Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Trực thăng vũ trang trên tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc Trực thăng vũ trang trên tuyến đầu bảo vệ Tổ quốc , Người xứ Nghệ Kiev
 

Binh chủng trực thăng, lực lượng không quân chiến trường là lực lượng có vị trí vô cùng quan trọng, không gì thay thế được trong thế trận phòng thủ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.


  Trực thăng AH – 64 Apache tấn công
Trực thăng AH – 64 Apache tấn công
 

Trực thăng chiến trường tham gia vào hầu hết các hoạt động tác chiến của chiến tranh hiện đại. Đó là, cơ động binh lực và phương tiện chiến tranh của các đơn vị chiến đấu, cung cấp đảm bảo cơ sở vật chất, hậu cần kỹ thuật cho các điểm chốt trên các tuyến phòng ngự, tấn công tiêu diệt tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới, cơ động đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm, cứu hộ và vận tải chuyển thương.

Với ưu thế không cần có các sân bay hiện đại, không cần có các cơ sở đảm bảo kỹ thuật cao, hoạt động liên tục ngày đêm với độ tin cậy cao. Trực thăng chiến đấu đóng vai trò then chốt trong sức mạnh bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng trực thăng trong chiến tranh hiện đại

Quá trình tiến lên chính quy - hiện đại các lực lượng vũ trang QĐND Việt Nam đòi hỏi có những thay đổi lớn về quan điểm tư duy chiến dịch chiến thuật, trong đó có: hiện đại hóa các quân binh chủng và khai thác sử dụng các phương tiện tác chiến hiện đại trong các loại hình chiến dịch, chiến thuật.

Các nguy cơ đe dọa chủ quyền, độc lập dân tộc, các nguy cơ đó có thể là: chiến tranh cục bộ, xung đột khu vực với nhiều quy mô khác nhau, khủng bố quốc tế, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam.

Để có thể nhanh chóng ngăn chặn mọi nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang, phản ứng thần tốc, kịp thời cũng như đánh bại mọi âm mưu xâm hại chủ quyền lãnh thổ. Cần có những phương tiện cơ động lực lượng, vận tải vũ khí trang bị, cơ sở vật chất nhanh chóng, yểm trợ và chi viện hỏa lực cho các lực lượng tác chiến, đồng thời giáng những đòn tấn công quyết liệt vào lực lượng chủ lực của đối phương.

Lực lượng trực thăng quân sự trong tác chiến không – bộ có những ưu điểm mà các loại phương tiện cơ động khác không có, trực thăng có thể được triển khai thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng, không cần có sân bay hay đường băng đặc biệt.

Hoạt động vận tải đường không chiến trường làm tăng nhịp độ tác chiến do có thể nhanh chóng cơ động di chuyển các lực lượng đồng thời có thể cung cấp kịp thời cơ sở vật chất, vũ khí trang bị trong những điều kiện phức tạp địa hình và trên khoảng cách xa với tốc độ cao.

Khả năng cơ động lực lượng nhanh có thế mạnh rõ rệt trong phòng ngự, có thể giành được ưu thế thời gian trước đối phương. Nhanh chóng tập trung lực lượng vào khu vực cần thiết, hình thành yếu tố bất ngờ, tấn công trong tình huống không thuận lợi với địch như đang ở khu vực tập trung, đang trên đường hành quân, chưa triển khai đội hình phòng ngự, khi đang cơ động thay đổi hướng tấn công…;

máy bay trực thăng có thể bí mật, bất ngờ tập kích tiêu diệt hoặc cắt đường cung cấp cơ sở vật chất đối phương, ngăn chặn các hành động chiến đấu như:  cơ động thay đổi vị trí, hướng tấn công hay phòng ngự của địch, phá hủy các cơ sở hạ tầng hậu phương đối phương, các đài thông tin liên lạc, các kho tàng hậu cần, các trung tâm, các sở chỉ huy của đối phương.

Máy bay trực thăng Mi – 8 tham gia diễn tập

Máy bay trực thăng Mi – 8 tham gia diễn tập

Trong mọi loại hình chiến đấu tấn công hay phòng ngự hoặc bảo vệ hành quân cơ động, hỏa lực trực thăng có độ chính xác cao, kịp thời và uy lực rất mạnh. Với tốc độ bay không lớn, máy bay trực thăng có thể chi viện hỏa lực trực tiếp các lực lượng đang chiến đấu.

