Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 25/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Người nặng lòng văn hóa Thái Người nặng lòng văn hóa Thái , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Baonghean.vn) - Thầy giáo Di, tên đầy đủ là Sầm Nga Di, nhưng với những người hoạt động trong ngành văn hóa huyện Quế Phong thì chỉ cần hỏi thầy Di là đủ để họ kể cho tôi nhiều câu chuyện về thầy. Bởi với “gia tài” văn hóa ky cóp, sưu tầm sau bao nhiêu năm tháng, thầy thực sự là một pho từ điển sống, là “ông cố vấn” không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Thái tại Quế Phong (Nghệ An).
 
Xuôi ngược miền Tây

 
Bây giờ, thầy Di cũng đã quá tuổi lục tuần, thầy có quyền được thanh thản nghỉ ngơi tại quê nhà ở xã Mường Noọc, huyện Quế Phong sau bao nhiêu năm hoạt động trong ngành giáo dục tỉnh nhà. Vậy mà, mỗi lần có lễ hội hay có người tìm đến “tham vấn” về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào Thái, thầy vẫn nhiệt tình chỉ dẫn. Chúng tôi cũng vậy, ngồi nghe thầy kể về một thời xuôi ngược miền Tây, vừa dạy học trò, vừa sưu tầm văn hóa, đam mê, nhiệt huyết vẫn còn cháy hừng hực trong từng câu, từng chữ của người giáo già này. 



Thầy Di kể cho chúng tôi nghe nhiều câu chuyện cổ của đồng bào Thái mà hiện nay không mấy người còn biết  

Đến nay, thầy Di cũng đã có hơn 50 năm tìm hiểu, lưu giữ vốn văn hóa của đồng bào dân tộc miền Tây Nghệ An, mà đậm nét nhất là văn hóa của dân tộc Thái. Cơ duyên đến với thầy từ thuở còn là cậu học sinh phổ thông ở Diễn Châu những năm 1961 - 1964. “Hồi đó, thầy giáo Nguyên- hiệu trưởng nhà trường khuyên tôi nên sưu tầm ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Thái. Thầy tận tình hướng dẫn dịch từ tiếng Thái sang tiếng phổ thông và ghi lại bằng chữ Quốc ngữ. Được thầy khuyến khích, tôi chú ý tìm hiểu văn hóa dân tộc Thái, rồi đam mê lúc nào không hay”, thầy Di nhớ lại.
 
Tốt nghiệp phổ thông, Sầm Nga Di đi theo con đường sư phạm, nghiệp gieo chữ ở những bản làng xa xôi giúp thầy có cơ hội sưu tầm, ghi chép lại phong tục, tập quán của đồng bào Thái. Đam mê của thầy thực sự được chắp cánh từ khi tham gia trường viết văn Quảng Bá, Hà Nội. Trong thời gian này, thầy được học từ các nhà thơ nổi tiếng thời đó như Huy Cận, Xuân Diệu… kỹ năng sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm. Với vốn văn hóa rộng cộng với kiến thức hàn lâm về sáng tác văn học và trên tất cả là tâm hồn của một người con bản Thái đã thôi thúc thầy sáng tác ra những vần thơ mang âm hưởng dân ca Thái trong tác phẩm “Bụng ta đỏ lửa”, bài thơ đã đạt giải Ba trong cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ năm 1973.  
 
Thời gian từ 1971 -1977, thầy về công tác tại Ty Văn hóa Nghệ An, phụ trách tập san chuyên về văn hóa các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An. Chính cơ duyên này đã tạo điều kiện cho thầy có cơ hội đi nhiều qua các bản làng miền Tây xứ Nghệ. Những năm tháng cùng ăn, cùng ở với đồng bào đã vun đắp dày thêm vốn văn hóa về cộng đồng các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An như Thái, Thổ, Khơ mú, Mông… Thầy bảo: “Mỗi dân tộc có một nét phong tục tập quán khác nhau, rất lý thú. Mỗi vùng miền cũng chứa những khác biệt, ví như ở miền núi khi có khách đến nhà thì chủ chào khách trước, còn ở miền xuôi thì khách chào chủ trước… Tưởng là đơn giản nhưng phải biết để còn giao tiếp, nói chuyện với bà con”.
 
Năm 1978, cái nghiệp “gõ đầu trẻ” lại một lần nữa đưa thầy về với công việc giảng dạy, mang con chữ về với con em ở mảnh đất quê hương Quế Phong. Thầy giáo Di dạy học ở Trường cấp 3 dân tộc nội trú đến khi nghỉ hưu năm 2004. “Dù bận bịu với công việc trường lớp, tôi vẫn dành thời gian chỉnh sửa, hệ thống hóa lại những kiến thức sưu tầm được. Tranh thủ đi dự các lễ hội của đồng bào để ghi nhận những phong tục, tập quán, nét văn hóa”, thầy tâm sự. 
 
