Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 09/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Dương Trực Nguyên và quê hương Hòe Thị Dương Trực Nguyên và quê hương Hòe Thị , Người xứ Nghệ Kiev
 

16/07/2021

(HNMCT) - Trong hội thơ "Tao Đàn nhị thập bát tú" có một “vì sao” văn võ song toàn, đó là Dương Trực Nguyên (1468 - 1509). Vị quan trung quân, ái quốc này sớm đoản mệnh ở tuổi 42. Di sản thi ca mà ông để lại không nhiều, nhưng vẫn đủ để phác họa chân dung một nhà thơ yêu nước, người con của quê hương Hòe Thị.

Đình làng Hòe Thị, nơi thờ Thượng đẳng phúc thần Dương Trực Nguyên.

Gần 20 năm chốn quan trường

Dương Trực Nguyên quê tại thôn Thượng Phúc (xã Thượng Phúc, tổng La Phù, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam), nay là thôn Hòe Thị (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Năm 1490, khi mới 23 tuổi, ông đỗ Tiến sĩ rồi được phong chức Hiệu lý Viện Hàn lâm, ít lâu sau làm Hiến sát Hải Dương. Trong 20 năm làm quan dưới 4 triều vua: Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông và Lê Uy Mục, ông trải qua gần 20 chức vụ khác nhau, cao nhất là Ngự sử đài và tham gia Hội thơ Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông sáng lập năm 1495. Ông là một trong số ít người từng làm quan ở cả 6 bộ Binh, Hình, Công, Lễ, Hộ, Lại.

Năm 1497, Tiến sĩ Dương Trực Nguyên khi đó đang giữ chức Đông các Hiệu thư đã tham gia biên soạn Bộ luật Hồng Đức. Năm 1498, ông được thăng Lại khoa Cấp sự trung. Đến năm 1499, ông được cử làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên (Hà Nội). Năm 1500, ông được phong Đô đình úy, một chức quan cấp cao phụ trách việc xét xử.

Tuy làm quan ở kinh thành nhưng Dương Trực Nguyên luôn quan tâm đến đời sống của bà con ở quê hương. Ông là người tâu với vua việc đắp đê sông Nhuệ từ làng Trát Cầu đến làng Cống Xuyên, đi qua quê ông là Hòe Thị và khai con cừ (ngòi, lạch) từ An Phúc xuống Thượng Phúc để phòng lũ lụt, hạn hán, giúp nhân dân yên tâm sản xuất nông nghiệp.

Năm 1509, vua Lê Uy Mục phong Dương Trực Nguyên làm Đô ngự sử đài - chức quan giữ việc hặc tấu (tâu vua để hạch hỏi tội lỗi của quan lại). Tháng 11-1509, Giản Tu công Lê Oanh (vua Lê Tương Dực sau này) khởi binh làm phản ở Thanh Hóa và tiến về Đông Kinh. Dương Trực Nguyên được phong Tán lý, cùng tướng Lê Vũ cầm quân dẹp loạn. Thế quân Lê Oanh mạnh đã đánh tan quân triều đình ở nhiều phòng tuyến, Dương Trực Nguyên giao tranh với Lê Oanh và tử trận tại làng Châu Cầu, nay thuộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) khi mới 42 tuổi. Sau khi ông mất, vua Lê Tương Dực đã truy tặng ông chức Ngự sử đài Trung đô ngự sử, truy phong Thượng đẳng phúc thần, cho dân làng quanh quê hương ông thờ phụng.

Tuy là thành viên của Hội thơ Tao Đàn nhưng do bận nhiều công việc, ông không để lại được tập thơ riêng. Hiện có 2 tập thơ phụng họa ngự chế (họa thơ Lê Thánh Tông) còn lưu giữ được một số bài của ông là tập “Quỳnh uyển cửu ca” và “Văn minh cổ xúy”...

Cung thờ Thượng đẳng Phúc thần Dương Trực Nguyên trong đình làng Hòe Thị.


Được thờ nhưng không phải Thành hoàng

Đình làng Hòe Thị có 9 đạo sắc phong, thờ Thành hoàng làng Khiêm Xung đại vương, một vị thiên thần. Việc thờ phụng vị thiên thần này bắt nguồn từ chuyến đi sứ Trung Quốc năm 1508 của Dương Trực Nguyên. Trên đường về, đến hồ Động Đình gặp bão nên Dương Trực Nguyên lên đảo giữa hồ để tránh. Trên đảo có một miếu thờ, có bia ghi tám chữ “Khiêm xung mặc vận thành chương hiển ứng”. Ông về tâu vua. Vua cho là thần phù hộ nên sắc phong thành hoàng làng, sắc lệnh cho 5 làng phụng thờ, nay là 7 làng gồm Hòe Thị, Mễ Sơn, Yên Phú, Gia Phúc, Gia Khánh, Lộc Dư, Đình Tổ.

Trong 9 đạo sắc phong, đạo xưa nhất có niên đại Cảnh Hưng năm thứ nhất (1740). Đạo có nội dung phong phú có niên đại Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ nhất (1793), ghi Dương Trực Nguyên có công giúp nước, mở rộng ơn sâu, giữ yên ổn 4 phương và được nhân dân trong vùng thờ phụng. Vì vậy, một số nơi đang nhầm lẫn Dương Trực Nguyên là Thành hoàng làng.

Dương Trực Nguyên khi còn sống không chỉ là một vị quan thanh liêm, trung quân ái quốc, luôn quan tâm đến đời sống nhân dân mà khi mất đi còn nhiều lần hiển linh giúp nước, giúp dân. 300 năm sau khi mất, năm 1809, sử gia Phan Huy Chú có chép: “Ông chết trở nên linh thiêng, người làng thờ cúng, sau phong Thượng đẳng phúc thần”.

Tên làng Hòe Thị cũng bắt nguồn từ Dương Trực Nguyên. Trước đây, làng có tên là Thượng Phúc. Một lần, nhà vua ban cho ông cây hòe. Ông mang về trồng ở chợ làng, cây lên xanh tốt. Trong tiếng Hán, “thị” tức là chợ nên dân làng đã đổi tên thành Hòe Thị như một cách ghi nhớ công lao của Dương Trực Nguyên.

Làng Hòe Thị hiện không còn cây hòe do Dương Trực Nguyên trồng. Dòng họ Dương cũng đã ly tán khắp nơi, chỉ còn duy nhất một hộ mang họ Dương và không xác định được có phải hậu duệ của Dương Trực Nguyên không. Tuy vậy, trong ký ức và niềm tin của người dân Hòe Thị, Dương Trực Nguyên mãi là một biểu tượng lớn của sự hiếu học, tận tụy, hết lòng vì đất nước và quê hương.

Bài và ảnh: Kiều Mộc

Nguồn hanoimoi.com.vn

https://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xua-va-nay/825119/duong-truc-nguyen-va-que-huong-hoe-thi


  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 7
Total: 69955452

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July