Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

                Ảnh nguồn - Internet


Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về khu di tích Gò Tháp?

Trả lời:

    Di tích Gò Tháp có diện tích 320 héc-ta, nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hoà và Tân Kiều thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Khu trung tâm (Gò Cát nổi), là khu bảo tồn văn hóa Phù Nam đã được khai quật, bao gồm các di tích kiến trúc, mộ táng, di tích trưng bày ngoài trời có mái che phục vụ khách. Trên gò nhiều cây cổ thụ che cái nắng nóng bỏng của Đồng Tháp Mười. Đứng ở đây tận hưởng làn gió mát mẻ từ đồng nội thổi về nhìn những vườn tràm xen lẫn năn, sậy, sen, lúa trời... với một màu xanh vô tận thật là sảng khoái và thú vị. Khu văn hóa lễ hội và dịch vụ du lịch hiện có diện tích 30 héc-ta. Nơi đây bố trí nhà nghỉ, nhà hàng, tháp sen, sân khấu ngoài trời, khu đua thuyền và các công trình vui chơi giải trí khác. Các di tích như: Tháp Mười Cổ tự, Đền thờ Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều, Miếu Bà Chúa Xứ cũng được tôn tạo, phục vụ khách tham quan chiêm bái. Hàng năm có hai kỳ lễ hội truyền thống dân gian vào rằm tháng 3 âm lịch: vía Bà Chúa Xứ và rằm tháng 11 âm lịch: Tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) và Đốc Binh Kiều, đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách hành hương về Gò Tháp để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ của nền văn hóa Óc Eo, cùng thưởng ngoạn sinh hoạt “học trò lễ”, “nhạc lễ”, “múa lân” và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, vui chơi giải trí khác. Khu du lịch văn hóa – lịch sử có diện tích 20 héc-ta vừa đưa vào nhằm tái hiện lịch sử-văn hóa xưa và nay của Gò Tháp. Khu du lịch sinh thái kéo dài từ phía Bắc và Tây Nam, có diện tích 167 héc-ta, nơi này sẽ tái tạo bảo tồn hệ sinh thái động vật vùng ngập nước, xây dựng nơi nghỉ dưỡng cùng các trò chơi dân gian. Là một di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia – Gò Tháp chẳng những nổi tiếng với các loài động, thực vật đa dạng, đặc trưng của vùng sinh thái ngập nước tiêu biểu như: rắn, rùa, trăn, các loài chim, cỏ năn, sậy, lúa trời... mà còn nổi tiếng với địa hình hiểm trở, địa điểm lý tưởng của anh hào chọn làm nơi chống giặc ngoại xâm giữ nước. Thời kỳ đầu chống Pháp, đây là đại bản doanh của các anh hùng dân tộc như: Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều... 9 năm kháng chiến, nơi đây là căn cứ của Xứ ủy Nam Kỳ, Tỉnh ủy Mỹ Tho, Tân An, Long Châu Sa...

     Di tích Gò Tháp là một quần thể kiến trúc trong đó đền thờ cụ Đốc Binh Kiều và miếu Bà Chúa Xứ là nổi tiếng hơn cả. Hàng năm khách thập phương kéo về dự lễ hội Gò Tháp rất đông. Với những ý nghĩa đó, di tích Gò Tháp đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử và kháng chiến tháng 9 năm 1989. Đây cũng là một điểm du lịch hấp dẫn của vùng Đồng Tháp.

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về Văn Thánh Miếu và đề thờ Thượng tướng Trần Ngọc?

Trả lời:

    Văn Thánh miếu: là công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử, được xây dựng năm 1857 tại thôn Mỹ Trà, huyện Kiến Phong, tỉnh Đinh Tường (nay thuộc phường 3, thành phố Cao Lãnh) do ông Hồ Trọng Đính, quan tri phủ huyện Kiến Tường đứng ra xây cất. Chính điện đặt bàn thờ, bài vị Đức Khổng Tử (Vạn Thế Sư Biểu). Bên tả và hữu là bài vị của Tứ Thánh (Tăng Tử, Nhan Hồi, Tử Tư và Mạnh Tử).

