Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Chuyện liêu trai ở tháp Mường Và Chuyện liêu trai ở tháp Mường Và , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Petrotimes)
 - Tháp Mường Và sừng sững giữa núi trời Tây Bắc. Mặc cho bão táp mưa sa, suốt mấy trăm năm qua ngọn tháp độc đáo ở vùng đất phía tây của tỉnh Sơn La vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Theo truyền thuyết của bà con người dân tộc Lào nơi đây, dưới chân tháp là một kho báu khổng lồ đặc biệt là có những bức tượng bằng đồng đen vô cùng quý giá. Xung quanh kho báu này đã dệt lên biết bao câu chuyện kỳ bí.

Ngọn tháp thiêng

Đến UBND xã Mường Và, huyện Sốp Cộp hỏi về ngọn tháp thiêng, ông Chủ tịch xã Tòng Văn Cường hồ hởi: “Ầy dà, người dân Sốp Cộp luôn tự hào vì có ngọn tháp này đấy. Không riêng gì nhà báo đâu, ai đến Sốp Cộp cũng muốn tìm hiểu về ngọn tháp này”. Chưa kịp nói hết câu, ông Cường lôi chúng tôi ra ngoài sân ủy ban rồi chỉ về phía ngọn tháp sừng sững giữa đất trời Tây Bắc, hiện giờ ngọn tháp đang được trùng tu, sửa chữa. Muốn biết rõ ngọn tháp đó thế nào cứ vào bản Mường Và gặp các bậc cao niên sẽ nắm được. Rồi ông đích thân dẫn chúng tôi đi tìm hiểu về ngọn tháp được cho là thiêng này. Vừa đi ông vừa bảo: “Những cư dân Thái – Lào nơi đây đều coi ngọn tháp này là thiêng liêng, không ai dám xâm phạm”.

Tháp Mường Và đang được trùng tu

Yểm người giữ của

Các cụ trong làng kể, khi xây dựng tháp này đã huy động rất nhiều nhân công trong làng tham gia. Dưới chân tháp còn có ngôi chùa cổ – nơi ở của những vị tăng ni tu đắc đạo và có nhiều phép thuật. Xung quanh chân tháp có vô số tượng đất, đủ các hình thù khác nhau. Chỉ có các sư sãi mới được vào tháp thắp hương và quét dọn. Thế rồi giặc giã tràn đến, cướp bóc hết của cải của dân làng quanh vùng. Số vàng bạc, châu báu chúng cướp đi nhiều vô kể. Bị đánh đuổi, chúng không có khả năng mang theo số của cải đã cướp được nên đã đào một đường hầm vào chân tháp và chôn hết của cải cướp được vào đó. Trước khi lấp cửa hang, chúng đã bắt 4 sơn nữ đồng trinh đẹp nhất vùng và 4 người con trai chưa vợ. Nghe đâu quá trình tuyển người diễn ra trong vòng gần 1 tháng mới xong. Chúng yêu cầu quan phìa tạo các tổng, lục khắp hang cùng ngõ hẻm để tuyển người.

Quả bom rơi xuống chân tháp được người dân biến thành cái kẻng

Sau khi đã tuyển được đủ số người, chúng đã nuôi 4 cô gái đồng trinh, 4 chàng trai trong vòng 100 ngày. Sau đó, 4 trinh nữ và 4 chàng trai ấy bị chôn sống làm thần giữ của. Từ đó, linh hồn những người con gái, con trai bị yểm bùa ấy cứ quanh quất bên ngọn tháp. Có người quả quyết khi đi ngang qua tháp đã nhìn thấy những con trăn khổng lồ hay con lợn vàng. Vào những đêm trăng sáng, người dân nghe thấy tiếng khóc than của những chàng trai, cô gái bị chôn sống kia… Những câu chuyện như thế càng khiến bà con dân bản tin rằng, ngọn tháp này rất thiêng, vì thế không ai dám bén mảng đến gần. Nếu có việc cần phải đi qua ngọn tháp thì cũng gắng đi thật nhanh hoặc đi vòng đường khác dù xa gấp mấy lần.

