Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Về Lam Kinh Về Lam Kinh , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Từ thành phố Thanh Hóa, ngược lên phía Tây Bắc chừng 50 km, dưới những tán rừng xanh um của xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa du khách sẽ được chiêm bái một quần thể di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ và cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hồi thế kỉ XV.

Sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc phương Bắc giành thắng lợi, năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long). Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ nơi vùng rừng núi hẻo lánh Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh (phân biệt với Đông Kinh).

Theo sử sách và bằng chứng từ các cuộc khai quật cho thấy, thành Lam Kinh được xây dựng khá quy mô với lối kiến trúc “nội công, ngoại quốc” gồm hoàng thành, thái miếu, ngọ môn, sân rồng, nhà tả vu, hữu vu… Thành Lam Kinh phía Bắc tựa vào núi Dầu, phía Nam hướng về sông Chu, trước có núi Chúa làm tiền án, bên tả có rừng Phú Lâm, bên hữu có núi Hương. Nơi đây có nhiều công trình xây dựng khá nguy nga, tráng lệ như ngọ môn, thái miếu, sân rồng, chính điện...
 



 Du khách tham quan khu Thái Miếu



 Sân rồng trước chánh điện trong khu vực thành Lam Kinh

Trải qua hơn 5 thế kỉ, hầu hết các công trình ở Lam Kinh đã trở thành phế tích, chỉ còn lại 4 công trình lăng mộ của các vị vua nhà Lê và một khu lăng mộ bà hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ vua Lê Thánh Tông).

Năm 1962, Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 1994, Nhà nước phê duyệt dự án phục hồi tôn tạo khoảng 50 hạng mục công trình, trong đó có những công trình lớn như: hệ thống la thành, sông Ngọc, Tây hồ, giếng cổ, ngọ môn, sân rồng, sân chầu, các tòa thái miếu, chánh điện, các khu lăng mộ… Hiện nay, đây là một trong những địa chỉ du lịch nổi tiếng của xứ Thanh.

Để vào khu trung tâm hoàng thành Lam Kinh, du khách leo qua một chiếc cầu đá có dáng cong cong bắc qua dòng sông Ngọc nước xanh biêng biếc. Qua cầu độ 50m, du khách sẽ gặp một bãi cỏ xanh mượt, phía bên hữu có một cái giếng cổ, nước trong leo lẻo.
 



 Giếng cổ trong khu di tích Lam Kinh



 Khuôn viên khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ



 Hàng tượng đá đứng chầu bên lăng mộ vua Lê Thái Tổ

Đi tiếp sẽ đến cửa ngọ môn, bên trong cửa, phía bên tả có cây đa cổ thụ hơn 300 tuổi xòe bóng trùm kín lên nóc ngọ môn. Tiếp đến là sân rồng, hai bên có rừng cây xanh mát. Đi qua sân rồng là tới khu chánh điện. Đây là nơi vua thiết triều và nghị bàn việc nước. Chánh điện là ba tòa nhà lớn làm bằng gỗ, được đánh giá là có giá trị đặc biệt quan trọng về mặt nghệ thuật kiến trúc thời Lê Sơ. Tuy nhiên, công trình này đã trở thành phế tích và hiện đang trong quá trình tôn tạo, phục dựng. Phía sau chánh điện là 9 tòa thái miếu, nay đã được phục hồi thành công.

Từ khu trung tâm hoàng thành, men theo những con đường lát gạch đỏ như son tỏa ra khắp các hướng dưới tán rừng, du khách sẽ đến với những khu lăng mộ của các vị vua nhà Lê nằm nép mình dưới tán rừng thanh u, hoặc leo lên đỉnh núi Dầu lộng gió, hay ra ngắm cảnh Tây hồ hoang sơ mà kiều diễm.



 Di tích nền móng Ngọ Môn tại khu di tích Lam Kinh



 Một số hiện vật cổ được phát hiện tại khu di tích Lam Kinh

Ngoài việc thưởng lãm cảnh đẹp và khám phá các giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử, hàng năm, vào ngày 22 tháng 8 âm lịch, tức nhằm ngày giỗ vua Lê Thái Tổ, du khách lại có cơ hội về dự lễ hội Lam Kinh để được hòa mình vào không khí lễ hội của người dân vùng sơn cước xứ Thanh với nhiều trò vui dân gian truyền thống. Và đây cũng là dịp để tưởng nhớ lại công lao hiển hách của một vị vua nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.



 Du khách tham quan nhà trưng bày hiện vật trong khu di tích Lam Kinh

(Theo BAVN)

                     Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59759970

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July