    Năm 1878, Văn Thánh Miếu được dời đến vị trí hiện nay (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh). Văn Thánh Miếu được trùng tu vào năm 1935 đến 1940, việc thờ phụng được sắp xếp lại. Nơi đây đôi khi cũng được làm nơi hội họp, luận bàn đạo lý phương đông.

    Ngày nay di tích lịch sử Văn Thánh Miếu được chọn làm Thư viện tỉnh.

    Đền thờ Thượng tướng Trần Ngọc: Đền nằm ở địa phận ấp Nam, xã Tân Thạch, huyện Thanh Bình, cách trung tâm thành phố Cao Lãnh 24 ki-lô-mét về hướng Tây Nam. Thượng tướng Trần Ngọc (Đốc Binh Vàng) giữ chức Tổng binh kiêm Chánh giải quân lương dưới triều vua Minh Mạng. Năm 1837, trên đường giải lương đến biên thuỳ An Giang, được tin báo thành An Giang thất thủ, ông đã ra lệnh tiêu hủy đoàn thuyền, giải áp binh sĩ, sau đó rút gươm tự vẫn. Sau khi ông mất, triều đình ban tặng ông chức Thượng tướng Quận công, dân chúng nhớ ơn và thương tiếc ông, đã đặt tên con rạch thành rạch Đốc Vàng và lập đền thờ ông tại địa điểm hiện nay. Năm 1965, đền thờ được xây dựng lại bằng vật liệu kiên cố, đẹp và hài hoà với khung cảnh thiên nhiên.

    Hàng năm vào ngày 15, 16 tháng 2 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ kỷ niệm và cúng tế ông rất long trọng.

Câu hỏi: Hãy cho biết đôi nét về di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc?

Trả lời:

    Di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc: nằm ở thành phố cao Lãnh, trên diện tich đất 3,6 héc-ta, công trình hoàn thành vào ngày 13 tháng 2 năm 1977. Tại đây có hai cụm kiến trúc: khu lăng mộ và nhà lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc, nhà sàn ao cá mô phỏng nơi ở của Chủ tịch hồ Chị Minh tại Hà Nội. Lăng cụ Nguyễn Sinh sắc đối diện với cổng vào, phần mái lăng tạo dáng một bàn tay úp, trên mái là 9 con rồng, biểu tượng của vùng đất Cửu Long ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của cụ. Quanh lăng có nhiều cây quý được nhân dân nhiều nơi dâng tặng, đặc biệt là cây khế gần 300 năm tuổi nằm bên trái của lăng, bên phải là cây sộp cũng hơn 300 tuổi, những cây hoa ban-loài hoa của vùng Tây Bắc là biểu trưng của chiến thắng Điện Biên đứng bên cạnh những loài cây đặc trưng ở khắp ba miền. Công trình xếp hạng di tích quốc gia ngày 9 tháng 4 năm 1992.

    Nhà lưu niệm nằm bên phải lối vào, trưng bày nhiều di vật, ảnh, mô hình liên quan đến những năm tháng cụ Sinh Sắc sống và làm việc, nhất là giai đaọn cụ sống với đồng bào Cao Lãnh và cư dân nam Bộ. Ngày 27 tháng 10 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của cụ. Công trình được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia thanng 4 năm 1992.

Câu hỏi: Xẻo Quýt là một địa danh nổi tiếng, được mệnh danh là Đồng Tháp Mười thu nhỏ. Hãy cho biết đôi nét về di tích Xẻo Quýt?

