Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 27/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương Phong tục ngày Tết kỳ thú bốn phương , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét truyền thống văn hoá với những phong tục, tập quán rất riêng và độc đáo. Điều này được thể hiện rõ nhất trong những ngày Tết cổ truyền.

 

Tết của người Scotland

Người Scotland đón năm mới bằng việc đốt cháy cành bách xù, mang nó đi quanh nhà để diệt tà ma. Buổi sáng đầu tiên của năm mới, ai dậy sớm nhất sẽ chuẩn bị đồ uống có ga cho những người khác. Sau đó, họ đốt cháy những thùng có chứa nhựa đường bên trong rồi lăn chúng ra phố hoặc chuyền cái thùng đang rừng rực đó qua vai những người đàn ông dũng cảm.

Theo họ, như vậy năm cũ sẽ bị đốt đi và mở đường cho năm mới đến. Với thiếu nữ Scotland, sáng đầu năm, họ dậy và tìm một cái giếng gần nhất để múc nước lên uống, cầu tình duyên suôn sẻ. Người Scotland cũng có tục xông đất. Người có thể mang đến vận may là những người đàn ông có bộ tóc màu đen và đến nhà bạn khi trên tay đang cầm một món quà.

Tết cổ truyền của người Ailen

 

Mùa hè kết thúc vào ngày 31/10 và đây cũng là thời điểm đón năm mới của người Ailen. Nó còn được gọi với những tên gọi khác như Halloween hay Samhain. Người Ailen cho rằng linh hồn của những người chết trong năm trước sẽ tìm đến một thể xác khác để bắt đầu cuộc sống mới.

Tuy nhiên, người sống không muốn linh hồn người chết nhập vào mình và người ta dập tắt lửa trong nhà để làm cho nhà cửa lạnh lẽo, vắng vẻ. Sau đó, họ hoá trang thành ma cà rồng và đi vòng quanh nhà hàng xóm để hăm doạ, xua đuổi những hồn ma tìm thể xác. Với những cô gái trẻ Ailen, ngày Tết cũng là thời điểm họ ngắt chồi non mang về giường nằm và cầu nguyện cho tình yêu.

Tết của người Bỉ

 

Bỉ là quốc gia thanh bình và người dân có quan niệm “Làm việc hết mình, vui chơi giải trí hết mình”. Điều này biểu hiện rõ nhất trong dịp đón Tết cổ truyền. Người Bỉ gọi đêm giao thừa là Sint Sylvester Vooranvond hoặc Saint Sylvester Eve.

Nửa đêm, hầu hết thành phố, quán cà phê, nhà hàng mở cửa, tấp nập khách. Mọi người tổ chức tiệc chia tay năm cũ và nhắc về những người thân, bạn bè đang vắng mặt. Sang ngày đầu tiên năm mới, trẻ em là nhân vật quan trọng. Chúng dành tiền tiết kiệm để mua đồ trang trí nhà cửa và tự đọc lên những tác phẩm thơ, bài văn của mình cho cha mẹ mình hoặc cha mẹ đỡ đầu nghe. Người nông dân Bỉ sẽ chọn một loại động vật nào đó làm điềm may và ban phước lành trong năm.

Tết của người Đan Mạch

 

Bát đĩa vỡ trong ngày mới với các dân tộc khác biểu hiện sự rủi ro nhưng với người Đan Mạch thì bát đĩa vỡ trước cửa nhà vào đầu năm mới sẽ là điều rất may mắn. Những chiếc đĩa cũ được giữ lại trong năm cũ sẽ được người Đan Mạch ném vào nhà những người bạn của họ vào đêm giao thừa. Càng nhiều bát đĩa vỡ chứng tỏ họ càng có nhiều bạn.

Đêm giao thừa được đánh dấu bằng hai tin quan trọng trên radio và truyền hình, Hoàng gia Đan Mạch sẽ phát biểu chúc mừng toàn dân nhân dịp năm mới trên các phương tiện truyền thông vào 6 giờ chiều và âm thanh của chiếc đồng hồ Tòa thị chính lúc nửa đêm tại thủ đô Copenhagen.

Tết của người Đức

 

Trong bữa tiệc giao thừa của người Đức, mọi người đều để thừa một chút thức ăn trên đĩa cho tới nửa đêm, điều đó có ý nghĩa tủ thức ăn luôn có đồ dự trữ. Sang ngày đầu tiên của năm mới, người người dân Đức thường rót chì vào nước lạnh đoán tương lai. Một hình tròn hay trái tim đồng nghĩa với đám cưới, con thuyền sẽ nói về chuyến đi và hình dáng một chú lợn là một năm mới đầy đủ lương thực....

Tết của người Thuỵ Sĩ

 

Ngày Tết truyền thống của người Thuỵ Sĩ hay còn gọi là ngày Sylvester, tức ngày 13 tháng 1 theo lịch Julian. Khi này, người dân Thuỵ Sĩ mặc lễ phục và đội mũ ra đường để xua đuổi cái ác và đón chờ những điều tốt đẹp. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Thuỵ Sĩ có tục thả những cái kem xuống sàn nhà và họ tin làm thế sẽ mang lại một năm tràn đầy niềm vui và may mắn.

Tết của người Tây Ban Nha

 

Khi chuông nhà thờ rung lên điểm thời khắc giao thừa thì mỗi người dân trên đất nước Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho, biểu trưng cho 12 tháng trong năm gặp nhiều điều may mắn. Lúc này, hầu hết các nhà hát, rạp chiếu phim trên toàn quốc cũng đều ngừng công chiếu để dành không gian cho việc thực hiện phong tục này.

Tết của người Tây Tạng

 

Năm mới ở Tây Tạng được biết đến như Losar và được tổ chức vào cuối tháng Giêng hoặc đầu tháng Hai ở thời điểm trăng mới. Hai ngày cuối cùng của năm “Gutor” được dành để đi thăm, tặng quà các tu sĩ, nhà sư và làm sạch nhất ở trong bếp. Các ống khói phải phủ bồ hóng.

Họ làm bánh báo và cất giữ những mẩu giấy ghi các tin nhắn hoặc các viên sỏi, gỗ lưu niệm ở bên trong nhân để phán đoán việc may rủi trong một năm của người ăn bánh. Ngày đầu tiên của năm mới, người ta dậy sớm, tắm và mặc quần áo mới sau đó tôn vinh các thần trong các hộ gia đình và nơi miếu lễ

Tết của người Úc

 

Tại Úc, bắt đầu từ nửa đêm ngày 31 tháng 12, người dân đã tạo ra rất nhiều tiếng ồn để chuẩn bị chào đón giao thừa. Mọi người sẽ làm náo loạn đường phố bằng đủ các loại âm thanh có thể phát ra như gõ vào chai rượu, đánh trống, bóp còi xe, rung chuông nhà thờ... Ngày đầu tiên của năm mới là thời điểm mọi người có mặt ở những buổi dã ngoại và lập trại trên các bãi biển, tham gia bất kỳ một cuộc đua nào như đua bò, đua thuyền, đua ngựa, lướt ván...

Tết của người Myanmar

 

Người Myanmar thường tổ chức Tết đèn cổ truyền từ 14 đến 16 tháng 7 hàng năm theo lịch Myamar để tỏ lòng tôn kính với các vị thần. Vào ngày Tết, tất cả mọi nhà đều treo trước cửa những chiếc đèn lồng màu sắc rực rỡ vẽ hình các nhân vật trong các câu chuyện Phật giáo.

Mọi người cũng mang đèn ra đường cùng ngắm. Đây cũng là dịp để người dân tổ chức các cuộc thi hát và dệt áo cà sa để đem lên chùa tặng cho các nhà sư. Trong thời gian diễn ra Tết Đèn, người dân Myanmar còn tổ chức cả những cuộc diễn giảng về lịch sử Phật giáo trong không khí thành kính.

(theo Dân việt)


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60418014

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July