Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
  -  Đất và người Xứ Nghệ
  -  Dân ca Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Truyền thống Nghệ Tĩnh > Đất và người Xứ Nghệ >
  Làng Quỳnh - Hoài Việt Làng Quỳnh - Hoài Việt , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ảnh minh hoạ - Internet

Từ Thủ đô Hà Nội quốc lộ 1A xuôi về Nam khoảng 240 km đến gần một nơi gọi là Cầu Bèo (thuộc làng Bào Hậu, nay là xã Quỳnh Hậu) cách thị trấn Cầu Giát gần 3 km, khách sẽ thấy bên đường có một tấm biển có mũi tên chỉ ghi:- ”Nhà bia tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương 3 km”. Nhà tưởng niệm đó được Quỹ hợp tác phát triển văn hoá Thụy Điển – Việt Nam tài trợ xây dựng ngay địa đầu xã Quỳnh Đôi, phía dưới nhà thờ Quỳnh Quận công Hồ Phi Tích, phía trên khu mộ cụ Hồ Tùng Mậu và Anh hùng Cù Chính Lan. 

Quỳnh Đôi! Không biết từ bao giờ còn truyền mãi đến nay câu ca: ”Bắc Hà – Hành Thiện, Hoan Diễn – Quỳnh Đôi”.

Quỳnh Đôi là một làng ở phía bắc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, xưa là một vùng cây hoang, cỏ dại giáp sông Mai (gọi là sông Mõ), gần biển cửa Quèn là một trong ba cửa biển của huyện Quỳnh Lưu: Cửa Cờn (Càn), Cửa Quèn (Quyền), Cửa Thơi (Thai). Năm thứ II Xương Phù (1378) có 3 ông tổ họ Hồ, họ Nguyễn, họ Hoàng đến khai phá mà lập ra trang Thổ Đôi (xưa sử chép Quỳnh Đôi là Hoàn Hậu, thực ra Quỳnh Đôi là một thôn trong xã Hoàn Hậu). Tính đến nay Quỳnh Đôi đã có trên 600 năm tuổi. Theo thuyết phong thủy thì Quỳnh Đôi được đất ”địa linh nhân kìệt”. Làng có một ngôi đình lớn trông về hướng Nam.Trước mặt là lèn Mục tức lèn Yên Ngựa (Mã Yên Sơn) sau lưng là lèn Tàn (Trụ Hải) trông như cái tàn che cho ngôi đình. Hai phía Đông, Tây là hai hòn lèn hình cái bảng chầu về (ở hai xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Bảng). Xế đông nam là hai cột đá nhô lên như hai quản bút và một vũng đá giống cái nghiên mực gọi là Hòn Bút, Hòn Nghiên (ở làng Bút Luyện). Các nhà trí thức Tây học, Hán học như các ông: Nguyễn Thiệu Lâu, Vũ Tuấn Sán đã về nghiên cứu. Có phải vậy mà dân Quỳnh Đôi có truyền thống hiếu học, học giỏi, đỗ cao, làm quan to? Thời phong kiến thực dân nhiều gia đình nghèo phải đi mò cua, bắt ốc nhưng vẫn cố gắng cho con theo đòi nghiên bút ”Ăn mày lấy dăm ba chữ thánh hiền”. Quỳnh Đôi xưa chỉ có 2 nghề: đi học và dệt lụa, làm nghề nông ít vì ít ruộng.

Thời ấy Quỳnh Đôi có 531 sinh đồ (Tú tài), 203 hương cống (Cử nhân) với 958 lượt người đỗ 116 khoa thi hương trong đó có đến 13 giải nguyên như: Dương Cát Phủ, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Dương Dực, Phan Đình Phát… đỗ đại khoa thì có 4 phó bảng: Hồ Bá Ôn, Phan Duy Phổ, Hoàng Mậu, Lê Xuân Mai. Có 6 tiến sĩ: Hồ Sĩ Tân, Phan Hữu Tính, Hồ Sĩ Tuần, Văn Đức Giai, Nguyễn Sĩ Phẩm, Dương Thúc Hạp; 2 hoàng giáp: Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Đống; một thám hoa: Dương Cát Phủ; một bảng nhãn: Hồ Sĩ Dương.

