Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Ỷ Lan - Vị Nguyên phi có tài trị nước, an dân Ỷ Lan - Vị Nguyên phi có tài trị nước, an dân , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yến, cũng có sách ghi tên bà là Lê Thị Yến Loan hay Lê Thị Khiết. Ỷ Lan nghĩa là dựa vào cây lan, đó là hình ảnh hết sức độc đáo của cô thôn nữ vùng Thổ Lỗi, sau này đổi là Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm - Hà Nội ngày nay).

Theo truyền thuyết, Ỷ Lan sinh ngày 7 tháng 3 năm Giáp Thân (1044), lúc lên 10 tuổi thì mẹ mất, bố lấy vợ kế nhưng ít lâu sau cũng qua đời. Ỷ Lan là một cô gái rất xinh đẹp và chăm làm.

Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan

Sử cũ chép rằng, bấy giờ Lý Thánh Tông đã 40 tuổi mà chưa có con trai nối ngôi, lòng lấy làm lo lắng, bèn đi cầu tự ở khắp nơi. Mùa xuân năm 1063, vua Lý Thánh Tông đi cầu tự ở chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Khi đi qua hương Thổ lỗi, ngài vén rèm nhìn ra, thấy thần dân đang sụp lạy, duy từ xa có người con gái  tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo:

Tay cầm bán nguyệt xênh xang,

Một trăm ngọn cỏ lai hàng tay ta.

Lý Thánh Tông lấy làm lạ, sai quân lính đưa cô đến trước xe hỏi chuyện. Thấy cô gái bội phần xinh đẹp, lại đối đáp lưu loát, thông minh dịu dàng, vua liền truyền đưa về kinh thành Thăng Long.

Nhà vua lấy ngay hình ảnh của kỷ niệm buổi đầu gặp gỡ ấy làm hiệu cho nguyên phi, người đương thời cũng như người bao thế kỷ qua nhân đó mà gọi là Nguyên phi Ỷ Lan.

Vua cho xây dựng một cung điện riêng (nay là đình Yên Thái, phường Hàng Gai, Hà Nội) đặt tên là cung Ỷ Lan.

Không lấy việc chau chuốt nhan sắc mong chiếm được tình yêu của vua, mà quan tâm đến hết thảy mọi công việc trong triều đình. Ỷ Lan khổ công học hỏi, miệt mài đọc sách nên chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người đều kinh ngạc trước sự hiểu biết uyên thâm về nhiều mặt của Ỷ Lan, triều thần bái phục người có tài.

Năm 1066, Ỷ Lan sinh hạ hoàng tử Càn Đức (sau là vua Lý Nhân Tông, 1072-1127). Nhà vua vì đặc biệt quý Nguyên phi Ỷ Lan, vào năm 1068 đã cho đổi gọi nguyên quán của Ỷ Lan là làng Thổ Lỗi thành làng Siêu Loại (nghĩa là vượt lên trên đồng loại). Địa vị của Ỷ Lan trong hoàng tộc càng trở nên vững vàng.

Ỷ Lan không phải chỉ là cô gái đẹp mà còn là người tài cao, sắc sảo và rất có bản lĩnh. Hoàng đế Lý Thánh Tông quả đúng là người có con mắt nhìn người rất tinh tường.

Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông thân chinh cầm quân đi đánh phương Nam, đã trao quyền nhiếp chính không phải cho Hoàng hậu Thượng Dương, cũng không phải cho Tể tướng Lý Đạo Thành, mà giao cho Ỷ Lan.

Nguyên phi Ỷ Lan được tin cẩn trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình, nghĩa là gần như cho bà làm vua khi vua vắng mặt.

Cũng ngay năm ấy, nước Đại Việt không may bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhiều nơi sinh loạn. Thử thách quá lớn đối với vị nữ nhiếp chính còn rất trẻ. Nhưng nhờ có kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán táo bạo, loạn lạc đã được dẹp yên, dân đói đã được cứu sống.

