Văn Nghệ
|
|
|
|
|
Chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2012): Vinh quang Nhà giáo Việt Nam - TS. Nguyễn Danh Bình
(GD&TĐ) - Cách đây 30 năm, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT ngày 28/9/1982 lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Việc lựa chọn ngày 20/ 11 hàng năm là ngày tôn vinh các thầy giáo, cô giáo – những người đảm nhiệm sứ mệnh vẻ vang “trồng người” đã thể hiện sự quan tâm to lớn và sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với đội ngũ nhà giáo nói riêng và ngành Giáo dục nói chung. Việc lựa chọn này là sự kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Đến nay ngày 20/11 không chỉ là ngày hội của riêng ngành Giáo dục mà thực sự đã trở thành ngày hội của toàn xã hội.
|
Chi tiết »
|
|
|
THEO DẤU BIÊN PHÒNG - Tùy bút của Nguyễn Hữu Quý
... Theo dọc đường biên, nối từ cột mốc này sang cột mốc khác là dấu chân người lính quân hàm màu lá cây, dấu chân đầm đẫm sương sớm sương chiều, vượt băng mưa nguồn suối lũ, đặt trên nhấp nhô cheo leo trùng điệp, đặt trên lởm chởm chênh vênh, khi là nắng om om, khi là rét buôn buốt...Ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, dấu chân ấy vẫn song hành cùng những cột mốc yêu dấu như khẳng định chủ quyền của Tổ quốc không bao giờ suy suyển, sai lệch, mất mát...
|
Chi tiết »
|
|
Tin Văn nghệ: Ra mắt tập thơ "Một thời tôi từng có"
(HNM) - Nhân kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2012), ngày 5-11, Hội Văn học nghệ thuật tại Liên bang Nga, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây và Thư viện Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt tập thơ viết về nước Nga mang tên "Một thời tôi từng có" của TS Ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng.
|
Chi tiết »
|
|
Tin Văn nghệ: Truyện Kiều - di sản văn hóa Việt
Ngày 3-11, tại trụ sở Viện Văn học Việt Nam, Hội Kiều học (Hội Khoa học nghiên cứu Truyện Kiều) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Hội. Buổi lễ thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và đông đảo những người yêu Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều.
|
Chi tiết »
|
|
Ngọt đắng canh quê
Chợ Đồng Hới (Quảng Bình) mùa này tấp nập người mua, kẻ bán. Hai bên lề đường, xen kẽ giữa hàng rau, thịt, cá là những o, những chị hàng nấm như đã ngồi đợi sẵn từ bao giờ. Trên những mẹt hàng, trong những chiếc làn nhựa, những cây nấm vừa nhú hình dáng tròn như quả trứng gà, nhìn béo múp, có màu tím đậm những cây lớn hơn có màu nâu tím- màu của những trái sim vừa chuyển màu, sắp chín những cây nấm đã già thì chỉ còn lại màu nâu thẫm. Tất cả như đang háo hức chờ đợi bàn tay người lựa nấm mang về.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Văn học Diễn đàn: Để văn học về LLVT và chiến tranh cách mạng xứng tầm hiện thực Nhà văn Văn Lê: Khơi dậy cảm hứng sáng tạo của nhà văn
ĐND- LTS: Nhập ngũ năm 1966, vào chiến trường B2 năm 1967, chiến đấu cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng rồi lại tái ngũ năm 1977 vào mặt trận 479, nhà văn Văn Lê đã có một thời gian dài sống và chiến đấu trên các chiến trường ác liệt. Vì thế, khi về làm việc tại Tạp chí Quân giải phóng năm 1974, tuần Báo Văn nghệ năm 1982 (Hội Nhà văn Việt Nam) và làm ở Hãng phim Giải phóng cho đến nay, Văn Lê viết nhiều tác phẩm về đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng. Ông có nhiều tác phẩm đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Quốc phòng. Nhà văn Văn Lê đã có cuộc trao đổi với PV Báo QĐND xung quanh diễn đàn văn học "Để văn học về LLVT và chiến tranh cách mạng xứng tầm hiện thực". Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
|
Chi tiết »
|
|
Thơ cho riêng anh
Em chẳng bao giờ có thể chối bỏ đâu/ Câu thơ cháy khi em mười bảy tuổi/ Những tháng năm tuổi thơ rong ruổi/ Tìm ánh sao chiều sóng sánh một dòng thương.
|
Chi tiết »
|
|
Thu tàn
Thu đã tàn rồi em biết không/ Cây trút lá vàng trước mùa đông/ Trơ vơ cành trụi, thân trơ trọi/ Dẫu đứng giữa rừng vẫn lẻ loi...
|
Chi tiết »
|
|
|
|
Tọa đàm “Văn học người Việt ở Liên bang Nga – một chặng đường”
VanVN.Net – Chiều 02/11/2012, tọa đàm “Văn học người Việt ở Liên bang Nga – một chặng đường” do Hội Hữu nghị Việt – Nga, Quỹ hỗ trợ quảng bá Văn học Việt Nam – Văn học Nga (Hội Nhà văn Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội được tổ chức tại trụ sở Trung tâm văn hóa Nga (số 501 Kim Mã – Hà Nội). Buổi tọa đàm đã làm sống dậy hình ảnh nước Nga tươi đẹp và nhiều gắn bó trong những trang viết của người Việt đã từng sống, học tập, công tác tại xứ sở Bạch dương thân thuộc.
|
Chi tiết »
|
|
|
|
|