Thời Pháp thuộc, người đỗ thủ khoa trường Đại học Luật khoa đầu tiên ở Đông Dương là Nguyễn Xuân Dương (sau này là chánh nhất toà thượng thẩm Bắc Bộ rồi chánh án Hà Nội). Người đỗ cử nhân Luật khoa cuối cùng thời đó là Phạm Đình Tân (sau này là chuyên viên cao cấp về pháp chế). Cả hai ông đều là người Quỳnh Đôi. Cũng trong thời kỳ này, người duy nhất trong cả nước được giải thưởng của Bảo Đại trong một kỳ thi đặc biệt (Concours général) là ông Nguyễn Đình Lương.

Sau Cách mạng Tháng 8-1945 đến nay xã Quỳnh Đôi ước tính có 500 người tốt nghiệp đại học, 23 thạc sĩ, 33 tiến sĩ như: Nguyễn Xuân Dũng, Phan Tam Đồng, Phan Cự Tiến, Hồ Đức Việt.. . 7 phó giáo sư: Văn Như Cương, Hồ Sĩ Giao, Hoàng Văn Lân, Dương Như Xuyên… 3 giáo sư: Phan Cự Nhân, Phan Cự Đệ, Phan Cự Tiến, 3 viện sĩ quốc tế: Nguyễn Xuân Dũng, Phan Cự Đệ, Phan Cự Tiến. Quỳnh Đôi vốn là một làng trọng nho cho nên ngày trước đường vào làng từ xã trên xuống được đắp như rắn lượn để sau các kỳ thi người đỗ đạt được rước xách đi quanh co cho đẹp. Như trên đã nói người Quỳnh Đôi nghèo nhưng hiếu học. Trường hợp ông Hồ Sĩ Dương là một thí dụ, nhà ông có bữa ăn rau dưa, có nhiều bữa nhịn nhưng ông bấm chí học hành. Ông đỗ đầu khoa thi Hương (1651), đỗ đầu khoa Đông Các (1659) ông là một trong 2 người Việt Nam một đỗ lưỡng quốc trạng nguyên (Mạc Đĩnh Chi) và một lưỡng quốc Đông Các là ông (tài liệu trong Long Cương Thư viện của thượng thư Cao Xuân Dục).

Về văn học Quỳnh Đôi có nhiều người nổi tiếng như: Hồ Sĩ Đống, Hồ Sĩ Dương, Hồ Xuân Hương, Phạm Đình Toái, Dương Quế Phổ.. . Sau Cách mạng Tháng 8, Quỳnh Đôi là quê hương của các nhà thơ Hoàng Trung Thông, Lam Giang, Hồ Phi Phục, Dương Quân, Sĩ Giang, Hồ văn Khuê (trào phúng), các nhà văn Hồ Anh Thái, Hồ Anh Tuấn, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ, nhà sử học: Hoàng Thanh Đạm, hoạ sĩ: Hoàng Tuấn Nhã, Dương Viên, nhà hoạt động sân khấu Hồ Thi (Hồ Ngọc)… Với một truyền thống như vậy nên phong tục của Quỳnh Đôi cũng rất đáng nói. Dân Quỳnh Đôi thuần hậu nhưng không kém lịch lãm, biết nhẫn nhục nhưng cũng rất kiên cường, thẳng thắn tuy có lúc nóng nảy… Quỳnh Đôi là một xã có hương ước sớm và hương ước đó quy định cho Quỳnh Đôi xưa một nếp sống văn hoá đươc gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Cho nên Quỳnh Đôi được Sở Văn hoá – Thông tin Nghệ An chứng nhận là “Làng văn hoá”, một trong những làng đầu tiên ở tỉnh Nghệ.

