Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 19/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Bài 3: Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ Bài 3: Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ 35 năm nay, vào dịp tháng 2 mỗi năm, Đại tá Triệu Quang Điện, trưởng Phòng Cảnh sát truy nã Công an tỉnh Lạng Sơn đều đến đền Mẫu để thắp hương cho đồng đội của mình.


Bia trấn ải ở Pha Long, Mường Khương, Lào Cai
Bia trấn ải ở Pha Long, Mường Khương, Lào Cai

35 năm, thời gian chưa đủ để ông quên đi bữa cháo nếp cuối cùng. 35 năm, ông vẫn nhớ như in hình ảnh của những người đồng đội trong tổ tam tam: Những Trần Văn Thái. Những Vi Văn Cao.

Pháo đài Đồng Đăng và pháo hoa Trung Quốc

Năm đó, binh nhì Triệu Quang Điện vừa cưới vợ được 4 tháng, cũng vừa qua khóa huấn luyện 4 tháng ở Đông Khê, trở lại Lạng Sơn vào đúng buổi chiều ngày 16, khi phía Trung Quốc cho người đuổi trâu dò phá những bãi mìn biên giới.

5h sáng, khi pháo bắn cấp tập vào Đồng Đăng, ông cùng hai người đồng đội trong tổ thậm chí còn chưa kịp ăn nồi cháo gạo nếp đã đặt trên bếp để vội vã xách súng lên chốt ngay tại khu vực Đền Mẫu, pháo đài Đồng Đăng.

Tới 7h, sương còn chưa tan thì lính Trung Quốc đã kéo sang khắp nơi. Ba người kê súng bắn. Ông Điện, giữ súng trung liên bắn suốt 1 giờ đồng hồ.

“Hồi huấn luyện, tôi bắn bia được 3 điểm 9 - ông Điện nhớ lại - nhưng hôm đó, lính Trung Quốc lên quá đông, có lẽ là không cần bắn giỏi cũng có thể trúng”. Riêng tại chốt Đền Mẫu, binh nhì  Điện đã tiêu diệt tới 30 lính Trung Quốc.

Lính Trung Quốc cứ theo tiếng kèn lớp lớp xông lên. Bị hắt ngược trở lại, rồi lại xông lên.

Trong một thời khắc, khi ông vừa nhảy xuống hào thay đạn thì chỉ nghe “bầm”. Ngoảnh lại, nơi 2 người đồng đội nằm chỉ còn lại một hố pháo đen xì. Không còn chút vết tích.

Tới 10h, xe tăng Trung Quốc đã tràn ngập khắp nơi. Pháo binh Trung Quốc nã đạn vào pháo đài trong suốt nửa ngày 18.

Bấy giờ trong hang Đền Mẫu, ngay phía dưới chốt của ông Điện có tới 300 - 400 dân tới tránh pháo.

Đến tối 18, đơn vị ông nhận được phương án đưa dân trong hang ra. Và chỉ trong một đêm, binh nhì Triệu Quang Điện trực tiếp đưa dân, ra ra vào vào 3 lần để cõng được ra 3 người đồng đội bị thương nặng.

Khẩu trung liên của ông giờ đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng công an nhân dân.

Ít năm sau đó, khi gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một buổi lễ, ông thậm chí không trả lời được vì sao chỉ trong 1 đêm, với quãng đường 17km, một người chỉ nặng chưa tới 49kg đã 3 lần bò vào cõng đồng đội bị thương ra nơi an toàn.

Chúng tôi theo lối mòn trèo lên pháo đài Đồng Đăng, nơi bị đánh phá ác liệt nhất trong cuộc chiến biên giới.

Vào ngày 17.2.1979, 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của 1 trung đoàn xe tăng và 6 trung đoàn pháo binh đã tấn công ác liệt nơi này.

Trong cuốn Lịch sử sư đoàn 3 Sao Vàng còn ghi rõ: Ngày cuối cùng tại Pháo Đài, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa chất độc vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả thương binh và nhân dân tới đây trú ẩn.

Tháng 2 năm nay, pháo đài trở nên cô đơn, trơ trọi giữa sự náo nhiệt của lễ hội Đền Mẫu.

