Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 26/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Làng đúc đồng giữa lòng Cố đô Làng đúc đồng giữa lòng Cố đô , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


(Petrotimes)
 - Phường Đúc nằm ven bờ Nam sông Hương, đoạn từ cầu Giã Viên ngược về phía Long Thọ, cách TP Huế chừng 3km về phía Tây Nam (tỉnh Thừa Thiên – Huế) xưa nay nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống.

Đúc khuôn

Phường Ðúc ở Huế ra đời có gốc gác từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc thời phong kiến Nguyễn. Dải đất ấy nằm men bờ sông Hương ôm choàng trong lòng và bao quanh nó là năm dãy thợ đúc với những tên gọi dân gian quen thuộc được xếp theo thứ bậc lần lượt từ Ðông sang Tây với những tên gọi riêng là Giang Dinh, Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bản Bộ, Trường Ðồng.

Tương truyền vào thời Chúa Nguyễn, những người thợ giỏi đến từ nhiều nơi được tập trung làm việc trong những công tượng của Chúa gọi là Trường Đồng. Từ dòng họ Nguyễn đầu tiên đến đây vốn gốc gác ở Bắc Ninh mà ông Nguyễn Văn Lương là ông tổ khai nghiệp, rất nhiều người ngoại tộc đã trở thành rể các chủ lò họ Nguyễn và được truyền nghề như họ Tống, họ Lê, họ Huỳnh… Lớp hậu duệ này đã trở thành những truyền nhân xứng đáng, góp phần làm nên và lưu giữ được nét đẹp của một làng nghề truyền thống.

Hiện nay, phường Đúc có trên 60 lò đúc lớn nhỏ với trên 300 người làm nghề này. Ngoài các sản phẩm thông thường như đúc lư hương, các mặt hàng mỹ nghệ; các cơ sở đúc đồng phường đúc còn có thể sản xuất ra những bức tượng phật với khối lượng lớn. Đặc biệt, phường Đúc còn rất nổi tiếng với kỹ thuật đúc, chạm rổ những kiệt tác mang tính lịch sử niên đại dân tộc với sự tinh luyện đến khó tin của đôi bàn tay những người thợ xứng danh. Theo lời kể của các bậc cao niên, trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển những người thợ tài hoa phường Đúc đã để lại cho đất Cố đô nhiều tác phẩm tinh luyện danh tiếng như Đại Hồng Chung, chùa Thiên Mụ (1710); những chiếc vạc bằng đồng, nghi môn bằng đồng trong Đại Nội; Cửu thần công (1803-1804) đặt trước Ngọ Môn và đặc biệt là Cửu Đỉnh (1835-1837) – bộ tác phẩm nghệ thuật với 162 hình khắc chạm nổi.

Anh Nguyễn Phùng Sơn, người có 16 năm thâm niên trong nghề đúc đồng, con trai lão nghệ nhân xứng danh Nguyễn Phùng Sinh nổi tiếng từ Nam chí Bắc xứ Cố đô, chia sẻ: “Để cho ra lò một sản phẩm hoàn chỉnh trải qua một quá trình công đoạn rất công phu, đòi hỏi sự dày công, tỉ mỉ rất cao. Mỗi một sản phẩm hoàn chỉnh đều phải tra qua 3 giai đoạn chính như: Làm khuôn; nấu đồng, đổ sản phẩm; gia công nguội sản phẩm sau khi đúc. Ví dụ đối với đúc chuông thì bước đầu phải tạo vỏ, làm lõi, tạo độ dày, sấy khuôn sơ bộ và tạo hoa văn nội dung”.

Ngày nay, ở phường Đúc vẫn còn không ít các nghệ nhân vẫn tâm huyết với nghề và được vinh danh như: Nguyễn Văn Sính, Nguyễn Văn Đệ, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Văn Trai…Các nghệ nhân này vẫn đang nỗ lực truyền nghề cho các thế hệ con cháu mai sau để gìn giữ, lưu truyền và phát triển nghề đúc đồng không bị mai một, lãng quên theo thời gian. Chính vì lẽ đó, mà hiện tại sản phẩm đúc đồng của làng nghề phường đúc không còn bó hẹp ở những sản phẩm truyền thống mà đã mở rộng ra nhiều mặt hàng khác phục vụ cho lĩnh vực trang trí nội thất và du lịch. Nhờ đó mà sản phẩm đúc đồng của phường Đúc không những đã có mặt ở hầu hết thị trường trong nước mà còn vươn xa ra thị trường thế giới thông qua kênh xuất khẩu và du lịch.

Một khối chuông được nhào nặn hoàn chỉnh

Khắc họa tiết trên khuôn đúc

Xử lý đồng trước khi nấu

Nấu đồng khối viên

Những khối đồng nặng hàng chục kg được cho vào lò nung

Ngoài lò nung những người thợ chẻ củi vẫn đang miệt mài với công việc tiếp nhiên liệu cho lò

Những khối đồng đã được nung chảy sau gần 3 giờ đồng hồ nhóm lửa

Miệt mài trong công việc

Sàn lọc đồng loại bỏ tạp chất trước khi đun

Dù công việc mệt nhọc nhưng những nụ cười tươi như thế này vẫn luôn rạng ngời trên từng người thợ đúc đồng

Tiếp đồng vào lò nung

Canh lửa

Rót đồng ra thạp chuẩn bị đổ khuôn

Những thạp đồng nung chảy được đưa ra lò được đặt sẵn bên khuôn đúc

Đồng nung chảy đã được chuẩn bị sẵn sàng trước khi cho vào khuôn đã định trước

Rót đồng vào khuôn

Đồng nung đỏ rực trong khuôn

Thêm đồng vào khuôn đảm bảo khối lượng định sẵn trong sản phẩm

Càng về giai đoạn cuối công việc đổ đồng vào khuôn càng đòi hỏi sự tỉ mỉ của từng người thợ

Sản phẩm sau khi được tách khuôn

Gia công sản phẩm

Đánh bóng sản phẩm một bức tượng đã được cho ra lò

Lợi Nguyễn – Quang Tiến


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60391876

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July