Trả lời:

    Di tích Xẻo Quýt: Di tích này nằm cách thành phố Cao Lãnh chừng 30 ki-lô-mét. Đây là căn cứ địa của Tỉnh ủy Kiến Phong (tên tỉnh thời Mỹ - ngụy) được hình thành từ cuối năm 1959. Di tích Xẻo Quýt nằm trong khu rừng tràm nguyên sinh diện tích trên 20 héc-ta, thuộc địa phận hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp huyện Cao Lãnh. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Xẻo Quýt nằm giữa vùng kiểm soát của Mỹ – ngụy dày đặc đồn bốt, nhiều trận càn quét, bom pháo ác liệt nhưng căn cứ vẫn được bảo toàn.

    Đến đây chúng ta sẽ cảm nhận ngay một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, gió mát trong lành nằm giữa vùng đất trũng với nhiều loại cây: tràm, gáo, sậy, trâm bầu, sen, súng... Khi xưa, nơi này hoang vu cỏ dại, kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng nên từ năm 1960 đến năm 1975 đã được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

    Thăm Xẻo Quýt vào mùa khô, ta sẽ phải len lỏi theo những con đường mòn ngoằn ngoèo dưới tán tràm mát rượi, nếu mỏi chân có thể mắc võng, ngả lưng ngắm nhìn cây lá. Mùa nước lên, trên chiếc xuồng ba lá, những cô du kích áo bà ba đen, khăn rằn, nón tai bèo đưa ta luồn lách qua những con rạch nhỏ hoang sơ để vào những di tích nằm khuất trong rừng tràm mênh mông. Tiếng nước róc rách, cá quẫy và chim hót trên những hàng cây cao vút, xanh rì, bao phủ bởi lớp dây leo mềm mại đem lại những giây phút thư thái, bình yên cho khách tham quan.

    Ngoài ra, môi trường sinh thái ở đây hết sức đa dạng với hơn 170 loài thực vật và 200 loài động vật hoang dã, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rắn hổ trâu, rái cá, rùa hộp... Vì vậy mà người ta gọi Xẻo Quýt là Đồng Tháp Mười thu nhỏ cũng không sai.

    Không những vậy, ta còn được sống lại khung cảnh của chiến khu xưa khi chứng kiến những công sự, hầm tránh bom, hầm bí mật... được phục chế nguyên vẹn như trước. Thời kỳ chống Mỹ, xung quanh đây có trên 10 đồn bót địch tạo thành một vòng tròn khép kín. Thế nhưng nhờ sự chở che, đùm bọc của nhân dân nên dù bị càn quét dữ dội, biết bao lần bị B52 ném bom rải thảm, căn cứ vẫn hiên ngang đứng vững cho đến ngày toàn thắng. Vì thế mà Xẻo Quýt được gọi là “Căn cứ của lòng dân”.

    Đến với Xẻo Quýt anh hùng và kỳ thú, ta sẽ được tận mắt quan sát thế trận của quân và dân ta, đó là những công sự chiến đấu cá nhân hình chữ L, công sự chiến đấu hình chữ Z được đào đắp bằng đất và tràm dùng để chiến đấu chống càn từ bãi đỗ trực thăng của địch... Ngoài ra còn có những “bãi ngù – tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng và xe tăng bộ binh, nhà đón khách Tỉnh ủy, các nơi hội họp, làm việc và sinh hoạt của cán bộ, bộ đội trong suốt thời kỳ chiến đấu ác liệt. Điều đặc biệt của khu căn cứ này là không có bê tông, không có tường vôi, gạch đá mà hầu hết các công trình đều được phục chế bằng gỗ, tre, tràm, đưng, lá dừa nước... rất tài tình. Thật khó có thể hình dung được bằng cách nào xây dựng nên một căn cứ cách mạng vững chãi như thế giữa đồng hoang ngập nước nếu không nhờ vào tài trí thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ của quân dân ta.

    Hiện nay, phần lớn các công ty du lịch đều có chương trình đi Xẻo Quýt kết hợp thăm thị xã Cao Lãnh và viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cảnh quan hấp dẫn, không khí trong lành của đồng ruộng đã khiến Xẻo Quýt trở thành điểm sáng du lịch lý tưởng trên quê hương “Đất Thép anh hùng”.

