Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Ông là Phạm Tuyên Ông là Phạm Tuyên , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Petrotimes)
 - Trong số những nhạc sĩ dành nhiều tâm huyết sáng tác bài hát trực tiếp nói về Đảng, có một người đặc biệt thành công. Ông là Phạm Tuyên - tác giả 3 ca khúc nổi tiếng: “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”, “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”, “Màu cờ tôi yêu”.

Trong kho tàng ca khúc Cách mạng Việt Nam, những bài hát ca ngợi Đảng chiếm một vị trí đặc biệt với khối lượng đáng kể. Rất nhiều bài hay, có giá trị đã sống mãi trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ công chúng. Với người nhạc sĩ, có được một bài hát hay về Đảng đã là quý lắm. Riêng Phạm Tuyên đã để lại cho đời 3 bài, đều có sức phổ biến, lan tỏa trong công chúng. Quả là một trường hợp quý hiếm vậy.

Sau bài hát đầu tiên có giá trị bất hủ Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam  của nhạc sĩ Đỗ Minh được coi là “Đảng ca”, sáng tác những năm kháng chiến chông thực dân Pháp, có thể nói bài nổi tiếng thứ 2 chính là “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” của Phạm Tuyên, phổ thơ Aragông do Tố Hữu dịch. Nhà thơ Cộng sản người Pháp sáng tác bài thơ từ khá lâu và qua bản dịch của Tố Hữu, bạn đọc Việt Nam cũng đã ưa thích bài thơ từ trước đó. Nhưng không phải ngẫu nhiên, đến năm 1959, Phạm Tuyên mới phổ nhạc. Chúng ta hãy nhớ lại lịch sử: Đây là thời điểm công cuộc cách mạng ở nước ta gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhất là ở miền Nam – chế độ tay sai bán nước Ngô Đình Diệm ra sức đàn áp những người kháng chiến cũ. Chúng lê máy chém đi khắp miền Nam để trả thù những người yêu nước. Dự định về hiệp thương thống nhất đất nước theo hiệp định Giơ-ne-vơ lẽ ra được thực hiện vào tháng 7/1956; nhưng kẻ địch đã tráo trở, lật lọng nên tình trạng chia cắt đất nước vẫn bị kéo dài. Trên thế giới cũng xảy ra bất ổn tại một số nước XHCN ở Đông Âu lúc ấy (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari…). Một tâm lý lo lắng, thiếu niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của Cách mạng đã xuất hiện trong không ít cán bộ, nhân dân.

Cùng với “Bài ca hi vọng” của Văn Ký, nhiều tác giả có niềm tin, hy vọng đối với thắng lợi của Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bối cảnh này, Phạm Tuyên đã phổ nhạc bài thơ của Aragông qua bản dịch rất chuẩn xác của nhà thơ Tố Hữu: “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”:“Trước như tuổi thơ tôi nào biết được/ Máu tôi đỏ và tim tôi yêu nước/ Tôi chỉ biết là đêm tối mênh mông…”. Lý tưởng của mọi Đảng Cộng sản trên khắp hành tinh đều cùng một mục đích: chiến đấu vì quyền lợi, vì cuộc sống của nhân dân lao động. Chính vì ý nghĩa cao cả đó mà mỗi người chân chính đều thấy  Đảng là gần gũi, là máu thịt, đồng thời là cứu tinh của mình. Từ nhà thơ bên tận trời Tây đến nhà thơ Việt Nam, rồi nhạc sĩ cùng giống nhau một điểm: đều thấy trước khi có Đảng, tất cả chỉ là “đêm tối mênh mông”, và từ khi có Đảng thì “lòng tôi sướng, vui, đau khổ và tình yêu, căm giận hóa lời ca”. Cao hơn nữa, Đảng cho mọi người “màu sắc nước non nhà” khiến trở nên “sáng mắt sáng lòng”. Giờ đây, chúng ta, nhất là thế hệ trẻ  nghe bài thơ được phổ nhạc dễ có cảm giác đó là những lời lẽ có phần lý trí. Nhưng với các tác giả và với thế hệ công chúng lúc bài hát ra đời (1959) thì hoàn toàn là tình cảm từ đáy lòng. Đó là lời tâm nguyện, tự nhủ lòng mình rất chân thành, gan ruột. Để chuyển tải, Phạm Tuyên đã chọn một ngôn ngữ âm nhạc rất phù hợp. Đó là một giai điệu giàu hình tượng, có chiều sâu cảm xúc, bố trí những quãng hòa thanh giàu yếu tố dân tộc của âm nhạc truyền thống. Bài hát ngắn gọn, được phát triển rất tự nhiên. Đặc biệt mấy chùm 3 liên tiếp ở giữa bài tạo cảm giác dồn nén như một động lực để chuẩn bị dẫn tới cao trào ở phần kết ứng với lời ca “sáng mắt sáng lòng”.

