Việt sử giai thoại - Hiến Từ Tuyên Thánh Thái Hoàng Thái Hậu Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng Thái hậu nguyên là trưởng nữ của Đại vương Trần Quốc Chẩn, được vua Trần Minh Tông sách phong làm Hoàng hậu vào tháng 12 năm Quý Hợi (1323). Đến năm Đinh Dậu (1357), Trần Minh Tông mất, bà được vua Trần Dụ Tông tôn phong làm Thái hoàng Thái hậu.
Nhật ký từ nhà giàn giữa biển Đông
"Chào, chúng tôi đi đây", bức điện tín cuối cùng
trước khi nhà giàn DK1/6 đổ sập, đã ám ảnh ông Phạm Ngọc Nam nhiều năm
liền. Vượt qua khắc nghiệt của biển cả, những người thiết kế, thi công
đã hoàn thành nhà giàn thế hệ mới, vững chãi như "khách sạn" giữa biển
Đông.
Huy Cận - Người cuối cùng của một thế hệ vàng - Đặng Nhật Minh Đó là thế hệ của những thanh niên mang trong tim bầu máu nóng sục sôi của lòng ái quốc cùng những giá trị truyền thống của văn hoá cha ông, kết hợp với những tinh hoa của văn hoá Pháp. Thế hệ đó chỉ xuất hiện có một lần, không có thế hệ kế tiếp,và người đại diện cuối cùng của nó là nhà thơ Cù Huy Cận vừa từ giã chúng ta . Cùng với sự ra đi của ông đã khép lại huyền thoại về một lớp người có một không hai trong lịch sử cận đại của dân tộc.
67 năm, sau ngày độc lập chúng tôi gặp lại người phụ nữ đã kéo cờ tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9 đầu tiên. Dù đã 86 tuổi nhưng giây phút kéo cờ vẫn in đậm trong tâm trí bà Lê Thi.
Ký ức ngày độc lập (Petrotimes) - LTS: Kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trùng hợp với dịp mừng đại thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2012). Báo Năng lượng Mới trân trọng giới thiệu với bạn đọc một số những ký ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về ngày 2/9/1945, rút từ cuốn “Tổng tập Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Những năm tháng không thể nào quên” do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành.
Đồng chí Xuân Thủy - Tấm gương về một trí tuệ và một nhân cách lớn (*) Đồng chí Xuân Thủy sinh ngày 2-9-1912, tại thôn Hòa Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đồng chí Xuân Thủy giác ngộ cách mạng từ rất sớm, đúng vào lúc phong trào cách mạng nước ta vừa trải qua cơn khủng bố đẫm máu của thực dân Pháp. Bị địch bắt và tù đày, đồng chí vẫn luôn tin tưởng vào sự nghiệp của Đảng và tích cực hoạt động nên năm 1941 đã được kết nạp vào Đảng và được công nhận ngay là đảng viên chính thức. Năm 1944, ở nhà tù ra, đồng chí hoạt động bí mật, được giao phụ trách Báo Cứu Quốc do Bác Hồ sáng lập của Tổng Bộ Việt Minh và tham gia chuẩn bị Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
Lê Vượng - nghệ sỹ của Hà Nội (HNHN) Thường thì ở tuổi 95, cái tuổi "gần đất, xa trời”, người ta chỉ quẩn quanh bên con cháu. Nhưng nghệ sỹ nhiếp ảnh Lê Vượng lại khác. Muốn gặp được ông thật không dễ. Sáng ra là ông khoác máy ảnh lên vai, đạp xe đi khắp phố phường Hà Nội để ghi lại những khoảnh khắc, những hình ảnh của thiên nhiên, con người Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Vị tướng huyền thoại Ngày 25-8-2012, người Anh Cả của quân đội ta bước sang tuổi 102. Xuất thân từ một nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một nhà cầm quân kỳ tài, một tầm cao tư duy về nghệ thuật chiến tranh nhân dân của dân tộc với cốt cách, đức độ của bậc hiền nhân được khắc sâu trong tâm khảm mỗi người Việt Nam cũng như trong lòng nhiều vị lãnh đạo và nhân dân các nước bầu bạn.
Mối tình sâu đậm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (NguoiViet.de) Những lần được gặp và nói chuyện với các tướng lĩnh, các vị cán bộ đã từng làm việc cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp và được gặp gia đình Đại tướng, tôi đã được nghe họ chia sẻ tình cảm trân trọng của mình không chỉ với Đại tướng mà còn thể hiện sự quý mến đối với người phụ nữ đã cùng ông đồng hành từ những ngày sau Cách mạng Tháng Tám đến nay. Đó là Phó Giáo sư Lịch sử Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng, người đã luôn ở bên ông qua bao khó khăn sóng gió của cuộc đời.