Hoặc như ở chính cái nơi mà lính Trung Quốc xả súng vào chiếc xe cứu thương 12A 04-35 của bệnh viện Lạng Sơn đi Đồng Đăng cứu nhân dân bị thương, giết chết cả người lái xe, cả BS Nguyễn Thu Thủy, y tá Trịnh Thị Sâm, giờ một con đường mới đã được mở ra dập dìu xe cộ, hàng hóa thông thương qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Ở Tổng Chúp có tấm bia ghi bại vụ thảm sát này. Tấm bia giờ vẫn còn sau 35 năm, dù chiếc giếng cạn, nơi năm xưa chứa đầy xác phụ nữ, trẻ em bị hành quyết bằng rìu bổ củi giờ đã lấp đầy cây lá.

Quá khứ không dễ quên. Nhất là khi đó là những gì đau thương nhất. Cho dù theo thời gian, những nhân chứng chiến tranh giờ đã lần lượt ra đi. Ông Hoàng A Tỉn, nhân chứng thảm sát trong sân Bách hóa tổng hợp Bát Xát đã mất 2 năm trước.

Đến Tổng Chúp, lại nghe tin ông Nông Văn Ất, nguyên trưởng trại giống Đức Chính, người đã mất vợ và 4 đứa con trong vụ thảm sát Tổng Chúp giờ cũng không còn.

Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long

Nhưng cũng có những tấm bia trấn ải mới được dựng lên. Ngay bên tay phải đồn biên phòng tiền tiêu Pha Long, Mường Khương, Lào Cai, có những dòng chữ mới, được in trên bia đá:

Nguyên Thần Bổn Mệnh giữ núi non

Nam Sơn bốn cõi tựa sách trời định.

Thiên thiên nhật nguyệt linh linh ứng

Tuyệt tuyệt long phụng báo quốc an

Bình nhất hà Việt Nam Quốc thổ.

Thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh dịch: Nguyên Thần được giao sứ mệnh giữ núi non. Núi nam bốn cõi đã quy định trong sách trời. Nghìn nghìn mặt trời, mặt trăng linh thiêng và ứng nghiệm (điều đó). (Có) rồng phượng tuyệt vời bảo vệ an nguy tổ quốc. Đất Việt Nam yên bình nhất là ở đây.

Thiếu tá Phan Đức Mạnh, chính trị viên đồn Pha Long cho biết tấm bia trấn ải vừa được dựng hồi tháng 5, đúng vào điểm đối diện đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Bên này từng hàng, từng hàng tên tuổi của 37 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc được khắc chìm trong đá xám.

Năm ấy, những chiến sĩ công an vũ trang còn trẻ măng đã đánh đến viên đạn cuối cùng, đã đâm gẫy đến chiếc lưỡi lê cuối cùng để bảo vệ tổ quốc.

Ngày 17.2.1979, sau khi bắn viên đạn cuối cùng, một người lính Pha Long đã gửi bức điện cuối cùng về hậu phương. Và cũng chỉ vài chữ, đại ý: Chúng tôi hết đạn. Xin Vĩnh biệt.

Chợt nhớ đến những câu thơ Vương Trọng:

Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng

Gặp điệp khúc Tháng Hai năm Bảy chín

Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long.


Đến lúc này tôi mới hiểu ra

Vì sao đường Biên giới bản đồ

Của Tổ quốc được tô màu đỏ!..

Năm nay, chỉ duy nhất một, trong số gần bảy chục gốc đào ở Pha Long đơm hoa.

Không xa Pha Long là điểm cao Tả Ngải Chồ, nơi một đồng nghiệp của chúng tôi, nhà báo, anh hùng liệt sĩ Bùi Nguyên Khiết đã tay bút tay súng hy sinh vào ngày 17.2.1979.

Có lẽ, chính những người lính biên phòng, chính những nhà báo liệt sĩ, chính nhân dân anh hùng, những người đã ngã xuống từ cả ngàn năm nay, những người đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc năm 1979 mới là những tấm “bia trấn ải” thiêng liêng nhất mà mỗi người làm báo chúng tôi cần phải nhắc lại để thế hệ con cháu còn có được cảm xúc thiêng liêng, tự hào khi nhắc đến hai chữ “Tổ Quốc”.

  Các Tin khác
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 17
Total: 60193197

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July