Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Hải chiến Trường Sa - Ký ức ngày “biển động” Hải chiến Trường Sa - Ký ức ngày “biển động” , Người xứ Nghệ Kiev
 
 

(Dân trí) - Hơn 1/4 thế kỷ đã trôi qua nhưng ký ức ngày 14/3/1988 vẫn như nguyên vẹn trong tâm trí Đại tá Trịnh Xuân Trường. Trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, 64 đồng đội của ông đã ngã xuống, máu của họ đã nhuộm nước biển Đông.

 

Hải chiến Trường Sa - Ký ức ngày “biển động”
 

 

Đại tá Trịnh Xuân Trường - nguyên Chính trị phó lực lượng hỗn hợp xây dựng đảo và dựng bia chủ quyền ở cụm đảo Sinh Tồn hồi tưởng lại cuộc chiến ngày 14/3/1988.
 

Những ngày này, khi cả nước đang hướng về Biển Đông, về Trường Sa và những người con đất Việt ngã xuống ở đảo Gạc Ma, chúng tôi tìm gặp Đại tá Trịnh Xuân Trường (SN 1957, Phó Chủ nhiệm chính trị Cục kỹ thuật Quân khu 4). Ông cũng là một trong những nhân chứng của trận chiến ngày 14/3/1988, khi quân Trung Quốc chiếm đảo.

Ký ức người giữ đảo

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đơn vị C1, D1, E26 đặc công Hải quân của ông tham gia giải phóng bán đảo Sơn Trà và quần đảo Trường Sa, trực tiếp chốt giữ đảo Song Tử, Sơn Ca, Nam Yết. Ngày 7/5/1975 các đảo này được bàn giao cho Quân khu 5 chốt giữ, đơn vị của ông Trường trở về Cát Lái. Ngay sau đó, lực lượng Hải quân lại tiếp quản và chốt giữ 5 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, gồm Song Tử, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa (đơn vị C1 đóng quân tại đảo Sơn Ca) rồi tiếp đó là 4 đảo nổi Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh và An Bang.

 

Hải chiến Trường Sa - Ký ức ngày “biển động”
 

Những bức ảnh chụp ở Trường Sa những năm 1988 trở thành báu vật và được đại tá Trịnh Xuân Trường cất giữ ngay bên bàn làm việc.

Đại tá Trịnh Xuân Trường nhớ lại: “Từ Tết năm 1987, 1988 tình hình biển Đông trở nên phức tạp. Trung Quốc đưa quân chiếm giữ một số đảo thuộc chủ quyền Việt Nam như Châu Viên, Chữ Thập. Xuất phát từ tình hình đó quân chủng Hải quân chỉ thị lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân (lữ đoàn Trường Sa), trung đoàn Công binh 83 (E83 Công binh Hải quân) và lữ đoàn tàu 171 vùng 4 Hải quân tập trung lực lượng, xây dựng cụm đảo Sinh Tồn với 3 tàu HQ604, HQ605 và tàu HQ505.

Tôi lúc đó đang là Trưởng ban tổ chức Lữ đoàn 146 Trường Sa được tăng cường phụ trách Chính trị phó lực lượng hỗn hợp này. Trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng quân sự chỉ huy trưởng lực lượng hỗn hợp đóng giữ cụm đảo Sinh Tồn”.

Chiều ngày 13/4/1988, các tàu tập kết đúng vị trí quân chủng giao. Tàu HQ604 chốt giữ đảo Gạc Ma, tàu HQ605 chốt giữ đảo Cô Lin và tàu 505 nhận nhiệm vụ tại đảo Len Đa. Các chiến sỹ bắt tay vào nhiệm vụ bốc vác vật tư thiết bị xây dựng đảo và dựng bia chủ quyền.

 

Hải chiến Trường Sa - Ký ức ngày “biển động”
 

Đại tá Trịnh Xuân Trường (áo đen) tham gia cất bốc hài cốt các liệt sỹ hi sinh trong trận chiến ngày 14/3/1988 đưa vào mai táng trong đất liền (ảnh nhân vật cung cấp).

“4h sáng ngày 14/3/1988, anh em đã bắt tay vào công việc xây đảo. 2 tàu hậu vệ pháo Trung Quốc đậu ngoài khơi thả xuồng con vào các đảo của ta để gây sự. Mỗi xuồng 3-4 tên đổ bộ lên đảo. Thiếu úy Trần Văn Phương cầm lá cờ Tổ quốc cắm lên bia chủ quyền. Một lính Trung Quốc trèo lên giật xuống. Phương lại leo lên cắm lại lá cờ xác định chủ quyền của ta trên đảo Gạc Ma, địch lao theo kéo chân. Chúng bắn Phương ngã xuống và đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh.

