Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Mi-24: ‘Thiết giáp bay’ của Không quân Việt Nam Mi-24: ‘Thiết giáp bay’ của Không quân Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Mi-24 (phiên bản xuất khẩu có tên là Mi- 35) được chế tạo bởi nhà máy sản xuất máy bay trực thăng Moscow (MVZ) mang tên M.L. Mil. Là một trong những máy bay tấn công nổi tiếng trên thế giới. Máy bay được phát triển vào năm 1968, cất cánh lần đầu tiên vào năm 1969, biên chế vào lực lượng vũ trang Liên xô năm 1972.


Buồng công tác của phi công xạ thủ số 2.
Buồng công tác của phi công xạ thủ số 2.
 

Các phiên bản Mi-24 khác nhau được các nhà máy "Rostvertol", "Tập đoàn hàng không Arsenyev" Progress". Cho đến nay đã sản xuất được khoảng 3500 máy bay trực thăng Mi - 24. Máy bay có mặt trong biên chế ở 30 quốc gia trong đó có Việt Nam, máy bay đã tham chiến tại Afghanistan, Chechnya và nhiều cuộc xung đột khác.

 Mi–24 Hind - Trực thăng tấn công “Thiết giáp bay”

Mi–24 Hind - Trực thăng tấn công “Thiết giáp bay”

Đồng thời Mi – 24 cũng đã chiến đấu bảo vệ biên giới phía Nam cũng với các máy bay UH -1A của Mỹ, Năm 1985, phi đội Mi-24 phối hợp đơn vị trực thăng UH-1, Mi-8T và máy bay vận tải An-26 (cải tiến mang bom) chiến đấu 50 trận, xuất kích 197 chuyến, loại khỏi vòng chiến đấu 192 tên địch, 101 ca nô - thuyền, 37 lán, 2 kho vũ khí… thú vị là vũ khí của hai siêu cường đối địch lại phối hợp cùng chiến tuyến.

Đầu tháng 8.1986, Quân chủng Không quân điều các phi đội Mi-24 , Mi-8 và trinh sát U-17 tấn công tàn quân Khơme đỏ ở vùng Tây Bắc Campuchia. Ngày 15.8, 2 biên đội Mi-24 xuất kích 2 đợt, bắn 482 quả rocket, hơn 1.000 viên đạn phá hủy nhiều kho tàng địch.
Mi – 24 có những nickname khá thú vị là “Cái ca” và “Cá sấu”.

 Trực thăng tấn công đa nhiệm Mi-24 phóng tên lửa.
Trực thăng tấn công đa nhiệm Mi-24 phóng tên lửa.

Máy bay trực thăng đa nhiệm Mi – 24 (Mi – 35 phiên bản xuất khẩu) được sử dụng nhằm mục đích thực hiện hàng loạt những nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường. 

Thực hiện yểm trợ hỏa lực đường không, máy bay Mi – 24 có nhiệm vụ tiêu diệt binh lực, phương tiện chiến tranh như:  xe tăng, xe bộ binh cơ giới, các mục tiêu có kích thước nhỏ trên đất liền hoặc trên biển, các mục tiêu bay có tốc độ và trần bay thấp trên tiền tuyến và sâu trong hậu phương chiến trường của đối phương.

Do có khoang vận tải, Mi – 24 còn đảm nhiệm nhiệm vụ vận tải đổ bộ đường không bộ binh, vận tải hàng hóa và chuyển thương. Trong trường hợp vận tải lực lượng đổ bộ, Mi – 24 có thể mang theo 8 chiến sĩ bộ binh với đầy đủ vũ khí trang bị, khi tải thương Mi – 24 có thể mang 2 thương binh nằm, hai người ngồi và một y tá.

Vận tải hàng hóa máy bay có thể mang được 1500 kg trong khoang, treo móc bên ngoài đến 2400 kg.  Ngoài ra, Mi – 24 có thể được sử dụng để trinh sát đường không và quan sát, theo dõi mục tiêu, tổ chức các trận địa mìn, điều chỉnh hỏa lực pháo binh, tên lửa và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu khác.

  Sơ đồ máy bay trực thăng Mi - 24
Sơ đồ máy bay trực thăng Mi - 24

Thiết kế của máy bay trực thăng Mi – 24 được thực hiện theo sơ đồ truyền thống 1 cánh quạt nâng chủ động 5 cánh và cánh quạt đuôi 3 cánh.  Thân máy bay thiết kế theo sơ đồ khí động học và có chiều ngang tối thiểu theo yêu cầu tác chiến. Các cánh máy bay được sử dụng để treo vũ khí.

