Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 15/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Lê Văn Hiến: Bộ trưởng "cá gỗ" vì việc chung Lê Văn Hiến: Bộ trưởng "cá gỗ" vì việc chung , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


“Cái gì có lợi cho việc chung thì cứ làm” - Đó là lời chấp nhận của cụ Lê Văn Hiến khi tôi ngỏ lời xin phép được xuất bản hồi ký của Cụ và đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất của tôi với nhà cách mạng lão thành này.

Nghiệm lại, hình như câu nói trên cũng là phương châm sống và làm nên sự nghiệp cũng như thanh danh của Lê Văn Hiến. “Việc chung” thời Cụ Hiến là việc nước, việc dân và việc “tu thân tề gia” trước khi mong “trị quốc, bình thiên hạ”  theo quan niệm của thế hệ của Cụ.
 
Đạo lý của một người yêu nước

Lê Văn Hiến sinh năm 1904 và mất năm 1997, khoảng thời gian gần trọn  thế kỷ XX, thế kỷ nhiều biến động nhất, nhiều thử thách nhất và cũng là bước ngoặc to lớn nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta. Thế kỷ của đọa đầy dưới chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân phát xít, thế kỷ của chiến tranh chống xâm lược, thế kỷ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, hội nhập với thế giới và lựa chọn con đường phát triển cho đất nước.

Sống ở thế kỷ đó, Lê Văn Hiến đã dấn thân theo đạo lý của một người yêu nước hơn là theo một học thuyết, nhưng may mắn hơn là ngay từ buổi mới trưởng thành đã gặp được một tấm gương rồi trở thành một ngọn cờ, đó là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.


 
Hội đồng Chính phủ tại ATK, Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến - 
người thứ nhất từ trái sang


Ngay trong chặng đường đầu tiên của cuộc đời hoạt động, Lê Văn Hiến đã đọc và tìm cách in lại cuốn “Đường Kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc vào năm 1928 cũng là năm tham gia tổ chức  Hội Thanh niên Cách mạng Đồng chí thành lập lần đầu tiên ngay trên quê hương Đà Nẵng của mình. Lê Văn Hiến đã tham gia Tỉnh uỷ đầu tiên của tổ chức này cùng với người bạn đời đầu tiên của mình là Thái Thị Bôi.

Xuất thân từ một người có học lại có được một vị trí xã hội đảm bảo cho một cuộc sống phong lưu, nhưng Lê Văn Hiến tự chọn con “Đường Kách mệnh” vì coi đó là việc chung của đất nước. Đó là con đường giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoại bang mà thành phố Tourane (Đà Nẵng) quê hương khi đó đã là nhượng địa của thực dân Pháp. Vì việc chung ấy mà cả 2 vợ chồng Lê Văn Hiến chấp nhận tù đầy với tội danh “hoạt động cộng sản” vào thời điểm cao trào đấu tranh do Đảng Cộng sản Đông Dương đang diễn ra sôi nổi và vấp phải sự đàn áp khốc liệt của thực dân trên cả nước.

Đến thời kỳ Mặt trận Bình dân, năm 1936 Lê Văn Hiến mới được ra tù và theo chủ trương của tổ chức cách mạng, Lê Văn Hiến tham gia Đảng Xã hội của Pháp chi nhánh Đông Dương. Giống như ở ngoài Bắc, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp (với các bút danh Qua Ninh và Vân Đình)  viết sách “Vấn đề Dân cày”, thì ở miền Trung, Lê Văn Hiến và Nguyễn Sơn Trà cũng viết và xuất bản sách “Vấn đề Dân cày” và vì việc chung mà dấn thân vào hoạt động nghị trường trong cuộc Vận động Đông Dương Đại hội cũng như tham gia bầu cử Viện Dân biểu Trung Kỳ .
 
Được giao tiếp quản một số tài sản của triều đình Huế

Để hỗ trợ cho cuộc vận động dân chủ, năm 1938, Lê Văn Hiến nhận nhiệm vụ viết sách “Ngục Kontum” để  tố cáo tội ác thực dân cùng lúc với cuốn sách của nhà báo cánh tả André Viollis “Indochine SOS” (Đông Dương cấp cứu) đang làm xúc động dư luận nước  Pháp.

Hoạt động công khai và tham gia Đảng Xã hội (đang cầm quyền ở chính quốc) nhưng Lê Văn Hiến trong con mắt của chính quyền thuộc địa không chỉ là “kẻ phiến loạn” mà còn là “những tên cầm đầu cộng sản” như trong các văn bản của mật thám nêu đích danh. Và Lê Văn Hiến lại bị bắt vào tháng 2/1938, trước cả khi chính quyền thuộc địa có chủ trương đàn áp sau khi Mặt trận Bình dân đổ.


 
Tác phẩm “Nhật ký của một Bộ trưởng” và “Chuyến công cán đặc biệt” được 
Bộ trưởng Lê Văn Hiến viết trong thời kỳ kháng chiến


Ra khỏi nhà tù thực dân vào đâu năm 1945, sau khi phát xít Nhật đã thế chân thực dân Pháp thống trị đất nước ta, Lê Văn Hiến cũng vì việc chung mà sáng suốt đưa ra chủ trương “thương lượng” với Nhật để tạo cơ hội cho cách mạng thành công. Giống như Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch ở Nam Bộ, nhờ đó khi cơ hội đến việc giành chính quyền của Việt Minh diễn ra một cách thuận lợi ở Đà Nẵng cũng như ở Sài Gòn. Lê Văn Hiến được tín nhiệm giữ trọng trách là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời của thành phố Đà Nẵng (lúc này còn mang tên nhà yêu nước Thái Phiên).