Sau khi phía Trung Quốc nổ súng, xung đột xảy ra. Hai tàu hậu vệ Trung Quốc xả đạn vào 3 tàu của ta đang neo ở các đảo. Tàu HQ604 chìm tại chỗ. Trước tình thế đó, thuyền trưởng Vũ Huy Lê hạ cho máy ủi tàu HQ505 lên đảo. Khi tàu mới tiến được 1/3 thân tàu lên bờ thì bị tàu Trung Quốc bắn cháy. Tàu HQ605 trúng đạn và bốc cháy sau đó. Sau khi bắn chìm các tàu của Việt Nam, bỏ qua các quy tắc nhân đạo chiến tranh, các tàu Trung Quốc quay đầu tiến ra biển. Tôi trúng đạn bị thương nhưng may mắn bám được vào mảnh vỡ của tàu và được các đồng đội cứu sau đó”, Đại tá Trịnh Xuân Trường nhớ lại.

Giây phút lắng lòng khi nghĩ về những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến giữ đảo.
Giây phút lắng lòng khi nghĩ về những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến giữ đảo.

Đau đáu một nỗi niềm

Sau khi được đưa vào đảo, Đại tá Trịnh Xuân Trường được đưa vào đất liền để cứu chữa với tỷ lệ thương tật 53%. Các chiến sỹ hi sinh được an táng ngay trên đảo. Năm 1992, Đại tá Trịnh Xuân Trường được cử làm Chính ủy đảo Sinh Tồn. Chính ông đã tham gia cất bốc hài cốt các liệt sỹ và đưa các anh về đất liền.

26 năm đã trôi qua nhưng trong tâm trí người lính đã có 20 năm bám biển và 16 năm ở Trường Sa vẫn đau đáu một nỗi niềm. 64 đồng đội của ông đã ngã xuống nơi tuyến đầu của Tổ quốc và nhiều người trong số họ vẫn chưa được trở về với gia đình. Xương thịt của đồng đội ông đã hòa tan vào với biển, vào từng con sóng hát mãi bài ca về chiến công quả cảm để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Đôi mắt người đại tá bỗng ngấn lệ khi nhớ tới Thiếu úy Trần Văn Phương - người đã ngã xuống khi cắm lá cờ xác định chủ quyền Việt Nam trên đảo Gạc Ma sáng ngày 14/3/1988. "Tối hôm trước khi xuất phát ra Trường Sa, sau khi họp xong, Phương xin phép ra ngoài mua một số đồ dùng thiết yếu. Khuya muộn, vẫn chưa thấy Phương về. Sốt ruột, lo lắng và hơn cả là sợ chuyến ra đảo sẽ bị ảnh hưởng nên khi Phương về, tôi đã giận quá mà mắng cậu ấy. Thì ra do không bắt được xe nên Phương với về đơn vị muộn hơn quy định. Rồi ra đảo, chỉ được một hôm là Phương hi sinh. Đó là điều khiến tôi ân hận và day dứt nhất, dẫu biết rằng kỷ luật quân đội nhiều khi buộc con người ta phải nguyên tắc như thế".

Trở về sau cuộc chiến với thương tật hơn 50%, năm 1994, vì hoàn cảnh gia đình, Đại tá Trịnh Xuân Trường được chuyển công tác về Quân khu 4. Công việc cứ cuốn ông đi nhưng mỗi khi có thời gian để nghĩ ngợi ông chỉ có thể giấu nỗi buồn vào tận sâu trong tim mình. Người con trai độc nhất của ông, học giỏi có tiếng giờ chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều do một tay vợ ông lo liệu. Rồi 3 người con gái chật vật trên đường mưu sinh vì không tìm được công việc ổn định. Dẫu buồn nhưng ông thấy mình may mắn hơn rất nhiều đồng đội.

Năm ngoái, một cuộc gặp mặt giữa những người lính Trường Sa trong trận chiến bảo vệ cụm đảo Sinh Tồn được tổ chức ở Đà Nẵng. Đồng đội ông, người còn, người mất, người hoàn cảnh khó khăn rồi đường xa cách trở thành ra cuộc trùng phùng ấy không phải ai cũng tới dự được. "Bao giờ anh em gặp nhau được một lần, thật đông đủ, để ngồi hàn huyên tâm sự thì tốt biết mấy. Không biết đến bao giờ những người vợ, người mẹ liệt sỹ Trường Sa mới được đón người chồng, người con thân yêu của mình trở về...", gỡ mục kỉnh khỏi đôi mắt đã ngấn nước, giọng ông như lạc đi. 

Hoàng Lam


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 5
Total: 66014349

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July