Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 28/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 QĐND - Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng không chỉ đối với lịch sử dân tộc, mà còn là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc và đất nước ta phát triển bền vững. Đó là ý chí quyết tâm sắt đá không gì lay chuyển nổi của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quan điểm tư tưởng cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, tập trung chủ yếu ở Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Trước hết, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc.

Phát huy sức mạnh tổng hợp là quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, nhằm động viên, quy tụ, phát huy cao độ sức mạnh của các nhân tố chính trị, tinh thần, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh, kinh tế, đối ngoại; sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và cả hệ thống chính trị, tạo ra sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN…”. Để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, cần kết hợp chặt chẽ các nhân tố cơ bản của sức mạnh quốc phòng gồm: Lực lượng, tiềm lực, thế trận quốc phòng gắn với lực lượng, thế trận an ninh nhân dân trên các vùng biển, đảo; xây dựng biên chế tổ chức lực lượng phù hợp, bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao tiềm lực, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với lực lượng và thế trận an ninh trên các vùng biển, đảo; chăm lo xây dựng thế trận lòng dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện “quân với dân một ý chí”; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, hạn chế tiêu cực, tạo sự đồng thuận xã hội... Tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của biển, đảo, động viên, thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo.

Tính chất nhất quán của quốc phòng Việt Nam là: Tự vệ, chính nghĩa, quốc phòng, hòa bình, dựa vào sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, LLVT làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, đòi hỏi phải tập trung xây dựng các lực lượng: Hải quân, Phòng không-Không quân, Pháo binh, Cảnh sát biển, Biên phòng, Dân quân tự vệ biển... có số lượng hợp lý, chất lượng cao; trong đó, các binh chủng kỹ thuật chiến đấu được trang bị ngày càng hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo, là chỗ dựa vững chắc cho các hoạt động phát triển kinh tế biển trong thời bình, đồng thời đáp ứng nhiệm vụ tác chiến trên biển trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Hai là, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo.

Nguyện vọng và cũng là lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển… Trước tình hình tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra phức tạp, đặt ra yêu cầu cao phải tăng cường tổ chức lực lượng và phát huy sức mạnh của toàn dân, đấu tranh toàn diện, bằng các hình thức, biện pháp linh hoạt, thông qua chủ trương, kế hoạch chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng. Sự kết hợp đó phải được tổ chức thực hiện trong từng lực lượng, bộ, ngành và giữa các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, kết hợp cả trong nước và ở ngoài nước.

Để kết hợp đấu tranh hiệu quả, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật biển, làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia; triển khai chặt chẽ việc phân vùng, bố trí dân cư ven biển với tổ chức các lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Các địa phương có biển, đảo cần có chủ trương, giải pháp, kế hoạch phù hợp, nhằm tăng cường nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp và nhân dân trong quản lý bảo vệ, khai thác các lợi ích từ biển.

Trên cơ sở các văn bản pháp lý công bố rộng rãi trong nước và quốc tế, cần kiên trì đấu tranh ngoại giao, đàm phán với các nước láng giềng, các nước có tranh chấp thềm lục địa, vùng chồng lấn, phân chia vùng biển lịch sử và đảo; xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển.

Ba là, phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển.

Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng-an ninh (QP-AN) và hợp tác quốc tế”; Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam, xác định: “Chiến lược biển phải kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh…”.

Phát triển kinh tế biển phải gắn với quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thực chất là quan điểm chỉ đạo: Kết hợp kinh tế với QP-AN, tăng cường sức mạnh QP-AN bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới. Mục đích kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, giữa xây dựng thế trận quốc phòng với thế trận an ninh là làm cho kinh tế và quốc phòng đều mạnh, không làm cản trở nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược biển Việt Nam mà Đảng ta đã xác định.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011 tại Đại hội XI của Đảng) chỉ rõ: “Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và trên từng địa bàn”. Như vậy, nội dung của sự kết hợp đó phải được triển khai tổ chức thực hiện cụ thể ở tất cả các cấp: Trong quy hoạch tổng thể của quốc gia, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch tăng cường lực lượng, tiềm lực, thế trận QP-AN, trong nhiệm vụ, trong phương án, kế hoạch tác chiến và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Trong quy hoạch xây dựng các vùng biển, đảo ở địa bàn chiến lược, các phương án bảo vệ cần làm tốt ngay từ khâu thẩm định các khu công nghiệp, kinh tế tập trung, các dự án ven biển, trên đảo; quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với xây dựng thế trận QP-AN, bao gồm các tuyến đường giao thông, hệ thống các sân bay, bến cảng, kho, hệ thống thông tin... không để ảnh hưởng đến thế bố trí quân sự, thế trận QP-AN.

Làm tốt công tác tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến thực sự trong nhận thức của các cấp, ngành và trong nhân dân về vị trí vai trò chiến lược của biển; làm cho tư duy về biển được thể hiện đậm nét, trước hết là trong các chủ trương, chính sách phát triển của các ngành có liên quan và các địa phương có biển. Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối kết hợp hoạt động bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất, nhất là trong xử lý các tình huống phức tạp trên vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.  

Bốn là, giải quyết các bất đồng, tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng nhau, bình đẳng cùng có lợi.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982. Đó là thành quả đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam.

Đối với các bất đồng, tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là: Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết những bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm sớm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của quốc gia… Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc rất nặng nề, đòi hỏi phải thường xuyên quán triệt, nắm vững các quan điểm tư tưởng của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện chủ động, sáng tạo trong thực tiễn ở mọi cấp, ngành và toàn dân; phát huy cao nhất vai trò nòng cốt của các LLVT nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

Thiếu tướng Nguyễn Đình Chiến,Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng


  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59751631

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July