Việt Nam Đất Nước Con Người
> Con Người Việt Nam
|
|
Ba cha con ở Trường Sa
Phóng sự của Dương Sông Lam Cha lên đường đánh giặc giữ nước khi con còn ầu ơ trong bầu sữa mẹ. Cha hy sinh để bảo vệ vùng biển trời của Tổ quốc, mẹ tần tảo gánh gạo nuôi con trưởng thành. Hôm nay, những đứa con của người anh hùng Trường Sa lại viết đơn xin nối tiếp cha ra giữ đảo. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp về lòng yêu nước của người vợ hiền và những đứa con của liệt sĩ Nguyễn Mậu Phong, xã Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình.
|
Chi tiết »
|
|
Nguyễn Phan Chánh người phả hồn Việt vào tranh lụa
(HNHN)Với cố danh họa Nguyễn Phan Chánh, hội họa Việt Nam đã có một phong cách tranh lụa của riêng mình, thoát khỏi những ảnh hưởng tranh lụa Tàu, tranh lụa Nhật Bản trước đó. Trong hồi ức của bạn học Trường Mỹ thuật Đông Dương, từ tạng chất đến tính tình Nguyễn Phan Chánh đều gây cho chính ông nhiều phiền hà. Trong khi các bạn học của mình, người chải chuốt như Lê Văn Đệ, người đài các như Lê Phổ, người mơ màng như Mai Trung Thứ thì Nguyễn Phan Chánh cứ tỏa mãi ra một khí chất nhà nho, với chiếc ô đen lúc nào cũng kè kè mang theo người. Không chỉ có thế, khi các bạn đã quen với lối vẽ sơn dầu các thầy Tây mang đến, cậu sinh viên vẫn thấy khó hòa hợp với chất đặc sánh của sơn dầu. Ngay cả những đề tài cậu khai thác cũng quá hiền hòa, dung dị và không mấy nổi trội so với bạn học.
|
Chi tiết »
|
|
Cuộc sống mới ở Trường Sa
Sóng điện thoại nối đảo và đất liền, tiếng tụng kinh bên những ngôi chùa, y tế được trang bị hiện đại... cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ và người dân ở Trường Sa đang ngày một đổi mới.
|
Chi tiết »
|
|
Tính cách Hà Nội (Phần 3)
(HNHN)“Mặc kệ” trở thành tính cách đặc trưng của Hà Nội hiện tại của cả người tốt lẫn người xấu. 1. Sau năm 1954, Hà Nội có sự xáo trộn lớn, nhiều người vào Nam, nhiều người từ chiến khu về, nhiều cán bộ và sỹ quan lập nghiệp ở Hà Nội.
|
Chi tiết »
|
|
|
Tính cách Hà Nội (phần 2)
"Người ta mới đặt vấn đề về tính cách thị dân Hà Nội mà chưa bao giờ để ý đến tính cách những người sống trong làng giữa Hà Nội. Họ không hẳn là nông dân theo đúng nghĩa nông dân đồng bằng Bắc bộ, cũng không hẳn là thị dân...".
|
Chi tiết »
|
|
|
Tính cách Hà Nội(phần 1)
(HNHN)Từ rất lâu, người Tràng An – Hà Nội được coi là một tính cách đặc trưng cho sự thanh lịch và cẩn trọng. Tính cách ấy có lẽ cũng từ lâu là quá khứ, bởi con người Hà Nội ngày nay hoàn toàn khác, cũng như không còn mấy người Hà Nội gốc.
|
Chi tiết »
|
|
Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936)
(HNHN) Nguyễn Văn Vĩnh nói "Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng ở chữ quốc ngữ". Ông và lớp trí thức thế hệ ông đã làm cuộc cách mạng chữ viết thành công hồi đầu thế kỷ.
|
Chi tiết »
|
|
"Nobel Thiên văn học" về tay nữ giáo sư gốc Việt
Cuối tháng 5 vừa qua, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw đã
xướng danh người đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012 là Giáo sư Lưu Lệ Hằng
về những đóng góp của cô trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải
Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Giai thoại Việt Nam - Trạng Cờ
Thời ấy có viên sứ Tàu sang ta, tự đắc là người chơi cờ tướng không ai địch nổi. Vì vậy, luôn luôn y thách đấu cờ với các quan trong triều. 10 ván thì y hạ các quan cả 10. Cứ cái đà ấy, y càng lên nước, coi nước An Nam không ra gì. Cả triều đình “hận” lắm, nhưng chưa biết phải làm sao.
|
Chi tiết »
|
|
Ông Tổ của tiền giấy Việt Nam
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng những đồng tiền giấy đầu tiên của nước ta được in ấn, phát hành dưới triều Hồ và người đề ra chủ trương sử dụng tiền giấy là Hồ Qúy Ly. Tuy nhiên, thời điểm ra đời của những đồng tiền giấy đầu tiên này sớm hơn, trước khi triều Hồ thành lập và người đề ra ý tưởng đó là Vương Nhữ Chu.
|
Chi tiết »
|
|
Giai thoại Việt Nam - Trạng Hiền
Nguyễn Hiền quê ở Dương A huyện Thượng Nguyên tỉnh Nam, nhỏ tuổi mà sức học tinh thông. Năm Thiên ứng Chính Bình thứ 16 (Tân Mùi ), vua Trần Thái Tôn cho mở khoa thi lớn. Nguyễn Hiền mới 13 tuổi về kinh ứng thí và lập tức được lấy đỗ Trạng Nguyên.
|
Chi tiết »
|
|
|
Phan Huy Chú và văn hóa Việt Nam
Phan Huy Chú (1782 - 1840) là danh nhân văn hoá Việt Nam, nhà khoa học bách khoa thư văn sử địa nổi tiếng với tác phẩm lớn "Lịch triều hiến chương loại chí". Ông đồng thời cũng là nhà giáo, nhà thơ của triều vua Minh Mạng.
|
Chi tiết »
|
|
Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968)
(HNHN)Bác sĩ Phạm ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 nǎm 1909, học Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934. Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936-1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 nǎm 1945.
|
Chi tiết »
|
|
Một lần vượt bão
Tàu cảnh sát biển (CSB) 3004 chở những người lính
tuổi đời ngoài 30 giàu nhiệt huyết rẽ sóng nhằm hướng đảo Bạch Long Vỹ.
Cảng Đông Hải và TP Hải Phòng chỉ còn là chấm nhỏ xa mờ sau nửa giờ tàu
chạy. Sóng cấp 6 chồm lên từng đợt, con tàu vẫn thẳng tiến biển khơi.
|
Chi tiết »
|
|
|