Nỗi niềm của thầy Di 

Trong buổi chiều muộn mà tôi tìm đến nhà, thầy “đãi” tôi bằng bao nhiêu câu chuyện về cuộc sống, sinh hoạt, phong tục, tập quán… của người Thái, càng nghe càng thấy say mê. Đó là những câu chuyện được thầy sưu tầm, đúc kết suốt mấy chục năm sau mỗi chuyến đi về với bản làng. Lời kể từ các già làng, trưởng bản, thói quen sinh hoạt đều được thầy lắng nghe, quan sát rồi tỷ mẩn ghi chép lại thành sách. Đó là những cuốn sách đã ố màu thời gian được xếp cẩn thận, gọn gàng trên giá.



Với thầy Di, giá sách này là tài sản lớn nhất sau bao nhiêu năm nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái.

Thầy bảo, ngần ấy năm trời, cứ nhặt nhạnh, sưu tầm được cái gì là ghi lại hết, sợ mai kia văn hóa của dân tộc Thái sẽ phai nhạt dần, người Thái sẽ không còn biết về văn hóa, ngôn ngữ của tổ tiên mình nữa. Thầy dẫn chứng: “Bây giờ, lớp trẻ mấy ai còn nhớ, còn biết các phong tục truyền thống đâu. Con gái Thái ngày xưa trước khi về nhà chồng phải biết thêu thùa, dệt thổ cẩm để lo chăn ấm gối êm làm của hồi môn, chứ bây giờ không còn mấy cháu biết đến khung cửi chỉ thêu. Rồi các làn điệu hát suối, nhuôn, khắp, nôm cũng không mấy người còn nhớ mà hát trong các dịp lễ, tết truyền thống, nói gì là sử dụng trong cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày”.
 
“Nếu không khẩn trương tìm nhiều cách phát huy bản sắc dân tộc, có khả năng nó sẽ mai một dần trong giới trẻ không những của dân tộc Thái mà còn các dân tộc thiểu số khác”, ánh mắt thầy trở nên đăm chiêu./.

Ông Sầm Nga Di là hội viên Hội VHDG Việt Nam từ năm 1959, hội viên Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam từ năm 1980. Ông đóng góp nhiều tư liệu cho sách Tục ngữ, ca dao, dân ca dân tộc Thái, được in tại NXB Nghệ An năm 1980 và Văn học dân tộc thiểu số Nghệ An.

 

Thành Duy


  Các Tin khác
  + Ngắm cây cầu dài nhất tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp hoàn thành (07/04/2024)
  + Khám phá vẻ đẹp huyền bí hang Dơi Khét trên núi Phá Èn (07/04/2024)
  + Ở một xã của tỉnh Nghệ An có con đường hoa gạo đỏ rực, người ta kéo đến quay phim, chụp ảnh (03/04/2024)
  + Vui hội đền Chín Gian (23/03/2024)
  +   Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm Đại tướng Chu Huy Mân (17/03/2024)
  + Tưng bừng khai hội Đền Thanh Liệt năm 2024 (17/03/2024)
  + Công an Nghệ An xứng danh anh hùng, đồng sức đồng lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân (10/03/2024)
  + Những chiến sĩ áo trắng vùng biên: Quyết không bỏ nghề, tất cả vì sức khỏe nhân dân (06/03/2024)
  + Về "làng Khoa bảng " xem bà con nông dân làm du lịch (06/03/2024)
  + Dòng sông Mai Giang chảy qua thị xã nào của Nghệ An, có lễ hội gì mà vạn người trên bờ cổ vũ? (02/03/2024)
  + Nghệ sĩ Lê Thanh Phong và hành trình đưa ví, giặm vượt biên giới (01/03/2024)
  + Nhiều viên gạch quý hiếm tại đền thờ Trạng nguyên Hồ Hưng Dật (01/03/2024)
  + Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới (01/03/2024)
  + Nghĩ về dòng chảy di sản văn hóa xứ Nghệ (01/03/2024)
  + Đặc sản thịt chua xứ Nghệ vào vụ Tết (30/01/2024)
  + Biển Cửa Lò ở Nghệ An có từ bao giờ, cái tên Thiên Cầm ở Hà Tĩnh sao lại liên quan đến Hồ Quý Ly? (30/01/2024)
  + Một cây cổ thụ 700 năm tuổi ở Hà Tĩnh tương truyền cứu vua Lê Thái Tổ nay vẫn xanh um, quả thơm khắp làng (30/01/2024)
  + TẢN MẠN CHUYỆN Ở XÓM... (02/11/2023)
  + Ngôi chùa nhà Trần với tích tiên nữ giáng trần dạo chơi, rửa chân ở Hà Tĩnh có gì đặc biệt? (16/10/2023)
  + Làng cổ ở Nghệ An là làng duy nhất của Việt Nam có tới 3 nhà khoa bảng giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám (16/10/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 14
Total: 60357037

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July