Khi mà thành công của ca khúc đầu tiên viết về Đảng của mình vẫn còn chưa kịp lắng xuống và lan truyền khắp nơi thì ngay năm sau – 1960, vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Phạm Tuyên lại cho ra đời tiếp sáng tác thứ 2: bài hát  “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”. Nếu bài trước là phổ thơ của nhà thơ Cộng sản Pháp thì bài thứ 2, nhạc sĩ đã sáng tác từ cảm đề của một câu nói nổi tiếng về chủ nghĩa Cộng sản của một nhà Cách mạng Pháp – Paul Vaillant Couturier: “Chủ nghĩa Cộng sản là tuổi thanh xuân của thế giới”. Từ ý nghĩa 2 tiếng thanh xuân, Phạm Tuyên đã tạo nên một ca khúc gọn gàng, duyên dáng với ngôn ngữ trẻ trung, đầy sức xuân, phù hợp với tên bài hát: “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”. Bài này, nhạc sĩ tự làm lời ca: “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng/ Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi/ Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non/ Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời..”.

Nếu “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” là khúc tâm tình, tự sự với chất nhạc lắng đọng, suy tư phù hợp với hát đơn ca thì “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” là tiếng hát vút bay lên từ khát vọng non tươi, trẻ trung nhất của cuộc sống có Đảng, hướng về Đảng. Tiết tấu valse của nhịp 3/4 vốn dĩ phù hợp với tính chất điệu đà, uyển chuyển đã được tác giả sử dụng để biểu hiện sắc thái tình cảm bài hát này. Tính đại chúng với việc dễ hát, dễ biểu hiện của giai điệu đã giúp cho bài hát nhanh chóng đến được với mọi tầng lớp công chúng. Đây là một trong những bài hát thường hay được các tốp nữ trình diễn trên các sân khấu ca nhạc nhiều nhất. Đúng là một bài tốp ca nữ tiêu biểu vào bậc nhất trong tất cả các bài tốp ca nữ chúng ta vẫn nghe.

Vốn là một nhạc sĩ nhạy cảm với thời cuộc, luôn ý thức về sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn văn nghệ sĩ, vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, sau ngày đất nước được thống nhất, toàn vẹn nhưng nền kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, cuộc sống của số đông người dân khi ấy chất vật. Đó là những năm tháng điển hình nhất của một thời kỳ chúng ta vẫn gọi là “bao cấp”. Mỗi lúc dân gian khổ, Đảng ta  lại lo lắng, gồng mình lên để lái chèo con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió, quyết đến bờ vinh quang. Phạm Tuyên lại nghĩ đến việc sáng tác về Đảng, sau khi đã có 2 bài hát nổi tiếng từ lâu vừa nói ở trên. Nhưng lần này, ông tìm đến một cach nói khác, không trực tiếp như 2 lần trước, mà thông qua hình tượng cờ búa liềm của Đảng. Cờ – biểu tượng của lý tưởng, của mục đích hành động. Đó là hình ảnh thiêng liêng đối với bất cứ ai khi nghĩ về Đảng. Phạm Tuyên đã tạo dựng nên bài “Màu cờ tôi yêu” với phần lời ca của Diệp Minh Tuyền – một nhà thơ đồng thời cũng là nhạc sĩ đã quá cố. ở bài này, những khái niệm, những lời lẽ trực tiếp ca ngợi Đảng như 2 bài trước, đã được thay thế bằng việc khắc họa hình tượng lá cờ: “Hồng như màu của bình minh, đỏ như màu máu của mình, tim ơi! Búa liềm vàng rực giữa trời, là niềm hi vọng chói ngời tim ta…”.