Tất cả những ưu thế của trực thăng chiến đấu trong điều kiện phòng ngự trên địa bàn quen thuộc (vùng biên giới, bờ biển, hải đảo) có thể phát huy tối đa được sức mạnh tổng hợp, nhanh chóng làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta.

Điểm yếu của trực thăng là do tốc độ thấp, không có khả năng cơ động cao, trực thăng thật sự là một mục tiêu dễ dàng cho máy bay phản lực tầm cao và hỏa lực phòng không chiến trường. Do đó, vấn đề lợi dụng địa hình địa vật quen thuộc, kinh nghiệm và kỹ năng điều khiển của phi công là yếu tố quyết định đảm bảo sự sống còn và hiệu quả tác chiến của trực thăng.

Mô hình tác chiến sử dụng rộng rãi trực thăng chiến đấu do quân đội Mỹ thực hiện đầu tiên trên chiến trường Việt Nam. Để đối phó lại với những đòn tấn công quyết liệt của Quân Giải phòng, Mỹ đã phải tổ chức các đơn vị không quân chiến trường và các đơn vị cơ động đường không (sư đoàn Kỵ binh bay), triển khai các chiến dịch phản ứng nhanh bằng trực thăng chiến đấu.

Sự hình thành phương án chiến thuật “trực thăng vận” bắt nguồn từ thực tế, khi những đòn tấn công của QGP có thể bắt đầu từ bất cứ đâu, giáng những đòn tấn công và lập tức biến mất trong những cánh rừng nhiệt đới, quân đội Mỹ không kịp thời gian cơ động hành quân trên những con đường đầy mìn và cạm bẫy để ứng cứu hoặc tập kích những điểm nóng.

Máy bay UH – 1A đổ bộ lính Mỹ
Máy bay UH – 1A đổ bộ lính Mỹ

Chiến thuật “Trực thăng vận” đáp ứng được yêu cầu đổ quân nhanh chóng đến những điểm xung yếu nhất, tổ chức hỏa lực mạnh dọn bãi đổ quân và chi viện cho tăng thiết giáp và bộ binh khi đối mặt với lực lượng QĐNDVN.

Từ sau chiến tranh ở Việt Nam, một lần nữa chiến thuật trực thăng chiến đấu tấn công lại được áp dụng triệt để trong cuộc chiến tranh của Liên xô ở Afganixtan, khi lực lượng cơ động tăng thiết giáp không đáp ứng được yêu cầu chiến trường, những chiếc Mi – 8 vận tải, Mi – 24 chi viện hỏa lực và đổ bộ, tấn công truy quét, yểm trợ đường không, tập kích và phục kích các lực lượng chiến binh Mujahideen.

Từ sau chiến trường Việt Nam, rút kinh nghiệm từ những thất bại, người Mỹ đã phát triển các chiến thuật sử dụng trực thăng trong hầu hết các cuộc chiến tranh khác như ở Panama, Iraq, Somali. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh ở Iraq, không quân cánh quạt Mỹ đã phát huy tối đa sức mạnh của nó trong chiến đấu chống tăng thiết giáp và các lực lượng cơ giới Iraq.

Chiến đấu chống tăng thiết giáp, trực thăng có ưu thế mạnh do quân đội Iraq không có lực lượng phòng không chiến trường tầm xa, không có vũ khí phòng không trang bị radar tầm thấp và không có lực lượng không quân chiến trường. Trong khi đó các máy bay Mỹ như Cobra được trang bị tên lửa chống tăng tầm xa (Hell Fire) có thể bay thấp và cơ động biến hóa từ nhiều hướng khác nhau theo địa hình tác chiến, kích thước nhỏ rất khó quan sát và các xe tăng của Iraq đã trở thành những con mồi dễ diệt.