Cánh quạt nâng chủ động được kết nối với trục quay bằng 3 bộ ổ bi. Phần đuôi máy bay được lắp những thanh dầm dọc theo hình ô van  giảm tải cho cánh quạt đuôi máy bay. 3 bộ giá càng máy bay 1 trước hai phía sau có thể thu bánh hạ cánh vào trong thân máy bay.

Động cơ máy bay và trang thiết bị trên máy bay


Máy bay trực thăng, phụ thuộc vào thời gian và các phiên bản nâng cấp, được lắp đặt các động cơ tua bin cánh quạt được sản xuất tại nhà máy mang tên “V.Ya. Klimov” loại ТV3-117V có công suất là 2225 mã lực hoặc VK-2500 công suất 2499 mã lực.

Động cơ tua bin cánh quạt  2хТV3-117V, VМ, VМА (2хVК-2500) có công suất là 2х2225 mã lực và nâng cấp đến (2х2400 mã lực. Kích thước cơ bản: chiều dài là 17 m, chiều cao là 5,1m, đường kính cánh quạt chủ động là 17, 3, cánh quạt đuôi là 3,9 m.

Khối lượng cất cánh cực đại là 11500 kg, khối lượng cất cánh thông thường là 10900 kg. Khối lượng vũ khí trang bị vận tải trong khoang là 1500 kg và 2400 kg treo ngoài. Tốc độ cao nhất là 320 km/h, tốc độ bay hành trình là 280 km/h.

Trần bay thực tế là 3000 m không tính ảnh hưởng của địa hình, trần bay cực đại là 5750 m. Tầm hoạt động có tải là 450 km, nếu thêm thùng dầu phụ là 1000 km.

 Buồng lái của Mi – 24 Hind
Buồng lái của Mi – 24 Hind

Máy bay Mi -24 được xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới, do đó trang thiết bị được thiết kế chế tạo phù hợp với mọi môi trường khi hậu và mọi khu vực địa lý trên thế giới. Máy bay được lắp đặt các tổ hợp dẫn đường quán tính, trang thiết bị vận tải - đổ bộ, thiết bị tải thương, trang thiết bị thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực.

Buồng lái máy bay được bảo vệ bằng giáp tổng hợp, thiết bị được lắp đặt sao cho các thiết bị kém quan trọng hơn bảo vệ các bộ phận và trang thiết bị quan trọng, kính lái chống đạn và giáp bảo vệ có thể chịu được đạn 12, 7 mm va chạm.

Để bảo vệ máy bay và tăng khả năng sống còn trong chiến đấu, máy bay được lắp đặt khí tài phát hiện chiếu xạ radars, thiết bị phóng đạn mồi bẫy hồng ngoại và gây nhiễu trên dải tần số hồng ngoại, lắp đặt các màn chắn giảm bức xạ hồng ngoại từ ống xả động cơ, các hệ thống quan trọng của máy bay được thiết kế dự bị phòng ngừa, cabin máy bay lắp đặt hệ thống cách ly tăng áp và lọc khí thở.

 Vũ khí trang bị tên lửa chống tăng, súng máy 12,7 mm containers, thùng rockets của Mi- 24.
Vũ khí trang bị tên lửa chống tăng, súng máy 12,7 mm containers, thùng rockets của Mi- 24.

Máy bay trực thăng chiến đấu Mi – 24 được trang bị nhiều hệ thống điều hành vũ khí và các tổ hợp vũ khí khác nhau: các hệ thống súng tự động có điều khiển và không có điều khiển, hệ thống phóng tên lửa có điều khiển và rocket, thiết bị ném bom.

Trên cánh máy bay được lắp hai bộ gá thả bom, 4 thanh lắp các containers và hai bộ gá đầu cánh, phần đầu máy bay có bộ giá quay ổn định điều khiển súng tự động USPU-24  lắp súng máy YakB-12, 7 mm 4 nòng xoay, cơ số đạn là 1470 viên, bộ giá súng cố định NPPU-24 (NEC-30) lắp súng GSH-23L hai nòng 23-mm cơ số 250 viên đạn.

Để tăng cường khả năng chống bộ binh, có thể lắp đặt trên cánh máy bay hai thùng containers (UPK – 23 – 250, súng tự động 2 nòng 23 mm, cơ số đạn 250) hoặc thùng containers (GUB – 1 súng phóng lựu AGS – 17 “Plamya”, thùng GBU -8700 với một nòng súng 12, 7mm hoặc hai súng 7, 62 mm 4 nòng. Ngoài ra, có thể lắp đặt trên máy bay thiết bị rải mìn PFM – 1.