Song Quỳnh Đôi không chỉ là một “Làng Văn hoá”. Quỳnh Đôi còn được Nhà nước phong tặng là xã “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” nãm 1996. Dân Quỳnh Đôi không phải chỉ biết học để ”tiến vi quan, đạt vi sư” hay thoái thì ”vi chức” (dệt), “vi canh” (cày), ”vi tiều” (đốn củi). Quỳnh Đôi có một truyền thống anh dũng bất khuất từ lâu đời, nối tiếp truyền thống yêu nước, thương nòi, ”thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” của dân tộc ta. Từ thế kỷ XV, người Quỳnh Đôi như các ông Hồ Hân, Trần Bá Đắc, Phan Hoàng Nhiễu đã có mặt ở cuộc khởi nghĩa. Lam Sơn, đứng dưới cờ Lê Lợi. Trong phong trào Tây Sơn, đã có các ông Hồ Phi Tứ, Phan Chí Tùy.. .gia nhập nghĩa quân. Hai chị em bà Nguyễn Thị Phát đã tự nguyện xuất tiền, xuất gạo nuôi quân Quang Trung. Khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, đa số sĩ phu, nhân dân Quỳnh Đôi đứng về phe chủ chiến. Tiêu biểu nhất là các cụ Văn Đức Giai, Dương Doãn Hài, Hồ Bá Ôn.. . Cụ nghè Giai đem quân vào tận Gia Định quyết chiến với giặc. Cụ án sát Nam Định Hồ Bá Ôn cùng đề đốc Lê Văn Điếm quyết tử chiếm giữ thành. Cụ bị đạn giặc bắn sổ ruột còn dùng dây lưng buộc bụng lại đánh đến cùng.

Thời Cần Vương, sĩ phu Quỳnh Đôi như các ông Phan Duy Phổ, Hồ Trọng Miên… đều nhiệt liệt hưởng ứng.Tham gia khởi nghĩa chống Pháp có các cụ giải nguyên Nguyễn Quý Yêm bỏ quan theo Tống Duy Tân rồi bị Pháp bắt và xử tử nãm 1891 hay như cụ giải nguyên Dương Quế Phổ chống Pháp ở Quỳ Châu bị bắt giải về Vinh đã uống thuốc độc tự tử để giữ tròn danh tiết (1887). Cũng trong phong trào chống Pháp sau đó ít lâu nổi bật lên những gương mặt khí tiết của người Quỳnh Đôi như bà Lụa (Trần Thị Trâm), vợ ông Hồ Bá Trị, em ruột án sát Hồ Bá Ôn. Chồng bà hy sinh trong phong trào Cần Vương, bà ở vậy thờ chồng, nuôi con. Con bà chính là ông Hồ Học Lãm, một người yêu nước ở hải ngoại đã có công lao trong phong trào cách mạng của ta. Bà Lụa đã bôn ba từ Việt Nam sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn… và làm liên lạc cho các chí sĩ cách mạng. Bà bị giặc bắt, dụ dỗ, tra tấn song không hé rãng một lời. Chồng bà là bà con ruột thịt với cụ Hồ Bá Kiện, thân sinh ra cụ Hồ Tùng Mậu. Cụ Hồ Bá Kiện hoạt động trong phong trào Duy Tân, bị bắt ở Sơn Tây đày đi Lao Bảo, tổ chức cướp nhà tù bại lộ, bị giặc Pháp bao vây khi rút vào rừng, cuối cùng giặc đã giết hại cụ.