Được sử dụng và mang lại hiệu quả tác chiến tốt là các máy bay trực thăng chủ lực như Cobra, Apaches của Mỹ, các máy bay đổ bộ và cơ động đường không hạng nhẹ như Bell UH – 1A, UH-60A/L Black Hawk cũng có khả năng sử dụng hỏa lực trên máy bay chi viện, tấn công các lực lượng bộ binh cơ giới và xe vận tải và các hỏa điểm thông thường trong địa hình đồi núi, sa mạc hoặc các khu dân cư.

Trực thăng tấn công Cobra trên chiến trường Việt Nam
Trực thăng tấn công Cobra trên chiến trường Việt Nam

Quân đội Liên xô cũng sử dụng hai loại trực thăng chủ yếu, Mi – 8 được sử dụng để cơ động đổ bộ đường không và chi viện hỏa lực Mi – 24, với hệ thống hỏa lực rất mạnh, có khoang đổ bộ và được bảo vệ tốt bằng giáp cabin cũng như các bộ phận quan trọng, thực hiện nhiệm vụ chi viện hỏa lực, tấn công đường không.

Sự phát triển của trực thăng chiến đấu Liên xô và Mỹ có hai xu hướng khác nhau, người Mỹ thiết kế các máy bay gọn, nhỏ, cơ động cao nhằm giảm thiểu khả năng phát hiện, Liên xô chế tạo Mi – 24 có khoang vận tải, được trang bị giáp bảo vệ và khai thác sử dụng tương tự như một chiếc thiết giáp bay.

Thực tiễn chứng minh xu hướng phát triển của Mỹ hay Liên xô có ưu thế hơn đã không xảy ra (ngoại trừ 3 cuộc chiến tranh lớn có sử dụng trang thiết bị của cả hai bên). Nhưng cả hai nước đều phát triển các loại phương tiện phòng không tác chiến hiệu quả đối với các máy bay trực thăng chiến đấu, trong thời điểm trước, vũ khí được coi là nguy hiểm nhất đối với trực thăng là xe phòng không ZSU – 23-4  Shilka.

Xe phòng không tự hành được trang bị radar phát hiện mục tiêu và tự động khóa, bám mục tiêu. Hiệu quả tác chiến của Shilka ở chiến trường Trung Đông đã buộc người Mỹ một lần nữa phải hiện đại hóa máy bay trực thăng tấn công.

Để chống lại hỏa lực phòng không như Shilka, tên lửa vác vai Stringer, Strela – 2, người Mỹ tăng cường khả năng tấn công tầm xa của các loại hỏa lực trên trực thăng để không bay vào khu vực phòng không hiệu quả, hoàn thiện các trang thiết bị phát hiện và theo dõi, khóa bám mục tiêu, đồng thời tăng cường khả năng tác chiến ban đêm.

Sự hoàn thiện của trực thăng tấn công thế hệ mới là mẫu AH – 64 “Aphache” và hiện đại hơn nữa là RAN “Commanche – 66” nhưng do giá thành của “Commanche” quá đắt, nên AH-64 “Apache” đã trở thành trực thăng tấn công chủ lực của quân đội Mỹ.

Một đặc điểm quan trọng trong kinh nghiệm tác chiến sử dụng trực thăng tấn công của Mỹ, quân đội Mỹ thực tế là quân đội viễn chinh, thường xuyên tác chiến ở các vùng chiến sự rất xa lãnh thổ của mình, do đó, chiến lược và các hình thái chiến thuật hầu hết mang tính chất chiến đấu tiến công.

Với tiềm lực quân sự hùng hậu và quá dư thừa các phương tiện kỹ thuật, người Mỹ theo đuổi phương án tác chiến chủ yếu là tiêu diệt binh lực và sinh lực đối phương bằng khả năng cơ động cao, ưu thế hỏa lực vượt trội. Phương thức tác chiến này, trong một số trường hợp cũng có nhưng ưu thế nhất định, nhưng chiến trường Việt Nam đã đánh dấu một tổn thất khổng lồ về số lượng máy bay bị tiêu diệt.

Từ những bài học kinh nghiệm của các cường quốc quân sự, có thể thấy: xu hướng phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu (trực thăng quân sự nói riêng) phụ thuộc nhiều vào điều kiện, môi trường tác chiến, học thuyết quân sự và nghệ thuật quân sự truyền thống của đất nước.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=736994#ixzz2iAnkhXGj 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66555206

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July