Trong cơ số tên lửa theo biên chế của máy bay có từ 8-16 tên lửa chống tăng có điều khiển loại "Storm-B" hoặc "Ataka" có tầm bắn 5,5 km, khả năng xuyên giáp 600-800 mm); tên lửa phòng không có điều khiển (loại R-60 hoặc tên lửa "Igla"); các tên lửa không điều khiển như  rockets (S-8, S-13, S-24B);
bom (250 kg, 500 kg) hoặc hai thùng chất cháy dạng napalm có khối lượng 500 kg mỗi thùng, tổng khối lượng lên đến 1000 kg.

Khối lượng vũ khí trang bị mang trên thân máy bay khoảng từ 2400 – 2860 kg, phụ thuộc vào các phiên bản nâng cấp khác nhau..

Các phiên bản nâng cấp khác nhau của Mi – 24

Dựa theo mục đích khai thác sử dụng, có nhiều loại máy bay Mi – 24 đã được sản xuất: Mi – 24A. đời đầu tiên của Mi – 24, được trang bị tên lửa chống tăng "Falanga-М", cabin được lắp kính phẳng, ghế ngồi của hai phi công cạnh nhau (1971); Мi-24D (phiên bản dành cho xuất khẩu là Мi-25) – dược trang bị tên lửa chống tăng "Falanga-PV" và súng máy 4 nòng YakB – 12, 7 mm, ghế ngồi phi công là một trước một sau (1973 ); Мi-24V (Мi-35) – trang bị tên lửa chống tăng " Storm -V" và súng tự động YakB -12,7mm (1976 );

Мi-24P (Мi-35P) – "pháo" phương án trực thăng tấn công trang bị tên lửa chống tăng "Storm - V" và pháo tự động 30mm hai nòng GS-ZOK, được lắp đặt thay thế súng máy 12, 7 mm ở đầu máy bay (1976); Мi-24VP – máy bay được nâng cấp trang thiết bị vào năm 1986-1989; Мi-24K – máy bay trực thăng trinh sát và hiệu chỉnh hỏa lực pháo binh; Мi-24R, Мi-24RА – trực thăng trinh sát vũ khí hủy diệt lớn;

Мi-24U, Мi-24PS – máy bay tuần thám, cứu hộ lực lượng hải quân đánh bộ; Мi-24DU – máy bay trực thăng huấn luyện chiến đấu; Мi-24VM (Мi-35М phiên bản xuất khẩu) – là máy bay Mi 24 đã được nâng cấp toàn diện, được lắp đặt hệ thống điều khiển hỏa lực ngày đêm 9К113К với hệ thống kính quan sát – kính ngắm ngày đêm ОPS-24N và hệ thống trang thiết bị điện tử hiện đại, có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cả ban ngày và ban đêm, tăng cường hỏa lực và các tính năng kỹ chiến thuật máy bay;

Мi-24PN (Мi-35PM phiên bản xuất khẩu) – là nguyên mẫu hiện đại hóa của Мi-24P với hệ thống dẫn bắn tên lửa ban ngày "Raduga -S" và kính ngăm quang ảnh nhiệt thứ cấp “Zarevo”; Мi-24VK-1, Мi-24PK-1 – phiên bản nâng cấp của máy bay  Мi-24V và Мi-24P với hệ thống kính quan sát ngày đêm GOES 321; Мi-24VK-2 (Мi-35VN) và  Мi-24PK-2 (Мi-35PN) –  các máy bay được hiện đại hóa của Мi-24V và Мi-24P với hệ thống kinh quan sát ngày đêm GOES 342 (0PS-24N).

Cho đến ngày nay, trong biên chế của không quân chiến trường Nga có khoảng 1000 chiếc Mi – 24 đã được nâng cấp, thời gian sắp tới, quân đội Nga tiếp tục nhận được các máy bay Мi-35P, Мi-35PN, Мi-35PM.

Các nhà máy sản xuất máy bay "MVZ mang tên.M.L. Mil" và "Rostvertol" đang đề xuất một chương trình hiện đại hóa sâu Mi – 24 (Mi – 35)  lắp đặt các tranh thiết bị khác nhau, bao gồm cả các loại trang thiết bị có nguồn gốc sản xuất nước ngoài với mục đích đáp ứng các yêu cầu khách hàng - đại tu toàn bộ các máy bay chiến đấu Mi – 24, theo yêu cầu tác chiến hiện đại, kéo dài tuổi thọ máy bay và thời gian khai thác sử dụng các trang thiết bị, đồng thời gia tăng thông số kỹ chiến thuật máy bay và điều kiện làm việc của phi hành đoàn, tăng cường khả năng bảo vệ và cấu trúc chịu lực của máy báy, cũng như khả năng vận tải binh khí kỹ thuật và con người.