Vua đánh giặc lâu không thắng bèn giao binh quyền cho Lý Thường Kiệt, đem một cánh quân nhỏ quay về, dọc đường về đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), nhà vua nghe quan lại và dân ca ngợi  Nguyên phi có tài trị nước, lòng lấy làm xấu hổ mà nói: "Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, ta là nam nhi mà chẳng làm được gì hay sao?". Nói rồi quyết chí cho quân quay lại đánh tiếp và thắng trận giòn giã. Lần này, ngài đã bắt được Chế Củ và Chế Củ xin đem đất ba châu: Địa Lý, Ma Tinh, Bố Chính (tức vùng Quảng Bình, Quảng Trị) để chuộc tội.

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông đột ngột qua đời, thái tử Càn Đức lên ngôi mới có 7 tuổi, đó là Lý Nhân Tông. Triều Lý không tránh khỏi rối ren. Nhưng khi Ỷ Lan trở thành hoàng thái hậu nhiếp chính và Lý Thường Kiệt nắm quyền nguyên soái thì nước Đại Việt lại khởi sắc, nhanh chóng thịnh cường.

Ỷ Lan đã thi hành những biện pháp dựng nước, yên dân, khiến cho thế nước và sức dân mạnh hẳn lên. Bởi vậy, năm 1077 khi Tống triều cử Quách Quỳ, Triệu Tiết đem đại binh sang xâm lược, với toàn quyền điều khiển triều đình, Ỷ Lan đã huy động cả dân tộc cầm vũ khí đánh bại quân thù.

Ở địa vị tột đỉnh của hiển vinh, nhưng Ỷ Lan vẫn không quên cảnh ngộ của những người phụ nữ nghèo hèn, những người đã và đang sống cuộc đời còn thua kém hơn cả thuở hàn vi của bà.

Sách sử chép rằng, vào năm Quý Mùi (1103), chính Ỷ Lan đã phát tiền ở kho nội phủ để chuộc con gái nhà nghèo bị bán do ở đợ, đem họ mà gả cho những người đàn ông góa vợ.

Bàn về sự kiện này, sử thần ngô Sĩ Liên nói: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy".

Về già, Ỷ Lan để tâm làm việc thiện, xây chùa và nghiên cứu về đạo Phật. Ỷ Lan là người sùng Phật. Tính đến năm (1115), bà đã cho xây cất 150 chùa, đền, trong đó có chùa Từ Phúc ở quê hương (Dương Xá, Gia Lâm).

Sử cũ có lời định đoán rằng, hẳn là bà sám hối về việc bức hại Dương thái hậu và 72 thị nữ nên mới làm như vậy (Đấy là lỗi lớn của bà, sử không bỏ qua và chính Ỷ Lan cũng tự lấy làm tiếc).

Nguyên phi Ỷ Lan qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm Đinh Dậu (1117), được đặt tên thụy là Phù thánh Linh Nhân hoàng thái hậu.

Đương thời, cảm ơn đức cao dày của bà, nhân dân đã tôn vinh bà Ỷ Lan là "Quan âm nữ". Bà là một trong những danh nhân có tài trị nước xuất chúng của dân tộc, một phụ nữ sáng danh của lịch sử nước nhà.

Quần thể khu di tích Ỷ Lan có chùa, đền, điện, sơn trang thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thuộc thành phố Hà Nội. Chùa và đền thờ nguyên phi Ỷ Lan còn có tên gọi chùa "bà Tấm", đền "bà Tấm", chùa Cả, đền Cả.

Chùa có tên "Linh Nhân Tư phúc Tự" do chính Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan xây dựng, nhiều ngôi chùa khác khánh thành vào tháng 3 năm Ất Mùi (1115).

Hàng năm, nơi đây có hai kỳ lễ hội lớn được tổ chức vào 20 tháng 2 âm lịch và ngày 25 tháng 7 âm lịch.

Hội tháng hai là hội chính, hội 25 tháng 7 tương truyền là ngày giỗ của Ỷ Lan, và là ngày bà làm lễ giải oan cho hoàng hậu Thượng Dương cùng 72 cung nữ bị chết oan.

Di tích đền Ghềnh ở xã Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên cũng là nơi thờ tượng bà Ỷ Lan. Nơi đây, hàng năm tổ chức lễ hội tưởng niệm bà hai lần, từ mồng 5 đến 16 tháng 3 âm lịch mừng ngày sinh và 25 tháng 7 là ngày mất của bà./.

(TTXVN/Vietnam+)

 

  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60640086

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July