Những ánh mắt, nụ cười, cái bắt tay, cử chỉ ôm hôn thắm thiết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến nhiều cựu binh xúc động. 102 bức ảnh được trưng bày nhân dịp sinh nhật lần thứ 102 của ông.
Sáng 19/7, thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) đến thăm và chúc sức khỏe đại tướng Võ Nguyên Giáp đang điều dưỡng tại Bệnh viện 108.
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc 'Tướng quân Võ Nguyên Giáp' vì mong muốn có một sử ca về con người xứng đáng đứng vào hàng ngũ các tướng quân anh hùng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Những hình ảnh xúc động về Đại tướng Võ Nguyên Giáp Dưới ống kính chuyên nghiệp của nhiếp ảnh Nguyễn Trọng Nghị, hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà nó còn là kho tư liệu vô giá cần được lưu truyền.
Bức chân dung anh Trỗi QĐND - Anh Nguyễn Văn Tuyên, hiện trú tại xã Minh Khai (Từ Liêm, Hà Nội), con trai liệt sĩ Nguyễn Văn Xuyên cho tôi xem những kỷ vật của cha mình. Trong số đó, có một “bảo vật” mà gia đình anh cất giữ, bảo quản cẩn thận nhiều năm nay. Đó là bức chân dung Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi mà cha anh đã “khắc họa” trên bức tường nhà, sau ngày anh Trỗi hy sinh năm 1964. Cách đây hơn 15 năm, khi gia đình anh Tuyên phá nhà cũ để xây nhà mới, anh Tuyên đã “cắt” nguyên vẹn mảng tường có chân dung anh Trỗi, bao gói cẩn thận để gia đình lưu giữ lâu dài.
Sở học của Trần Nhật Duật Không thấy sử chép chuyện quý tộc họ Trần đi thi, nhưng sở học của những nhân vật như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nguyên Đán ... quả là đáng phục vô cùng. Đây chỉ xin theo Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 7, tờ 2 a-b và tờ 3 a) để kể riêng sở học của Trần Nhật Duật, người được coi là nhà ngôn ngữ học lỗi lạc ở cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIV:
Đức độ của Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Thái hậu Thuận Thánh Bảo Từ là Hoàng hậu của vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) và là thân mẫu của vua Trần Minh Tông (1314 - 1329). Bà vốn là con gái của Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng, tức cháu nội của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Năm vị tiến sĩ nho học người Quảng Ngãi Năm Kỷ Mão (Gia Long năm thứ 18 - 1819), ông Trương Đăng Quế (1793 – 1865) người làng Mỹ Khê, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh đỗ hương cống (cử nhân) tại trường thi Trực Lệ (sau đổi là trường thi Thừa Thiên) trở thành người khai khoa cho sĩ tử Quảng Ngãi.
1. Bối cảnh xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV đầu XV:
Vào nửa cuối thế kỷ XIV, tình hình chính trị xã hội của triều Trần đã bước vào giai đoạn suy thoái. Các vị vua đã gây dựng nên sự nghiệp hiển hách của đời Trần trên lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế như Thái Tông (1225-1258), Thánh Tông (1258 - 1279), Nhân Tông (1279 - 1283) giờ chỉ còn là những ánh hào quang của lịch sử.
Trần Duy Hưng - Một trí thức vì dân QĐND - Sau ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà bác sĩ Trần Duy Hưng và đề nghị ông đảm trách cương vị người đứng đầu chính quyền thủ đô Hà Nội. Bác sĩ Trần Duy Hưng nói: "Cảm ơn Cụ". Rồi bác sĩ đề nghị Bác Hồ chọn người xứng đáng hơn, vì ông cho rằng mình "chỉ biết khám chữa bệnh, không quen làm lãnh đạo". Bác Hồ nói: "Bản thân tôi cũng chưa bao giờ lãnh đạo một đất nước, chúng ta phải vừa làm, vừa học thôi". Từ câu nói chí tình đó của Bác Hồ, Hà Nội đã có vị chủ tịch đầu tiên mà tác phong, đạo đức, tư duy quản lý của ông sẽ sống mãi trong lòng dân Thủ đô.
Danh tướng Yết Kiêu và những điều ít người biết Yết Kiêu với tài bơi lội “nhập thuỷ như phúc bình địa hỹ” đã lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân.