Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 20/04/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Nguyễn Năng Lực  20/04/2025 - 06:13

Ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ gây ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, lấy cớ phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, đưa máy bay ném bom miền Bắc. Thủ đô Hà Nội là mục tiêu trọng điểm có nguy cơ bị ném bom...

so-tan.jpg
Một lớp học thời chiến. Ảnh: Tư liệu

Trên vỉa hè đường phố bắt đầu xuất hiện những hầm trú ẩn cá nhân, gọi là “tăng xê”, hình tròn đường kính gần 1m, sâu hơn 1m, có nắp đậy bằng tấm đan xi măng có cái lỗ hình bán nguyệt để nắm tay nhấc ra. Thỉnh thoảng có tiếng còi báo động từ chùm loa trên nóc Nhà hát Lớn hay dưới mạn Nhà máy Cơ khí Hà Nội, bây giờ là Khu đô thị Royal City (quận Thanh Xuân), rú lên inh ỏi và tiếng loa phát thanh: “Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý. Máy bay địch cách Hà Nội 40 cây số. Đồng bào cần bình tĩnh xuống hầm trú ẩn. Các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu...”.

Theo chủ trương của thành phố, các cơ quan, trường học, bệnh viện, xí nghiệp, kho tàng, các viện nghiên cứu khoa học, các trường phổ thông, tất cả những ai không trực tiếp sản xuất, phục vụ chiến đấu và chiến đấu đều đi sơ tán để giảm bớt mật độ dân số nội thành, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do bom đạn Mỹ.

Học sinh đi sơ tán với tâm trạng vô tư, ban đầu hơi bỡ ngỡ, chưa hiểu “sơ tán” là thế nào, sau rồi cuộc sống nơi sơ tán nhiều cái lạ lẫm cuốn đi. Bài hát “Bé đi sơ tán” giai điệu trong sáng phát trên loa truyền thanh công cộng. Bọn trẻ hay “xuyên tạc” lời bài hát thành “bé bé bằng bông, hai má bằng đồng, bé đi sơ tán bế em đi cùng...”, nhờ đi sơ tán mà nhiều đứa trẻ thành phố biết bơi đấy.

Trại sơ tán trẻ con Nhà máy Diêm Thống Nhất đặt tại xã Tam Rỵ (huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc), chia nhóm theo lứa tuổi. Bọn thiếu niên có bốn, năm chục đứa ở dãy nhà vốn là nhà kho hợp tác xã, có sân rộng. Con trai, con gái ở “hai đầu xa thẳm” riêng. Từ nhà đến trường phải đi men sườn đồi, qua mấy ruộng lúa, những rặng tre xanh rì. Lớp tôi có bạn lớn tuổi, đã có vợ có con, khiến lũ nhóc Hà Nội sơ tán cứ “mắt tròn mắt dẹt” không dám hỗn với anh ấy. Sau này nghĩ lại mới thấm tinh thần hiếu học của dân mình. Thỉnh thoảng vào ngày nghỉ, bọn trẻ lại được anh Ngọc là phụ trách dẫn vào rừng chơi. Khoái nhất, hồi hộp nhất là đi tìm hạt dẻ, những cái hạt đầy quyến rũ màu nâu sẫm còn trong áo gai mềm ẩn mình dưới lớp lá rụng. Đứa nào tìm thấy là hét toáng lên đầy phấn khích, rồi chiều đem về rang ăn chung, bùi ơi là bùi.

Người ta bảo “Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai, nhất là học trò sơ tán. Có lần thằng Thành gạ gẫm một đứa trẻ trong làng cho trèo lên lưng trâu. Vừa nhong nhong được một đoạn, con trâu vùng vằng hất Thành ta ngã lộn về phía trước, trẹo tay phải đi bó bột, may mà không rơi vào cặp sừng đang khua khoắng của nó. Từ đó, không đứa nào dám lại gần trâu.

Hồi đó, chúng tôi đứa nào cũng có cây súng cao su. Có lần thách nhau bắn gà, tôi làm một phát trúng cổ con gà đang đi dưới rặng tre. Con gà quác lên thảm thiết rồi vùng chạy, cái cổ bị gẫy cứ vật vã lắc qua lắc lại. Sau bận ấy, tôi đâm ân hận, vứt súng cao su thề không chơi nữa.

Đi sơ tán, càng thấu hiểu nghĩa đồng bào lúc hoạn nạn. Hai năm lớp 8, lớp 9, tôi học Trường cấp 3 Gia Lương (Hà Bắc). Tôi trọ học cùng ba người bạn: Ngọc, Doanh, Lịch ở nhà bác Dân, được bác cho ở hẳn một gian, lại thêm cái giường gian ngoài. Bác thường múc nước mắm cua ủ trong cái vại nhỏ cho mấy đứa. Nước mắm cua màu trắng đục, ngon đến tận bây giờ vẫn nhớ. Từ nhà xuống trường, xa gần chục cây số, cứ thứ bảy tôi đi bộ về với mẹ, chiều chủ nhật lại đi bộ xuống nhà trọ, toòng teng một gánh nhỏ, một bên là 10 ống bơ gạo và chai xì dầu, một bên là bó củi nhỏ, trong túi có một đồng mẹ cho là tiền mua thức ăn cả tuần. Lớp học ở giữa làng, xung quanh đắp lũy đất chống bom. Học sinh sơ tán chỉ có tôi, thằng Tuấn có bố “làm to lắm” và cái Dung ở phố cổ, cái Lộc ở phố Tây. Giữa học sinh địa phương với học sinh sơ tán không có mấy cách biệt, chả gì cũng sắp thành người lớn. Hôm làm lễ kết nạp Đoàn cho mấy bạn trong lớp, cậu Ba bí thư chi đoàn cứ lóng ngóng không dám cài huy hiệu lên ngực áo cái Lành, nơi bộ ngực đã nhu nhú. Cuối cùng, Ba ta dúi huy hiệu vào tay nó, mặt đỏ bừng nói: “Đi mà đeo lấy”.

Đến năm lớp 10, tôi về Hà Nội, học Trường cấp 3 Yên Hòa B, là trường dành cho học sinh nội thành sơ tán ra ngoại thành. Lớp nằm ở cuối làng Dịch Vọng, dưới rặng tre um tùm, xung quanh vẫn có lũy đất chắn bom như mọi lớp học ở miền Bắc thời ấy. Sơ tán vất vả, nhưng tôi và các bạn vẫn miệt mài học và học tốt, tháng nào cũng xếp loại A3, có tháng A2. Lớp có nhiều bạn là con em cán bộ cấp cao, cán bộ miền Nam đang chiến đấu ở chiến trường.

Thế hệ học sinh sơ tán là “thế hệ vàng” của đất nước. Sau này Trường Yên Hòa B có bạn trở thành nhà khoa học hàng đầu về vật lý nguyên tử, có bạn là nhà văn, doanh nhân. Và nhiều bạn ra trận không về. Có Nguyễn Văn Thạc với cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi hai mươi”, trở thành biểu tượng cho một thế hệ thanh niên sinh viên “xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, dâng hiến tuổi trẻ cho đất nước thống nhất, Tổ quốc trường tồn.

Nguồn hanoimoi.com.vn

https://nhipsonghanoi.hanoimoi.vn/ky-uc-nhung-nam-bom-my-trut-tren-mai-nha-699656.html


  Các Tin khác
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 18
Total: 69294070

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July