Trong làng có ông Thoong Phênh không sợ gì ma quỷ. Ông Thoong Phênh cứ lùa trâu lên chân tháp để thả cho ăn cỏ, rồi vào tán cây cạnh những phiến đá nằm ngủ. Một hôm đang ngủ, ông giật mình bởi nghe được tiếng nói từ trong núi vọng ra rằng, nếu ông mang 1 mâm xôi, 1 con gà trống thiến đến núi thắp hương thì thần núi sẽ trả 1 con gà bằng vàng. Nghe thế, ông Thoong Phênh mừng rỡ về nhà vay mượn tiền mua xôi, gà như thần núi đã dặn. Thắp hương xong thì quả thật, từ trong kẽ đá, một đàn gà bằng vàng kéo nhau chạy ra. Tuy nhiên, thần núi chỉ cho ông bắt con gà què đi phía sau cùng. Ông đã không đồng ý với giao kèo đó và đàn gà biến mất. Tức khí, ông Thoong Phênh mang chõng lên tháp nằm ăn vạ. Tuy nhiên, cứ đêm đến ông mắc võng nằm trên tháp thì sáng ra ông lại thấy mình nằm ở bờ ruộng. Chuyện đó lặp đi lặp lại nhiều lần, lại không thấy đàn gà trên xuất hiện nữa, nản chí ông Thoong Phênh đành bỏ cuộc…

Bộ hài cốt bí ẩn

Năm ngoái, nhóm thợ đào xung quanh chân tháp để trùng tu đã phát hiện những viên gạch rất khác so với loại gạch thông thường. Trải qua mấy trăm năm mà màu sắc của chúng gần như không thay đổi. Đặc biệt là ở hướng bắc của tháp, nhóm thợ còn phát hiện 1 bộ hài cốt. Theo họ kể lại, bộ hài cốt này là của nam giới và không còn nguyên vẹn. Xương đầu đã mủn, chỉ còn xương tay và xương ống chân. Bên cạnh bộ hài cốt còn có nhiều tiền cổ và 1 bộ tẩu hút thuốc phiện bằng sứ. Theo ông Ón, khi anh em phát hiện bộ hài cốt này cũng có báo cho UBND xã Mường Và biết. Chưa ai dám khẳng định điều gì và cũng không ai dám di chuyển bộ hài cốt này đi nơi khác.

Ghạch xây tháp sau mấy trăm năm chưa bị bào mòn

Phát hiện bộ hài cốt ở chân tháp là một sự lạ. Bởi lẽ theo ông Ón, trước đây người dân sống ở đây khi chết đều hỏa táng. Chưa một ai khi chết lại địa táng bao giờ. Bộ hài cốt này có thể trùng hợp với câu chuyện về người Tàu yểm người sống nơi này để giữ của. Tuy nhiên, trong lớp ký ức của mình, ông Ón từng nghe các cụ kể lại một câu chuyện. Cách đây khoảng 200 năm, ngày đó, một vị pháp sư có công phu tột đỉnh đã đi ngang qua tháp Mường Và. Là người hiểu sâu về lịch sử lại tinh thông pháp thuật, vị cao tăng này biết dưới chân tháp Mường Và còn chôn rất nhiều của nả. Một hôm vị cao tăng này cử 1 “chua” – lính đào chân tháp để kiểm tra. Người lính kia đào được khoảng 1m tự nhiên thấy người mệt lử. Anh ta bò ra tới cửa hang, tự nhiên hộc máu tươi rồi chết ngay sau đó. Tiếc thương số mệnh của người “chua” này, vị pháp sư kia đã chôn anh ta ngay tại chân tháp. Qua 2 giả thuyết này, ông Ón nghiêng về giả thuyết thứ 2 hơn.

