Việt Nam Đất Nước Con Người
|
|
Muôn vẻ đón Tết
Tết - là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, đánh dấu mùa màng kết thúc, mọi người được rảnh tay nghỉ ngơi để chào đón mùa Xuân tới. Tết - là lúc mọi người dù ở nơi xa cùng trở về thắp nén hương thơm lên bàn thờ tổ tiên, đoàn viên, sum họp dưới một mái nhà. Cùng với Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết Cả bắt đầu vào ngày mồng một tháng Giêng Âm lịch là ngày lễ truyền thống lớn nhất của dân tộc Việt Nam, còn có những cái Tết, những phong tục đón Tết độc đáo, mang nhiều nét đặc trưng văn hoá riêng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Khi trống đồng ngân lên…
Một lần, được theo chân các nhà khảo cổ vào Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tôi lặng ngắm nhìn các trống đồng (phiên bản chính) trong các tủ trưng bày và thầm tự hào khi được quan sát bảo vật của đất nước. “Hồn cốt của dân tộc Việt” mà một số nhà văn, nhà báo gọi là đây ư? Xin tỏ lòng kính trọng và tự hào tổ tiên dân tộc Việt đã tạo ra một bảo vật như vậy từ buổi dựng nước- nhà nước Văn Lang và nền “Văn minh sông Hồng”.
|
Chi tiết »
|
|
Tất niên xóm - Một nét đẹp văn hóa
Chuyện ăn tất niên để “tống cựu nghinh tân” từ xưa đã phổ biến trong từng gia đình, dòng họ. Cuối năm làm một mâm cơm thịnh soạn trước để cúng tổ tiên, sau con cháu gặp gỡ sum vầy tiễn năm cũ, đón năm mới cầu mong phúc lộc đầy nhà. Nhưng những năm trở lại đây, ăn tất niên xóm đang trở thành một nét đẹp văn hóa về tình làng nghĩa xóm mỗi khi Tết đến xuân về.
|
Chi tiết »
|
|
|
Đôi điều nói về ngày Tết Nguyên đán
“Tết” là cách gọi Nôm từ chữ “Tiết” của Hán-Việt, có nghĩa là một thời điểm hệ trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng hay tôn giáo. Trong một năm có nhiều ngày “Tết” (Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu, Tết Dương lịch v.v...), nhưng với người Việt Nam ta, Tết Nguyên đán hay Tết Âm lịch là quan trọng hơn hết. Nó ứng với ngày đầu tiên của lịch Âm.
|
Chi tiết »
|
|
|
Độc đáo phong tục văn hóa người Tà - mun ở Tây Ninh
Đồng bào dân tộc ở Tây Ninh hiện nay có khoảng 1.200 người. Thế nhưng, tộc người Tà-mun không có tên trong 54 dân tộc Việt Nam. Đã có nhiều ý kiến cho rằng tộc người Tà-mun là một nhánh của tộc người XTiêng ở tỉnh Bình Phước. Nhưng theo nhiều người dân Tà - mun thì tộc người Tà-mun và XTiêng khác nhau.
|
Chi tiết »
|
|
Tết nhảy - Nét văn hóa đặc sắc của người Dao đỏ
Lào Cai có rất nhiều lễ hội diễn ra quanh năm như hội Gầu Tào của người HMông hội Lồng Tồng của người Tày ở Văn Bàn và Bắc Hà hội Róng Boọc của người Giáy ở Cam Đường và Sa Pa hội Khu Già Già của người Hà Nhì ở Bát Xát... và Tết nhảy của người Dao đỏ. Tết nhảy là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Dao đỏ, được tổ chức duy nhất tại nhà ông trưởng họ của ba họ lớn Lý, Bàn, Triệu ở bản Tà Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, vào khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tỵ ngày 1 và 2 tháng Giêng (Âm lịch).
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Hương vị bánh chưng đen của người Nùng ở Si Ma Cai – Lào Cai
Hình ảnh chiếc bánh chưng xanh trong dịp Tết Nguyên đán đã quá quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Thế nhưng, trên vùng cao Si Ma Cai trong dịp tết không chỉ có bánh chưng xanh mà còn có một loại bánh chưng từ hình thức đến hương vị đều rất độc đáo do bàn tay người Nùng làm ra từ nhiều đời nay: chiếc bánh chưng đen.
|
Chi tiết »
|
|
Đặc sản đất Bãi Xàu
Đến Sóc Trăng, ngoài những đặc sản nổi tiếng lâu đời như bánh pía, mè láo, lạp xưởng, bún nước lèo... bạn cũng đừng quên dùng qua hai món khác nữa, đó là bánh phồng tôm Bãi Xàu và bánh cóng "Xài Cà Nả" ở thị trấn Bãi Xàu thuộc huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|
|
|
|