Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 28/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ >
  Tọa đàm “Văn học người Việt ở Liên bang Nga – một chặng đường” Tọa đàm “Văn học người Việt ở Liên bang Nga – một chặng đường” , Người xứ Nghệ Kiev
 

 VanVN.Net – Chiều 02/11/2012, tọa đàm “Văn học người Việt ở Liên bang Nga – một chặng đường” do Hội Hữu nghị Việt – Nga, Quỹ hỗ trợ quảng bá Văn học Việt Nam – Văn học Nga (Hội Nhà văn Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội được tổ chức tại trụ sở Trung tâm văn hóa Nga (số 501 Kim Mã – Hà Nội). Buổi tọa đàm đã làm sống dậy hình ảnh nước Nga tươi đẹp và nhiều gắn bó trong những trang viết của người Việt đã từng sống, học tập, công tác tại xứ sở Bạch dương thân thuộc.

Những tác phẩm được giới thiệu tại tọa đàm

Có một xứ sở Bạch dương rất đỗi thân thuộc

Dịch giả Thúy Toàn, chủ tọa của buổi tọa đàm đã có bài phát biểu xúc động và tâm huyết với những người Việt đang hoạt động văn học nghệ thuật tại Liên bang Nga, ông muốn sau buổi tọa đàm này, sẽ có thêm nhiều trang viết nối tiếp những trang văn thơ từ xứ sở Bạch dương rất đỗi thân thuộc với hàng triệu người dân Việt.

Người dịch giả yêu văn chương của nước Nga vĩ đại như chính những trang văn của dân tộc mình này không khỏi bồi hồi khi kể về những kỉ niệm về nước Nga yêu dấu. Ông không khỏi tiếc nuối mảng văn học về đề tài này đang mất dần sự quan tâm của độc giả và của những người cầm bút.

Và cuộc tọa đàm này, là để khơi nguồn tiếp cho những dòng chảy, để những hình ảnh về xứ sở Bạch Dương “sương trắng nắng tràn” lại sống động trong mỗi trang văn, để văn học người Việt ở Liên bang Nga và hình ảnh nước Nga trong văn học Việt Nam được những nhà phê bình quan tâm và đặc biệt, tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước vốn có những gắn bó lâu nay.

 

 

Dịch giả Thúy Toàn

Sẽ là những người tiếp lửa

Theo dịch giả Thúy Toàn, từ thời kháng chiến chống Pháp đã có những cuốn sách viết về nước Nga như “Kể chuyện Liên Xô” của nhà văn Nam Mộc; nhà văn Đỗ Đức Dục cũng đã dịch và viết và viết rất nhiều về nước Nga từ những năm cuối thập niên 50. 
Thơ văn về nước Nga cũng vô cùng nhiều, ngoài những người học tập, công tác tại Nga còn có những người đi thăm nước Nga về sáng tác như Tô Hoài, Tố Hữu, Hoàng Trung Thông…

Có thể nói không ở nước nào có đội ngũ văn nghệ sĩ Việt kiều đông đảo như ở Liên bang Nga. Văn học của người Việt ở Nga cũng phát triển rất mạnh, hiện tại có Hội văn học nghệ thuật Việt Nam ở Liên bang Nga, có ra báo riêng.

Nhiều người khi về nước đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam như Nguyễn Tiến Hóa, Tô Hoàng, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Đình Chiến. Một số tác giả tên tuổi hiện vẫn đang sống ở Nga như Châu Hồng Thủy, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Kim Hiền…

Dịch giả Thúy Toàn, người đầu tiên dịch thơ Nga trực tiếp từ tiếng Nga sau thế thế hệ những dịch giả dịch thơ Nga qua các ngôn ngữ khác như Hoàng Xuân Nhị, Hoàng Trung Thông, dịch giả văn học Việt Nam đầu tiên nhận được Huân chương Hữu nghị Nga với 15 tập thơ Nga xuất bản, 4 tiểu thuyết, tập truyện ngắn, tác giả của bút ký "Nghĩ về những con đường nước Nga” và công trình khảo cứu đồ sộ “Hơn nửa thế kỷ thơ Nga ở Việt Nam”… đứng ra tổ chức buổi tọa đàm giống như lá cờ đầu đang đi tìm những người truyền lửa.

Bên cạnh sự đề dẫn của dịch giả Thúy Toàn, buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của nhà thơ Bùi Quang Thanh – Nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật người Việt ở Liên bang Nga với bài phát biểu nhiều xúc động.

Những tác phẩm của các tác giả gắn với nước Nga sáng tác gần đây cũng được giới thiệu tại tọa đàm như “Địa tầng đứt gẫy” của Nguyễn Tiến Hóa; “Matxcơva thời mở cửa” của Nguyễn Huy Hoàng, “Hoa bồ công anh” của Thiên Can, “Hoàng hôn nhớ” của Nguyễn Đình Chiến, “Ngẩng mặt kêu trời” của Tô Hoàng, “Heo may xứ tuyết” của Bùi Quanh Thanh, “Con kiến tật nguyền” của Nguyễn Đình Lâm, “Tuyết lạnh sau mặt trời” của Nguyễn Hiếu...

Hy vọng rằng, sau buổi tọa đàm nhiều tâm huyết của dịch giả Thúy Toàn sẽ có nhiều cây bút tiếp lửa, làm sống động thêm cả một mảng đề tài lớn trong nền văn học Việt Nam.

 

(Nguồn: vtc.vn)


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66154422

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July