Các gói nâng cấp bảo gồm: gói nâng cấp thứ nhất “ Tăng cường tính năng kỹ thuật máy bay” nhằm mục đích lắp đặt các thiết bị điều khiển bay mới, hoàn thiện cấu trúc máy bay và các bộ phận cơ bản trên thân máy bay.

Gói nâng cấp thứ hai “Hoàn thiện tính năng chiến thuật tác chiến ngày đêm” – Trang bị cho kíp lái kính nhìn đêm, điều chỉnh nguồn sáng các thiết bị trong cabin, lắp đặt các trang thiết bị kỹ thuật số với các màn hình hiển thị tinh thể lỏng, lắp đặt các tổ hợp vũ khí trên cơ sở các thiết bị quan sát – kính ngắm mục tiêu ngày đêm; Gói nâng cấp thứ 3 “ Hoàn thiện hệ thống vũ khí” Lắp đặt các hệ thống vũ khí tác chiến ngày đêm có hiệu quả cao trên cơ sở ứng dụng hệ thống quan sát – kính ngắm ngày đêm đa kênh, tích hợp hệ thống trang thiết bị “trinh sát – hỏa lực” với vũ khí.

Theo yêu cầu khách hàng có thể lắp đặt các trang thiết bị phù hợp với chuẩn kỹ thuật NATO.

  Buồng lái của phi công Mi-24.
Buồng lái của phi công Mi-24.


Quá trình nâng cấp hiện đại hóa, ngoài việc lắp đặt các trang thiết bị dẫn đường điều khiển bay và vũ khí trang bị, máy bay có thể được lắp động cơ tua bin phản lực hiện đại VK 2500 với công suất cất cánh là 2400 mã lực, hệ thống cánh quạt nâng chủ động được chế tạo từ vật liệu composit tổng hợp, bạc đệm và vòng bi từ nhựa tổng hợp đàn hồi chống mòn, thiết bị tự động chống nghiêng lái, cánh đuôi 4 cánh hình chữ X giảm tiếng ồn.

Hai cánh ổn định được thu ngắn lại với các giá treo vũ khí hiện đại, giá càng bánh xe cố định, các thùng nhiên liệu treo ngoài máy bay lớn hơn, các thiết bị thông tin liên lạc chống nhiễu, hệ thống tự bảo vệ chống tên lửa phòng không.

Lắp đặt hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt tiêu chuẩn quốc tế (IRTV-445MGH) cho phép hoạt động ngày đêm và có thể phát hiện mục tiêu trên khoảng cách lớn hơn 4 km, đảm bảo phát hiện được tên lửa vác phóng trong đêm, hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS115L GARMIN kết hợp với khí tài VPS-200 – xác định và đánh dấu quỹ đạo đường bay máy bay, tọa độ và các thông số bay của máy bay theo GPS, cung cấp thông tin dẫn đường quán tính trên màn hình hiển thị và lưu kết quả trên đĩa video. Các thử nghiệm với máy bay Мi-24PN, Мi-24VК-1, Мi-24PК-1đang được tiến hành, các thử nghiệm đối với máy bay Мi-24VK-2 và Мi-24PК-2.

Từ năm 1976, quá trình đại tu và sửa chữa máy bay Mi – 24 (Мi-35) các phiên bản được tiến hành tại nhà máy "AVIAKON." thuộc khu vực Konotop. Năm 2007, Mi – 24 (Mi – 35) đã thắng thầu trong gói cung cấp 150 máy bay trực thăng Mi – 17 và Mi – 35 có tổng trị giá lên đến 2, 2 tỷ đô la tại Ả Rập Saudi.

Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ khi Mi – 24A đầu tiên cất cánh, những chiếc máy bay tiến công huyền thoại đã phục vụ nhiều quân đội, bao gồm cả QĐND Việt Nam trên nhiều chiến trường và hoàn thành nhiệm vụ một trực thăng tấn công hỏa lực.

Với gần 36 chiếc Mi- 24 hiện có trong biên chế, có thể, không quân Việt Nam tiếp tục đại tu cải tiến sâu để Mi – 24 lại trở thành một lực lượng thiết giáp bay trên bầu trời. Với uy lực tác chiến mạnh mẽ và khả năng bảo vệ tốt, Mi – 24 sẽ là lực lượng công kích đường không mạnh trên các tuyến biên giới và bờ biển Việt Nam.

 



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=744128#ixzz2ivJU6z3g 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66555624

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July