Tiếng Nghệ- Bài thơ lắng đọng tình người Xứ Nghệ Thiên
nhiên, con người xứ Nghệ đã đi vào thơ ca với nhiều hình ảnh độc đáo,
thân thương. Nét độc đáo tạo nên bản sắc văn hoá của xứ Nghệ còn thể
hiện qua giọng nói. Bài thơ “Tiếng Nghệ” của cố nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi
là tác phẩm thể hiện những nét riêng của tiếng Nghệ và tình người xứ
Nghệ một cách sâu sắc, ấn tượng.
Truyền Thống Khoa Bảng Nghệ An Nghệ
An là vùng đất "địa linh nhân kiệt", người xứ Nghệ tuy có cuộc sống khó
khăn song nổi tiếng hiếu học. Thời đại nào, xứ Nghệ cũng có người đỗ
đạt cao, đem tài ra giúp dân, giúp nước.
Giáo sư người Nga nói giọng xứ Nghệ
- Phòng truyền thống của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong số chân dung những nhà giáo được vinh
danh của trường có tấm ảnh một nữ giáo sư người nước ngoài. Đó là giáo
sư ngôn ngữ học người Nga Nonna Vladimirovna Stankevich của Khoa Ngữ
văn, Trường Đại học Tổng hợp (ĐHTH) Hà Nội.
Dạy học – nghề truyền thống của nhiều gia đình xứ Nghệ (GDTĐ) – Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp: Tôn
sư trọng đạo. Người thầy được đặc biệt kính trọng của làng xã, có việc
gì, mọi người đều đến hỏi thầy. Ngược lại, người thầy luôn rèn mình để
xứng đáng với niềm tin yêu đó. Công lao của các nhà giáo tuy không được
khắc vào bảng vàng bia đá, strain nó đã in sâu vào tâm trí mỗi người
dân. Không chỉ ngoài xã hội mà chính từ trong gia đình, các thế hệ
criminal cháu cứ tiếp nối truyền thống dạy học của cha ông …
Hát ví nghệ Tĩnh Hát
ví là lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở Nghệ Tĩnh vào cuối thế kỷ
XIX. Chưa được chứng minh rõ ràng nhưng có nhiều cơ sở để nhận định rằng
có thể hát ví đã thịnh hành từ thế kỷ thứ XVII.
Video-Vật cù Lễ Hội Làng Quỳnh Đôi 2012
Đầu Xuân trước rằm tháng giêng năm nay , Bộ văn hóa TT&DL công nhận và cho phép Quỳnh đôi được tổ chức Lễ hội thường niên , nhằm khôi phục lại Lễ hội truyền thống của Làng từ ngày xưa do biến đổi thời gian đã bị thất truyền. Vật cù là một trong những trò chơi truyền thống của lễ hội nhằm rèn luyện cho thanh niên làng về thể chất . Xin giới thiệu cùng bè bạn gần xa đoạn phim Vật cù dưới đây
Đầu xuân đi Lễ hội làng Quỳnh
Được sự giúp đỡ của Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL Tỉnh Nghệ An, H.Ủy , HĐND< UBND Huyện Quỳnh Lưu, Đ.Ủy, HĐND, UBND và toàn thể Nhân dân Xã Quỳnh Đôi Đã long trọng tổ chức Lễ hội Làng Quỳnh
Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ và giấc "Mơ quê" (Baonghean.vn) - Trên gác hai của căn nhà riêng gần Ngã Tư Sở (Hà Nội) nơi nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ làm việc hàng ngày, lúc nào cũng thường trực một chiếc đàn organ, cạnh đó là bộ bàn ghế nhỏ dành để tiếp khách - những người bạn trong giới văn nghệ sỹ, những học trò, bạn tâm giao và cả những người mến mộ nữa. Họ đến để học, lắng nghe, chia sẻ và bày tỏ... Một vài lần trong số đó là tôi. Tôi đến gặp Nguyễn Tài Tuệ với tư cách là một người mến mộ.
Giấc mơ tuổi 17 và khát vọng điện ảnh (Baonghean.vn) - Năm 2011, điện ảnh Việt Nam thêm một lần được "trình làng"điện ảnh thế giới khi bộ phim truyện nhựa "Bi, đừng sợ" giành được các giải thưởng lớn tại các liên hoan phim quốc tế trong năm 2010 như: Giải thưởng SACD ACID/CCAS của Tuần phê bình quốc tế - Liên hoan phim Cannes, Giải thưởng Special Mention ở liên hoan phim quốc tế Vancouver và Liên hoan phim London năm, Giải Tài năng mới tại Liên hoan phim Châu Á - Hồng Kông.... Người viết kịch bản cũng là đạo diễn của bộ phim này là đạo diễn Phan Đăng Di, một người con của xứ Nghệ... Nhân dịp năm mới, phóng viên Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với anh để nghe anh chia sẻ về công việc, cuộc sống và những dự định mới.
(Baonghean.vn) - Ở thành phố mang tên Bác, những người con xứ Nghệ dù xa quê nhưng trong sâu thẳm mỗi người đều hướng về nơi chôn rau, cắt rốn. Họ luôn mong góp chút sức mình cho sự phát triển của tỉnh nhà. Nhân dịp Xuân Nhâm Thìn 2012, xin giới thiệu 2 gương mặt doanh nhân - người con xứ Nghệ có nhiều đóng góp cho quê hương.