Tương ứng với một lời ca giàu sức khái quát, ít nhiều mang tính lý trí là một giai điệu đẹp, mềm mại, thắm thiết được tác giả khống chế âm vực trong một quãng hẹp để dễ dàng đến được với số đông công chúng. Đây cũng là một đặc điểm nổi rõ của ca khúc Phạm Tuyên. Bao giờ ông cũng đặc biệt lưu ý tới yếu tố dễ hát, dễ thuộc, dễ vào quần chúng của mỗi bài hát. Màu cờ tôi yêu là lời nhắn nhủ ân tình của tự thân mỗi người khi gặp cơn hoạn nạn cũng như phút may mắn; lời gửi đến nhau của những người bạn tri ân trong cuộc sống. Đó chính là điểm tạo nên sự sâu sắc của bài hát này:“Trong đêm tối, lúc mưa sa, màu cờ đỏ vẫn sáng lòa hồn tôi/ Thênh thang trên bước đường đời, ôi màu cờ ấy là lời giục tôi”. Riêng bài hát này, cần thấy một năng lực đặc biệt của Phạm Tuyên khi ông phổ thơ lục bát. Thể thơ này vốn dĩ rất khó phổ nhạc, nhất là vẫn tuân thủ tính hàm súc, chặt chẽ, khúc chiết của kết cấu ca khúc, trong khi không cần thêm bất cứ một hư từ nào (ví như “tình bằng, ới a”…) hoặc nhắc lại (điệp từ). Nhưng “Màu cờ tôi yêu” vẫn rất hoàn chỉnh về khúc thức âm nhạc và phong phú về cấu trúc âm điệu. Đó quả là một sự cao tay.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác trong căn hộ nhỏ giữa lòng Hà Nội

Phong thái ung dung, tự tại, khoan thai, luôn tươi cười, cởi mở – dĩ nhiên là khi đàm đạo về sáng tác, Phạm Tuyên là một nhạc sĩ dễ để lại những ấn tượng tốt đẹp khó quên cho bất cứ ai mới tiếp xúc. Ông cũng tỏ ra hứng thú với việc kể lại những điều ít nhiều “bí mật” của một thời đó khiến người ta dễ ngần ngại, cứ như thể là “sợ bóng sợ vía”. Quan hệ với ông đã từ lâu mà mới tới gần đây ông mơi kể cho tôi nghe về một chi tiết khá thú vị liên quan đến bài hát “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân”.

Bằng một giọng nhỏ nhẹ, ông nói: “Hồi ấy – những năm 59, 60 của thế kỉ trước, có vấn đề chủ nghĩa xét lại. Ai mà cứ đề cao hòa bình, phản đối chiến tranh dễ bị quy chụp là có tư tưởng “xét lại”. Trong bài hát mình có viết một câu:“Xua tan màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau”. Một người làm việc ở Đài phát thanh phat hiện thấy cõu này có “vấn đề”, bèn “tâu” lên cấp trên. Cũng may là khi ấy, bài hát đã được phổ biến, được nhiều thính giả yêu cầu phát trong chương trình “Ca nhạc theo yêu cầu thính giả” nên rồi cũng qua. Lại có cả vị chính ủy của một đơn vị bộ đội nọ khi nghe bài này có ý kiến như sau: “Đảng đã cho ta tất cả mọi thứ chứ, sao lại chỉ có một mùa xuân?”. Tất nhiên, ý kiến này không thuyết phục được ai”.

Tôi hỏi Phạm Tuyên: “khi ấy, anh có bực mình hoặc lo sợ?” Ông chỉ cười mà rằng: “Kể ra nếu yếu bóng vía thì cũng sợ đấy. Bực mình thì cũng không, mà chỉ thấy buồn cười. Nhưng xét cho cùng ta phải chấp nhận tâm lý thời cuộc cậu ạ. Biết đâu đấy, thế hệ cháu chắt chút chít của chúng ta lại thấy có điều gì đó bất ổn của ngày hôm nay – tất nhiên là so với thời đại của chúng sau này. Nên ngẫm nghĩ cũng sẽ dễ chấp nhận…”.

Phạm Tuyên là con người như thế. Với một tư duy sắc nhọn và một tâm hồn luôn nhạy cảm với thời cuộc, ông có ba bài hát đặc sắc về Đảng mà suốt hơn nửa thế kỷ qua đó chiếm trọn sự trân trọng của công chúng. Quả là một vinh quang không dễ bất cứ người sáng tác nào cũng có thể đạt được.

Thôn Ca


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60200683

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July