Nhưng vừa làm tròn trách nhiệm cách mạng với quê hương, Lê Văn Hiến đã được bầu vào Uỷ ban Dân tộc Giải phóng, theo giới thiệu của Nguyễn Chí Thanh đại diện Trung Kỳ tham gia Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào, và đựơc Chủ tịch  Hồ Chí Minh mời ra thủ đô để đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Lao động trong Chính phủ Lâm thời.

Trên đường đi, Lê Văn Hiến với tư chất của một trí thức cách mạng đã được Bác Hồ tin cậy giao trọng trách tiếp quản một số tài sản của triều đình Huế và tháp tùng công dân Vĩnh Thuỵ cũng như Hoàng thân Lào Souphanuvong ra Hà Nội. Và ngày 5/9/1945 lần đầu tiên Lê Văn Hiến được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả “Đường Kách mệnh” năm xưa đã cuốn hút cả một thế hệ dấn thân vì “việc chung”.

Kể từ đó, Lê Văn Hiến tận tụy thực hiện mọi nhiệm vị mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy giao phó. Có lẽ Lê Văn Hiến là người đầu tiên cảm nhận trong tâm thức của mình rằng Hồ Chí Minh là “Ông Thánh” của dân tộc Việt Nam (Nhật ký, ngày 30/9/1947).
 
Lê Văn Hiến tự xét mình

Trong tiểu sử chính trị của mình, Lê Văn Hiến chưa từng tham gia Trung ương Đảng, ông từng mang hàm bộ trưởng, đại sứ, phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia (tiền thân của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Kế hoach và Đầu tư); ông còn được nhân dân tín nhiệm bầu vào Quốc hội các hoá I,II,III  và cuối đời được các bậc lão thành tín nhiệm đứng đầu Câu lạc bộ Thăng Long.

Nhưng những việc Lê Văn Hiến được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó đều là những việc quan trọng và vào những thời điểm hệ trọng. Đó là Bộ trưởng Bộ Lao động trong 6 tháng của Chính phủ Lâm thời (8/1945 - 3/1946), Bộ trưởng Bộ Tài chính trong 12 năm liên tục (1946-1958) từ lúc phát hành đồng tiền đầu tiên trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cho đến khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

Tiếp đó, Lê Văn Hiến có hơn 3 năm tham gia gây dựng Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia chuẩn bị cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội khởi đầu bằng Kế hoạch 5 năm lần thức nhất (1960-1965). Những biến chuyển của tình hình thế giới và để bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp thiêng liêng là giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, Lê Văn Hiến nhận nhiệm vụ trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam tại Vương quốc Lào thời Chính phủ Liên hiệp 3 bên vừa được thiết lập (1962) để đảm nhận sứ mạng như Bác Hồ đã xác định “giúp bạn là giúp mình”. Đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất (1975-1976), Lê Văn Hiến cũng hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã giao phó cho mình.

Ở tuổi đã ngoài “thất thập cổ lai hy”, Lê Văn Hiến trở về với cuộc sống đời thường nhưng vẫn không đứng ngoài việc chung khi chia sẻ  với các đồng chí lão thành của mình trong 18 năm là người sáng lập và chủ nhiệm Câu lạc bộ Thăng Long...

Cuộc đời của Lê Văn Hiến không chỉ tìm thấy trong một lý lịch của một vị lão thành cách mạng mà có con số  thống kê cho biết đã 6 lần chuyển đổi vị trí công tác, tham gia thực hiện hơn 50 nhiệm vụ khác nhau trong bộ máy lãnh đạo, có 5 lần giữ hàm bộ trưởng... Cuộc đời ấy còn thấy được ở một nhân cách tạo nên những ấn tượng sấu sắc với nhưng người đương thời và một tấm gương cho các thế hệ noi theo.

Ký ức về Lê Văn Hiến của những người cùng thời hoặc có điều kiện gần gũi, cũng như những gì nhà lão thành cách mạng này gửi trong những tác phẩm của mình, đặc biệt là với những ghi chép chân thực trong các tập hồi ký cho chúng ta hình ảnh một con ngưòi của lịch sử nhưng không hoành tráng bởi cương vị hay những chiến công mà là hình ảnh của một con người giản dị luôn làm tròn bổn phận của mình đối với “việc chung”, việc dân, việc nước và việc được Bác Hồ giao phó.

Ngoài lòng yêu nước, Lê Văn Hiến có một nguồn động lực to lớn là sức hút của Hồ Chí Minh mà Cụ luôn coi đó là một tấm gương thánh thiện.

Vào dịp sinh nhật Bác Hồ năm 1949, Lê Văn Hiến viết trong nhật ký của mình :"19/5/1949: Nhân ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch, tất cả nhân viên có dịp nhắc nhở sự nghiệp bất hủ của Cụ và nhìn vào gương sáng ấy mà tự liên hệ đến mình, gọt rửa tất cả những vết lọ xấu xa trên nét mặt cũng như trong trí óc. Tu dồi đức tính để xứng đáng một người dân mới, trong một quốc gia mới, dưới sự lãnh đạo của một vị lãnh tụ như Hồ Chủ tịch”.

Và Lê Văn Hiến tự nhận xét về mình :"Theo lời dạy của Hồ Chủ tịch về cần kiệm liêm chính, mình tự xét mình chưa có gì đáng thẹn với 4 chữ ấy. Chỉ ngại thiếu tài chứ sự siêng năng cần mẫn thì chắc có. Về tính tiết kiệm, khỏi lo ai nói mình bốc giời xa xỉ mà chỉ nghe người ta thường cho mình là: cá gỗ hạng nặng”. Về liêm khiết và chính trực, tự vấn lương tâm thật không có gì đáng thẹn. Đây là 4 điểm quan trọng đối với mình”.

Dương Trung Quốc 

Theo quehuongonline


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66418532

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July