Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 06/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Ga hỏa xa Đà Lạt - Kiệt tác độc đáo nhất Đông Dương Ga hỏa xa Đà Lạt - Kiệt tác độc đáo nhất Đông Dương , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Với những giá trị văn hóa lịch sử và kiến trúc độc đáo có một không hai ở Đông Dương, Ga hỏa xa Đà Lạt là một điểm đến không thể bỏ qua của nhiều du khách khi đến với thành phố đồi núi mộng mơ.
Nằm ở độ cao 1.500 mét so với mặt nước biển, Ga hỏa xa Đà Lạt là nhà ga có độ cao cao nhất Việt Nam. Ngoài ga Hải Phòng, thì ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.

Ga Đà Lạt (Nguồn: w3.lamdong.gov.vn) 


Được xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1936, ga Đà Lạt do hai kiến trúc sư Moncet và Revéron thiết kế. Đơn vị thi công là nhà thầu Võ Đình Dung; kinh phí xây dựng là 200.000 france.

Trước đây, khi xây dựng nhà ga xe lửa, thường người ta chỉ chú trọng về mặt kỹ thuật xây dựng mà thôi. Riêng ga Đà Lạt là trường hợp đầu tiên người ta đã đưa cả yếu tố mỹ thuật kiến trúc và ý nghĩa của công trình vào việc xây một công trình có tính kỹ thuật.

Nhà ga mô phỏng hình ảnh dãy núi LangBiang hùng vĩ, tòa nhà chính với 3 vòm mái nhô cao như 3 đỉnh núi. Sự tài tình của các kiến trúc sư là một mặt họ giữ được nét đặc trưng của Đà Lạt, mặt khác lại đưa nét kiến trúc độc đáo của Pháp vào thông qua những mái vòm…

Để tạo thành một tổng thể kiến trúc hài hòa và độc đáo, hai ông đã chọn vị trí xây dựng nhà ga Đà Lạt bên cạnh trường Trung học Yersin. Nằm trên sườn đồi dài bằng phẳng, nhà ga có chiều dài 66m, rộng 11,5m, cao 11m. mặt đứng nhà ga tượng trưng cho mùa hè, chiếc đồng hồ đặt trên đỉnh mặt tiền nhà ga nhắc du khách nhớ lại thời gian mà vị bác sĩ mang tâm hồn lãng tử Yersin đặt bước chân đầu tiên chinh phục cao nguyên LangBiang: 15giờ 30 phút ngày 21-6-1936. 

Đây là công trình được xếp vào loại có quy mô lớn, có kiến trúc đẹp và độc đáo của Thành phố Đà Lạt và của cả nước. Công trình từng được đánh giá không những là nhà ga đẹp nhất ở Đông Dương mà còn cả của Pháp.

Ga hỏa xa Đà Lạt chịu nhiều ảnh hưởng của kiểu kiến trúc hiện đại. Mặt bằng được tổ chức theo nguyên tắc gần như đối xứng qua một trục vuông góc với mặt tiền. Một phòng lớn ở giữa và các phòng phụ nhỏ nối dài sang hai bên. Bố cục đăng đối thể hiện giữa các bộ phận kiến trúc: ở mái ngói đỏ cao vút, những phần mái gấp, mái bẻ góc và ở những ô cửa sổ cùng với bức tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa. Sự đồ sộ của công trình còn thể hiện rõ trên mặt cắt qua hệ kèo đỡ mái bằng bê tông cốt thép có chiều cao hơn 6 mét, bằng với chiều cao của không gian sử dụng chính.

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là toàn bộ khối mái của công trình. Đập ngay vào mắt người thưởng thức là 3 chóp mái tiếp nối liền nhau chạy suốt từ đỉnh xuống bờ mái đón ở lối vào sảnh chính. Phía dưới của chóp mái có gắn dòng chữ nổi Đà Lạt khá lớn. Vuông góc với 3 mái theo chiều ngang của công trình là 2 mái dọc chạy về 2 phía và bẻ góc ở phần rìa mái. Tương ứng với 3 chóp mái là 3 cửa số với nhiều ô kính nhỏ, tạo nên sự khoáng đạt cho mặt tiền và cho cả tòa nhà.
 

Không gian nội thất được chiếu sáng lung linh bởi các ô cửa kính nhiều màu ở phần chân mái. Đây chính là phòng chờ cho hành khách, một không gian rộng lớn với các góc cạnh và đường nét ngay hàng thẳng lối, cao lớn, uy nghi mà cũng thật giản dị. Tất cả các chi tiết đều toát lên vẻ hoàn mỹ của tổng thể công trình. Toàn bộ khối nhà tạo cho ta sự liên tưởng tới những đỉnh núi nhấp nhô của vùng đất cao nguyên.

Ga hỏa xa Đà Lạt còn có một “báu vật” cổ là chiếc đầu máy hơi nước chạy bằng than củi, do Nhật Bản sản xuất năm 1936.

Nhà hỏa xa Đà Lạt nằm trong dự án tuyến đường sắt từ Tháp Chàm đi Đà Lạt do toàn quyền Paul Doumer phê duyệt và khởi công xây dựng từ năm 1908.

Tuyến đường sắt của Ga hỏa xa Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray răng cưa dài 16km. Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất Việt Nam và của cả thế giới. Mỗi ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm-Đà Lạt-Nha Trang; Tháp Chàm-Đà Lạt; Sài Gòn-Tháp Chàm-Đà Lạt đều đều lăn bánh.

Năm 2002, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công nhận Ga hỏa xa Đà Lạt là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đây cũng là nhà ga xe lửa duy nhất trong cả nước được công nhận danh hiệu này.

Sau khi người Pháp rời Việt Nam, việc chạy tàu từ Đà Lạt đi Tháp Chàm vẫn được duy trì. Đến thời Mỹ chiếm đóng, tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ việc vận chuyển thiết bị cho chiến tranh nên đã bị quân giải phóng cắt đứt và nhà ga ngừng hoạt động cho đến ngày giải phóng; tuyến đường sắt được khôi phục và chính thức kéo còi trở lại vào tháng 5 năm 1975. 

Tuy nhiên, sau năm 1975, Ga hỏa xa Đà Lạt dường như bị lãng quên do việc vận chuyển khách đến Đà Lạt hầu hết bằng ô tô. Nhà ga chỉ được đánh thức ở cuối thập kỷ 90, khi Công ty Du lịch Lâm Đồng đưa nhà ga vào danh sách khai thác du lịch của thành phố.

Hiện nay, tuyến đường sắt được đưa vào phục vụ với mục đích là tuyến đường du lịch, với 7 km, từ Ga Đà Lạt đến “ga” Trại Mát./.

(TTXVN)
 
 
 

  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60712358

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July