Bộ sưu tập cổ vật giàu tính văn hoá của nhà văn, dịch giả Ông Văn Tùng (Baonghean.vn) - Nếu có dịp về Nam Đàn, mời bạn ghé qua làng Yên Lạc, xã Nam Lĩnh để chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ độc đáo chứa đựng nhiều cổ vật quý, giàu tính văn hoá. Chủ nhân của những cổ vật đó là Ông Văn Tùng - nhà văn, dịch giả nổi tiếng. Giỏi Hán văn nên ngoài viết văn, dịch sách (ông đã viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm truyện ngắn và dịch nhiều tác phẩm văn học Trung Quốc có giá trị), Ông Văn Tùng còn có niềm đam mê sưu tầm cổ vật, đặc biệt là các bức hoành phi, câu đối cổ - những cổ vật độc đáo, chứa đựng những giá trị tinh thần, văn hoá, tâm linh của dân tộc.
Tận cùng của võ là văn (Baonghean.vn)- Là một người hâm mộ tài năng của võ sư - chưởng môn phái Nhất Nam, được xem triễn lãm tranh, ảnh và tuyển tập thơ của ông, càng khâm phục khi biết Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên châu Âu đã trao danh hiệu "Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học" cho Giáo sư, Bác sỹ Ngô Xuân Bính vì có những đóng góp trong việc khám, chữa bệnh và những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn cao ở ngay cái nôi hàn lâm bác học - nước Nga!
Người giữ lửa truyền thống nơi xứ người (Baonghean.vn) - Sinh ra và sống nơi đất khách quê người, ông Nguyễn Hữu cư, tên Lào là Vi-hản Si-phôm (Vihan Syphom) vẫn luôn giữ gìn tập quán ông cha truyền lại, đó là nấu bánh chưng tết. Năm nào cũng vậy, gia đình ông nấu hàng trăm cái bánh chưng để phục vụ Tết cho gia đình và làm quà cho các bạn Lào.
Tấm lòng những người con xa quê Chương trình “Đường về xứ Nghệ” được tổ chức vào 19h30 ngày 18/1/2012 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, phát sóng trên kênh VTV1 vào dịp Tết Nhâm Thìn 2012.
Đu tiên ngày xuân (Baonghean.vn) - Lễ hội vùng quê Nghệ An, các làng tổ chức thật náo nức với nhiều trò chơi dân gian gắn liền với nghi lễ nông nghiệp. Trò chơi đu tiên cũng diễn ra nhiều nơi. Trong quá trình đi điền dã gặp gỡ các cụ lão nông trên 80 tuổi, các cụ cho biết, trò chơi đu tiên có ở lễ hội các đình Hoành Sơn, đình Trung Cần, đình Giáp Đông, đình Đức Nậm (Nam Đàn), đình Sàng (Yên Thành); đình Cháy, đình Trung Phường (Diễn Châu), đình Phú Nhuận (Đô Lương), đình Sen (Tân Kỳ)…
"Quê hương - cảm xúc nuôi lớn những tác phẩm của tôi" (Baonghean.vn) - Là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội VHNT Nghệ An, họa sỹ Trần Hoàng Trung đã được tặng Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam, Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật, Vì sự nghiệp Văn hóa Thể thao; tham gia nhiều triển lãm mỹ thuật từ toàn quốc đến khu vực, chuyên đề và hai lần triển lãm cá nhân. Ông vừa đạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương lần thứ V (2005 - 2010). Chúng tôi tìm gặp, chuyện trò với ông trong căn gác tràn ngập không gian hội họa vào buổi chiều cuối Đông này...
Đại Thi hào Nguyễn Du: Những ngày cuối (Baonghean) - Năm 1813, sau chuyến đi sứ lần thứ nhất trở về, Nguyễn Du được mệnh danh là nhà ngoại giao có tài và được nhà vua đặc cách thăng chức Hữu tham tri Bộ Lễ. Vào năm Canh Thìn (1820), Gia Long mất, vua Minh Mệnh lên ngôi, triều đình lại quyết đinh cử Nguyễn Du làm chánh sứ đi Trung Quốc cầu phong lần thứ hai.
Phóng sự Kỷ niệm 71 năm Khởi nghĩa Đô Lương (13-1-1941/13-1-2012) Đất nở hoa trên vùng quê cách mạng QĐND Online - Đô Lương (Nghệ An) - mảnh đất không chỉ được biết đến với cuộc binh biến của lính khố xanh do Nguyễn Văn Cung (tức Đội Cung) lãnh đạo chống lại thực dân Pháp mà còn là nơi buôn bán sầm uất, tấp nập với cảnh “trên bến, dưới thuyền”. Người Đô Lương thông minh, năng động, nhanh nhạy với cơ chế thị trường đang từng ngày làm cho đất nở hoa trên quê hương giàu truyền thống cách mạng …
Nguyễn Công Trứ trong dân gian (Baonghean.vn) Nguyễn Công Trứ, tự là Tồn Chất, hiệu là Hy Văn, quê làng Uy Viễn, nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; người sau thường tôn xưng là Uy Viễn tướng công.
Giáo sư Tạ Quang Bửu và khoa học quân sự nước nhà (Baonghean.vn) Giáo sư Tạ Quang Bửu sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nho giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.