Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 04/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Kỳ bí võ sáo của người Yên Thế Kỳ bí võ sáo của người Yên Thế , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Võ sáo là loại võ cổ truyền biến ảo khó lường với những chiêu thức võ thuật tinh diệu kết hợp cùng tiếng sáo du dương. Tiếng sáo khi trầm bổng, lúc khoan thai như suối chảy, lúc lại dồn dập, ào ạt đầy quyền uy và sức mạnh.


Nhắc tới cuộc khởi nghĩa Yên Thế, Bắc Giang chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đều biết đến, được nghe danh về một thời oanh liệt mà đầy bi tráng của cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược đầu thế kỷ 20. Thế nhưng, mấy ai đã được chứng kiến và thưởng thức một sản phẩm đầy chất thơ, chất huyền thoại lãng mạn, đầy hào khí của nhà binh nơi trận mạc - đó là võ sáo. Đây là một loại hình võ thuật mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc hiện đang được khôi phục trên quê hương của cụ Đề Thám.



 Võ sư Trịnh Như Quân thổi bài sáo “Bóng trăng Phồn Xương” bằng cây sáo sắt ""Rồng giun"  dài hơn 2m, nặng 5kg


Võ sáo hay người ta vẫn gọi là “thiết địch” đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay và có nguồn gốc ở vùng rừng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang. Trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài suốt 30 năm do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, thì võ sáo đã được những người lính trong nghĩa quân sử dụng rộng rãi. Võ sáo không sử dụng sáo bằng tre, trúc đơn thuần mà phải bằng sắt, rất to và nặng. Cách sử dụng các đòn thế tương tự phương thức của đao kiếm và thấp thoáng bóng dáng của đoản côn. Nét độc đáo nhất của võ sáo là được sử dụng trong giai điệu nhạc cổ truyền của dân tộc. Khi thể hiện ngón võ này, ngoài những công phu trong võ thuật, người võ sĩ còn phải là một nghệ sĩ thả hồn trong những bản nhạc lãng mạn, bay bổng mà vẫn không quên mình đang là một tráng sĩ oai hùng giết giặc nơi sa trường. Qua tiếng sáo người nghe cảm nhận được nội lực, khí lực của người thổi sáo. Người luyện võ sáo đến độ tinh thông có thể điều khiển cây sáo sắt theo ý muốn. Vì vậy mà bài võ sáo khi thi triển có thân pháp uyển chuyển, đón thế có lúc ào ạt mạnh mẽ như vũ bão, có lúc lại mềm mại hư ảo như ánh trăng loang loáng trên mặt hồ khiến cho đối phương không thể đoán định được.

Theo như một số sách vở còn ghi chép lại ở Bảo tàng tỉnh Bắc Giang thì môn võ sáo đích thực là do những người dân vùng rừng núi Yên Thế sáng tạo ra. Tuy nhiên ông tổ của môn võ này thì đến nay cũng chưa rõ là ai. Võ sáo đã được người dân ở Yên Thế sử dụng từ rất lâu trước khi được nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám dùng như một vũ khí lợi hại. Ngay sau khi nghĩa quân Yên Thế thất bại thì võ sáo cũng đã bị mai một theo thời gian. Suốt gần một thế kỷ sau, người ta không còn nhắc đến cái tên võ sáo nữa và người chơi nó cũng vắng bóng.



 Võ sinh trường tiểu học Phồn Xương – Yên Thế trong trang phục và cây sáo
tái hiện hình ảnh nghĩa quân Yên Thế xưa


Trong những năm trước đây ở vùng Yên Thế, người ta biết đến võ sư Triệu Uý, có thể nói cụ là người duy nhất kế tục đựơc truyền thống võ sáo của cha ông. Cả cuộc đời cụ Triệu Uý gắn liền với môn võ độc đáo này. Theo như một số người dân kể lại, trước đây vào mỗi sáng họ lại thấy cụ Triệu Uý múa vài bài võ sáo ở vùng đất ven đồi. Tuy hồi ấy tuổi cụ đã rất cao, nhưng những bài võ sáo mà cụ biểu diễn thì vẫn rất uyển chuyển, điêu luyện. Cụ luôn luôn là một tấm gương về ý chí rèn luyện cho con cháu và học trò noi theo. Cụ đã nhận nhiều lớp học trò và truyền lại bí quyết môn võ này với mong muốn nó sẽ được lưu truyền đến các thế hệ sau. Nhưng quả thực môn võ sáo này rất kén người học. Khi cụ Triệu Uý mất thì chỉ có mỗi ông Trịnh Như Quân, học trò của cụ là cơ bản lĩnh hội được những nét tinh hoa của môn võ này. Hiện nay ông Quân là một trong số rất ít người biểu diễn được thành thục, có hồn môn võ sáo này.
Với năng khiếu và bản lĩnh võ thuật, ông Trịnh Như Quân đã học được âm thanh và các ngón võ biến ảo của cây sáo sắt. Đến năm 1993, ông Quân bắt đầu biểu diễn bài "Bóng trăng Phồn Xương" và võ sáo đã chính thức được ghi vào "Sổ tay võ thuật toàn quốc". Sau đó, với các chiêu võ sáo, ông Quân liên tiếp đoạt nhiều giải đặc biệt trong các hội diễn thể thao, văn hoá các dân tộc trong cả nước.

Võ sư Trịnh Như Quân chia sẻ: “Có khi là đánh nhau nhưng vì một bài sáo thôi mà cả những đám tàn quân, thổ phỉ hay là quân giặc đều thấy chán ngán muốn trở về quê hương. Tùy theo nỗi lòng của người tráng sĩ ấy mà nó nhắn nhủ hoặc làm một công việc chính trị nào đó thì phải lãng mạn như thế mà lại cảm hóa được quân địch, vừa là có uy thế với quân địch”.

Với nhiều năm nghiên cứu môn võ độc đáo này, đến nay, võ sư Trịnh Như Quân vẫn có sự sáng tạo và đang tiếp tục phổ biến, truyền dạy tinh túy của môn võ này tới thế hệ trẻ, mặc dù để có được người tiếp nhận được hết cái tinh túy và độc đáo của môn võ này không phải dễ. Thế nhưng dù sao đây cũng là một tín hiệu đáng mừng về một môn võ độc đáo không bị mai một đi vào quên lãng. Những thế hệ trẻ rồi đây sẽ lại tiếp bước truyền thống cha ông oai hùng, gìn giữ, phát huy môn võ cổ truyền đầy chất huyền bí của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám năm xưa. “Bóng trăng phồn xương” - bài võ bí truyền của môn võ sáo giờ đây sẽ không chỉ vang bóng một thời mà sẽ tiếp tục được thăng hoa, tỏa sáng bởi những thế hệ hậu duệ.

Thanh Thảo
(tổng hợp)

 

  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60664918

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July