Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 03/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Phát huy giá trị di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co: Công lớn thuộc về cộng đồng nắm giữ di sản Phát huy giá trị di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co: Công lớn thuộc về cộng đồng nắm giữ di sản , Người xứ Nghệ Kiev
 

MỸ AN

10/01/2021

 

(HNMCT) - Tháng 12-2015, Hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co do 4 nước Việt Nam, Hàn Quốc, Campuchia và Philippines đề cử được UNESCO thông qua và ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào, đồng thời đề cao trách nhiệm bảo tồn di sản của cộng đồng và chính quyền các địa phương. Sau 5 năm được ghi danh, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam đã được nhận diện và phát huy giá trị tốt hơn, trong đó công lao lớn nhất thuộc về cộng đồng nắm giữ di sản.

Người dân tham gia kéo song tại thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc).

Chung tay giữ gìn di sản

Trước khi được Tổ chức UNESCO ghi danh, không nhiều người biết rằng kéo co còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Cho dù ở vùng, miền nào, nghi lễ và trò chơi kéo co đều thể hiện ước vọng của người dân về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Nghi lễ và trò chơi kéo co xuất hiện ở nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S với các tên gọi khác nhau: Tại Hà Nội, ở đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên) là kéo co ngồi; tại thôn Xuân Lai (xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn) là kéo mỏ; tại thị trấn Hương Canh (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) gọi là kéo song... Thông qua cách gọi khác nhau có thể biết vật dùng để kéo co được làm từ chất liệu gì, hình thức kéo như thế nào. Điều đó đã tạo nên sự đa dạng văn hóa trong Nghi lễ và trò chơi kéo co.

Sau khi được UNESCO ghi danh, Nghi lễ và trò chơi kéo co được nhận diện để cộng đồng và chính quyền các địa phương có trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Nếu như di sản kéo mỏ của thôn Xuân Lai chưa bao giờ bị đứt quãng thực hành nhờ được dân làng giữ gìn suốt nhiều thế kỷ, thì di sản kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ lại được hồi sinh thần kỳ sau 40 năm (1949 - 1989) không được tổ chức. Không những vậy, đền Trấn Vũ hiện là nơi tiên phong trong hoạt động giáo dục di sản dành cho học sinh trên địa bàn quận Long Biên. Ông Ngô Quang Khải, Trưởng Tiểu ban di tích đền Trấn Vũ cho biết: “Ba năm nay chúng tôi tổ chức chương trình giáo dục di sản cho học sinh khối lớp 3 và khối 6 của 62 trường học trên địa bàn quận. Mỗi năm, chúng tôi đón hơn 12 nghìn lượt học sinh tới tham quan di tích, hướng dẫn các em tìm hiểu về di sản kéo co ngồi của địa phương. Với cách làm này, các em sẽ hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn di sản ngay từ sớm”.

Còn với cộng đồng kéo song ở thôn Hòa Loan (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), từ mùng 4 đến mùng 8 tháng Giêng hằng năm, người dân ở các vùng lân cận lại đổ về đình Hòa Loan để tham gia kéo co cùng dân làng. Ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư Chi bộ thôn cho biết: “Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Hòa Loan luôn thu hút hàng nghìn người tham dự, không phân biệt người làng hay khách. Bao năm qua, Nghi lễ và trò chơi kéo co được người dân và cộng đồng tích cực bảo vệ, giữ gìn”.

Kéo co ngồi ở đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên). Ảnh: Linh Tâm

Liên kết để bảo tồn

Đánh giá cao nỗ lực bảo tồn di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Tiến sĩ Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng: “Sau 5 năm, các cộng đồng đều có bước tiến lớn trong việc bảo tồn di sản, nhận thức tốt hơn về giá trị di sản. Một số cộng đồng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cơ quan quản lý nhà nước nhưng số khác vẫn chưa được quan tâm, vì thế, cần tiếp tục nhận diện để tìm ra các cộng đồng có di sản nhưng chưa được ghi danh nhằm giúp họ hiểu và thấy được trách nhiệm của mình với di sản, tiến tới việc đề nghị ghi danh bổ sung vào hồ sơ của UNESCO”.

Nhằm giúp các cộng đồng tăng cường kết nối, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nghi lễ và trò chơi kéo co, Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa (CCH) vừa đưa ra dự thảo Đề án thành lập Câu lạc bộ Mạng lưới các cộng đồng di sản kéo co Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Tăng, Giám đốc Trung tâm CCH chia sẻ: “Câu lạc bộ Mạng lưới các cộng đồng di sản kéo co Việt Nam sẽ là nơi kết nối, trao đổi thông tin thực hành cũng như chia sẻ khó khăn giữa các cộng đồng trong công tác bảo vệ và truyền dạy di sản. Việc thành lập Câu lạc bộ như một hình thức kiểm kê các cộng đồng đang thực hành di sản với mục đích để họ được tham gia vào việc bảo vệ di sản ở tầm quốc tế. Khi cộng đồng hiểu và tự nguyện tham gia, di sản sẽ được bảo vệ. Đấy cũng là mục tiêu cao nhất của Câu lạc bộ Mạng lưới các cộng đồng di sản kéo co Việt Nam”.

Nguồn hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/988096/phat-huy-gia-tri-di-san-nghi-le-va-tro-choi-keo-co-cong-lon-thuoc-ve-cong-dong-nam-giu-di-san



  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66258594

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July