 2012. Sau khi họp xem xét, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Hà Nội đã thông qua danh sách 10 cá nhân đề nghị thành phố xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2012. Trong đó, Phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức (72 tuổi) được ghi nhận bởi tham gia nhiều lĩnh vực khoa học như là thành viên hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, hội các ngành Sinh học Hà Nội, là nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Hà Nội...
Đại gia đình có ba thế hệ anh hùng Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đã có biết bao nhiêu gia đình cống hiến công sức và xương máu của mình để bảo vệ Tổ quốc. Những hi sinh mất mát to lớn đó khó có thể có gì bù đắp nổi. Trong đó phải kể một gia đình có truyền thống cách mạng trong nhiều thế hệ nối tiếp nhau ở quê hương Đồng Khởi – Bến Tre. Kết thúc chiến tranh, gia đình này có tới 12 liệt sĩ anh dũng hy sinh trên chiến trường, và bây giờ trong đại gia đình ấy có đến 4 người được phong tặng anh hùng.
Mộ vợ vua Đinh Tiên Hoàng ở... Thái Bình Vua Đinh Tiên Hoàng thấy Tỉnh Nương nhan sắc tuyệt trần bèn lấy làm vợ, lập làm Đệ Nhị Cung Phi, giao cho nàng quản coi nội cung…
Nguyễn Trung Trực – một anh hùng dân tộc đặc biệt Nguyễn Trung Trực – vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ XIX có câu nói bất hủ “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”, tên tuổi ông là niềm cảm phục và tự hào của người dân Nam bộ. Thế nhưng, không phải người Bình Định nào cũng biết gốc gác của ông là ở Bình Định…
Người hiến cả gia tài cho cách mạng Ông Đỗ Đình Thiện sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Hà Nội. Với tài kinh doanh, gia đình ông đã chuyển qua nhiều nghề và nghề nào cũng thành công. Có thể nói gia đình ông Thiện đã hiến hết của gia tài cho cách mạng.
Những phường thợ thành Thăng Long xưa Thời Lý, toàn kinh đô có 61 phường, trong đó có nhiều phường thợ thủ công lành nghề, hoặc là thủ công nghiệp, mỹ nghệ, hoặc là thương nghiệp, dịch vụ. Tuy sống ở Kẻ Chợ nhưng họ vẫn gắn bó với nông thôn về nhiều mặt. Cũng có Đình, cũng thờ vị Thành Hoàng làng, có sinh hoạt cộng đồng với các tục lệ, các lễ hội dân gian.
(HNM) - Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội là biểu tượng của sự học, là nơi ghi danh nhiều nhân tài có công lớn với dân, với nước, trong đó có Tế Tửu Quốc Tử Giám Vũ Miên. Hôm nay, ngày 13-9, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức cuộc hội thảo về con người và sự nghiệp của ông.
Nhà sư Thích Thanh Huân và ngôi chùa lạ kỳ ở cửa ngõ Thăng Long (HNHN) Tôi và sư Huân có cái duyên gì đó trong đời chăng? Ngôi chùa Pháp Vân nơi sư trụ trì khá là nhỏ bé nếu không nói là chùa chỉ lớn hơn ngôi nhà lợp ngói của Phật tử tí chút, sư Huân lại là người ít nói và nói năng cũng chẳng mấy cuốn hút. Nhưng mỗi lần ngồi trò chuyện bên cái ao sen nhỏ nơi cửa ngõ của Hà Nội, tôi lại cảm thấy như tìm lại được một phần thân quen của cuộc đời tôi nơi đó.
Võ Huy Tấn-nhà ngoại giao lỗi lạc của vua Quang Trung Võ Huy Tấn còn gọi là Võ Huy Liễn, sinh năm Kỷ Tỵ (1749) tại làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Là một nho sinh thông minh trác tuyệt, năm 20 tuổi (1768), ông thi đỗ Giải nguyên cùng khoa với Phan Huy Ích dưới đời Lê Cảnh Hưng, tiếng tăm lừng lẫy một vùng. Ông được bổ làm Thị nội ở Viện Hàn lâm.
Đời thường của “Tướng về hưu” - Tên tuổi tướng Thành gắn liền với chiến tích đập tan 'tập đoàn tội ác' của Năm Cam. Báo, đài, truyền hình cả nước đã nói nhiều về ông với chiến công lừng lẫy này. Nhưng hào quang chiến thắng ấy chỉ là một phần trong cuộc đời binh nghiệp của ông.
Xuồng Chủ Quyền TT - Chiếc xuồng CQ đầu tiên góp vào chương trình vận động “Tặng xuồng cứu hộ CQ cho Trường Sa” do Tuổi Trẻ phát động đã được Cty CP ôtô Trường Hải (Thaco) trao tại khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải.
Một thời trận mạc Vũ Xuân Chiêm - Vị tướng của Trường Sơn huyền thoại QĐND - Tôi không có may mắn được sống, chiến đấu và học tập công tác dưới quyền Trung tướng Vũ Xuân Chiêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, nguyên Chính ủy Bộ tư lệnh Đoàn 559; Đại biểu Quốc hội khóa IV, khóa V, khóa VI; Cán bộ lão thành cách mạng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Mới chỉ được gặp một đôi lần, còn phần nhiều tôi biết về Trung tướng Vũ Xuân Chiêm qua sử sách, các phương tiện truyền thông và lời kể của các cựu chiến binh với những câu chuyện đậm chất huyền thoại về Bộ đội Trường Sơn, về Đoàn 559... Dẫu vậy khi hay tin Trung tướng Vũ Xuân Chiêm (bí danh Vũ Xuân Chi) – một vị tướng tài ba, một người con ưu tú của dân tộc về cõi vĩnh hằng, chúng tôi không khỏi bàng hoàng, xúc động, nuối tiếc khôn nguôi.
(Dân trí) - Không qua trường lớp đào tạo, không có thày chỉ dạy, nhưng một nông dân chân chất ở huyện Phù Cát (Bình Định) lại có những sáng chế khoa học độc đáo, thiết thực giúp bà con nông dân.