 Để cho việc trùng tu được đảm bảo tiến độ, tốp thợ đành di chuyển bộ hài cốt này đi chôn ở gần chân tháp. Những thứ phát hiện được cũng chôn cùng nơi. Ông Phê – người phụ trách tốp thợ kể lại, trước khi đến thi công, trùng tu tháp Mường Và tôi cũng nghe người dân kể nhiều chuyện thực hư về việc giấu của dưới chân tháp. Quả thực lúc đầu anh em cũng sợ. Tôi lại nghĩ, các bậc tiền nhân đã dựng lên ngọn tháp này, giờ nó đã xuống cấp. Mình nhận trùng tu, chẳng ai lỡ bắt “tội” chúng tôi cả. Mình làm cũng vì cái tâm sáng, chứ không hề có mục đích xấu xa gì cả. Nhờ vậy mà mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Di chỉ của tình hữu nghị

Ông Lò Minh Ón - người đã dày công nghiên cứu về tháp Mường Và

Tháp Mường Và là một công trình kiến trúc cổ, có lối kiến trúc gần với tháp Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Niên đại của tháp Mường Và vẫn còn chưa được xác định rõ ràng bởi không có văn bia ghi lại. Liên quan đến tháp có thể có 2 ngôi chùa, mà dấu tích chỉ là nền: Một ở phía tây nam của tháp, cách tháp chừng 50m và một ở phía đông nam bản Mường Và, cách tháp chừng 1,5km. Cả 2 đều tìm thấy nền móng và gạch vồ giống gạch xây tháp. Theo lời kể của dân địa phương, trước đây chùa tháp có thờ 8 pho tượng đồng, 4 pho tượng gỗ, 1 tượng thủy tinh, 1 trống gỗ cổ, 1 pho sách cổ. Với những giá trị lịch sử – văn hóa Tháp Mường Và đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận xếp hạng di tích kiến trúc cổ cấp Quốc gia năm 1995.

Câu chuyện về việc xây dựng tháp gắn với một truyền thuyết thấm đẫm tình hữu nghị, đó là vào năm 1569, triều đình Miến Điện (Myanma ngày nay) đem quân tấn công Luông Pha Băng và kinh đô Viêng Chăn của đất nước Ai Lao (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày nay). Vì loạn lạc chiến tranh, một số cư dân Lào đã di dân sang vùng Tây Bắc của Đại Việt. Sau khi chiến tranh kết thúc, những cư dân này đã ở lại Đại Việt. Để ghi dấu nơi thanh bình và cưu mang mình, khắc ghi nỗi nhớ quê hương, được sự giúp đỡ của những cư dân bản địa, bà con người Lào đã cùng nhau dồn công góp của xây nên tháp Mường Và. Gần tháp Mường Và xưa có một trái núi. Những người dân đã “sáng tác” ra một truyền thuyết rất hay về trái núi này. Họ cho rằng, trái núi đó là một người ngồi thiền. Lưng người ngồi thiền ở phía Lào còn mặt thì hướng về phía Việt. Truyền thuyết này nói lên tình đoàn kết Việt – Lào, đùm bọc nhau trong cơn binh lửa loạn ly…

Tháp cao 15,6m. Chân móng tháp hình vuông, bó bằng gạch, mỗi chiều rộng 9,2m, cao 2,6m. Xung quanh mặt chân móng là đường chạy đàn, rộng trung bình 3,9m. Tháp được xây bằng gạch vồ, kích thước 35m x 15cm x 6cm, liên kết các viên gạch là vôi, cát. Tháp xây đặc toàn bộ, không có cửa, phân chia 4 mặt khá đều nhau, mỗi mặt quay một hướng. Tháp có hình trụ vuông, dạng bút tháp, được chia thành 5 tầng. Thân tháp được chia làm 4 tầng, xung quanh đắp nổi các họa tiết cách điệu gồm chim bay, rồng cuốn, quả trám, cánh sen, lưỡi mác, mặt trời và lắp các gương con…

 

Lâm Nhi


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66122766

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July