Thời Quang Phục hội, Tân Việt hay phong trào 30-31, Quỳnh Đôi đều có người tham gia. Có thể nói Quỳnh Đôi là cái nôi của cách mạng ở xứ Nghệ với các nhân vật nổi tiếng qua các thời kỳ như các ông Dương Ngọc Võ, Dương Văn Lan, Nguyễn Quý Thuyên, Hồ Mỹ Xuyên, Hồ Viết Thắng, Hồ Trọng Triêm, Nguyễn Như Huân… các cụ Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chấn.. . Cũng ít thấy có một làng mà có đến bốn đại biểu Quốc hội trong cùng khoá, trong đó có hai anh em ruột: Hồ Anh Dũng, Hồ Đức Việt và hai chú cháu: Nguyễn An Vinh, Nguyễn Như Vĩ … Cũng ở Quỳnh Đôi có hai Anh hùng chiến đấu và lao động: Cù Chính Lan, Hồ Thị Xinh. Ngoài ra Quỳnh Đôi còn cung cấp cho Nhà nước hiện nay hàng ngàn cán bộ chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật… Trong kháng chiến chống Pháp, giặc đã có lần đổ bộ lên Quỳnh Đôi đốt phá, cướp bóc. Quân dân Quỳnh Đôi đã anh dũng chống trả khiến bọn giặc phải rút lui. Trong chiến tranh chống Mỹ, quân dân Quỳnh Đôi cũng đã đóng góp không ít sức người, sức của. Những trung đội Bạch đầu quân của Quỳnh Đôi nổi tiếng là ”tuổi già, chí không già”. Những người con của Quỳnh Đôi đã ngã xuống trên khắp các chiến trường A, B, C, K không ít tô thêm cho trang sử vàng chiến đấu của Quỳnh Đôi.

Quỳnh Đôi còn có một vinh dự rất lớn là đã được cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và con là Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) về thăm. Nay ở Quỳnh Đôi duy nhất còn có một ngôi nhà tranh được giữ làm lưu niệm, đó là ngôi nhà của cụ cử Hồ Sĩ Tư (ông nội ông Hồ Viết Thắng), nơi cụ Phó bảng và con trai đã đặt chân đến.

Nguồn: Báo Văn nghệ


  Các Tin khác
  + Bế mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024 (02/12/2024)
  + Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại (12/11/2024)
  + Một cây cổ thụ là cây trôi đã sống 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây Di sản Việt Nam (26/09/2024)
  + Đến Hà Tĩnh, ngắm bình minh trên biển Hoành Sơn (17/09/2024)
  + Bản sắc SLNA - sự khác biệt tuyệt vời ở V.League 2024/2025 (31/08/2024)
  + Làng Đỏ - nơi”căm thù như biển lửa, đã đứng lên”… (31/08/2024)
  + Đại gia Trần Quang Luận và hệ sinh thái Thanh Thành Đạt nổi danh xứ Nghệ (15/08/2024)
  + Khát vọng Thanh Chương (11/08/2024)
  + Hà Tĩnh gặp mặt chúc mừng học sinh đoạt HCB Olympic Toán học quốc tế (02/08/2024)
  + Cầu Nhe - nơi ghi dấu tinh thần quả cảm của 53 liệt sỹ (23/07/2024)
  + Vô xứ Nghệ thăm quê Bác (13/07/2024)
  + Về lại Nậm Nơn (02/07/2024)
  + 48 giờ ở Nghệ An (17/06/2024)
  + Bến Thủy - cây cầu thế kỷ của xứ Nghệ (09/06/2024)
  + Đôi vợ chồng "thổi hồn" vào dân ca ví, giặm (06/06/2024)
  + 9 điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến miền Tây xứ Nghệ (26/05/2024)
  + Trần Đình Sơn - "cánh chim đầu đàn” của điền kinh Hà Tĩnh (25/05/2024)
  + Nghệ An: Cả làng kiếm bộn tiền từ con đặc sản "cưỡi máy bay xuất ngoại” (20/05/2024)
  + Chiêm ngưỡng hàng cây xà cừ cổ thụ trên quê hương Bác (20/05/2024)
  + Đổi thay trên quê hương Bác (20/05/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66344723

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July