    Xẻo Quýt được công nhận di tích lịch sử quốc gia tháng 4 năm 1992.

Câu hỏi: Hãy cho biết những nét cơ bản về các ngôi đình nổi tiếng được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa ở Đồng Tháp?

Trả lời:

    Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hoà Hảo, Phật giáo và Công giáo. Đến thăm Đồng Tháp ta có thể ghé thăm nhiều ngôi đình cổ nổi tiếng như:

    Đình Tân Phú Trung: Đình này nằm cách thị trấn Cái Tàu Hạ 17 ki-lô-mét. Đình Tân Phú Trung nằm trên một khuôn viên rộng 3.000 mét vuông thuộc xã Tân Phú Trung (huyện Châu Thành). Đây là một trong những ngôi đình cổ của tỉnh Đồng Tháp. Đình được xây dựng vào giữa thế kỷ XIX và được vua Tự Đức sắc phong Thành Hoàng Bổn Cảnh vào ngày 16 tháng 4 âm lịch năm 1858.

    Đình có kiến trúc theo kiểu cổ, mái xây theo hình chữ “Đại”, lợp ngói tiểu ống xưa, cột kèo bằng gỗ quý được chạm trổ tinh vi. Trong đình có nhiều bức liễn bằng gỗ quý được chạm khắc công phu sơn son thiếp vàng. Trong đền thờ Quan Thánh đế và Thành Hoàng Bổn Cảnh, hai bên thờ những người đóng góp công lao cho đình.

    Hàng năm, lễ hội cúng đình được tổ chức vào ngày 10, 11 tháng 4 âm lịch (năm chẵn), ngày 12,13 tháng 5 âm lịch (năm lẻ). Vào dịp này, nhân dân trong xã và các xã lân cận đến dự rất đông. Họ đến đây để dâng hương tỏ lòng thành kính đối với những người có công khai lập ấp và cầu mưa thuận gió hoà.

    Đình Định Yên: Đình này được xây dựng năm 1909 tại ấp An Lợi A, xã Định Yên, huyện Lấp Vò để ghi nhớ công ơn ông Phạm Văn An đã có công đầu tiên khai hoang lập ấp.

    Đình có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, tường xây, cột gỗ, lợp ngói đại ống. Các kèo, cột chạm trổ hoa văn hinh rồng, lân rất đẹp. Trong đền có câu đối, và những tranh sơn thuỷ ca ngợi đất nước, con người Việt Nam.

    Trước sân đình là những bồn hoa và có cây dương cổ thụ cao vút. Trong chính điện (bái đình) thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, hai bên phải, trái thờ thần là các vị Tiền hiền của đình. Hàng năm vào các ngày 16, 17 tháng 4 và 15, 16 tháng 11 âm lịch diễn ra lễ cúng đình rất long trọng, có đầy đủ các nghi thức...

    Đình Long Khánh: Đình ở trên cù lao Long Khánh, giữa sông Tiền, thuộc huyện Hồng Ngự. Ngôi đình được xây theo kiểu nhiều nhà vuông gắn liền nhau, có 4 hàng cột chính, mái lợp ngói âm dương, kèo chạm trổ đầu rồng. Đình thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và các vị Tiền hiền, Hậu hiền và những người có công với địa phương.

    Đình Long Khánh là nơi tụ hội của dân làng đồng thời cũng là nơi tiếp đón các nhân sĩ yêu nước, cán bộ cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

    Bên cạnh hệ thống đình cổ, ở Đồng Tháp có nhiều ngôi chùa nổi tiếng được công nhận là di tích lịch sử-văn hoá như chùa Hương, chùa Bà, chùa Kiến An Cung.

  (Xin đón đọc phần tiếp theo - Gia Lai)


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 60678061

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July