Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 24/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" “Hà Nội, những ngày đêm năm 1972” Những khoảnh khắc không thể nào quên Kỷ niệm 40 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" “Hà Nội, những ngày đêm năm 1972” Những khoảnh khắc không thể nào quên , Người xứ Nghệ Kiev
 

 QĐND - Cách đây 40 năm (ngày 11-10-1972), trụ sở Cơ quan đại diện của Pháp tại Hà Nội đã trở thành mục tiêu ném bom của Không quân Mỹ. Sự kiện này không chỉ gây bất ngờ cho chính người Pháp mà cả cộng đồng thế giới. 40 năm sau, sự kiện này đã được tái hiện trong một phần của triển lãm mang tên “Hà Nội, những ngày đêm năm 1972”. Triển lãm, xuất phát từ ý tưởng của Viện Viễn Đông Bác Cổ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, đã chính thức khai trương tối 11-10 tại Trung tâm Văn hóa Pháp-L’Espace, 24-Tràng Tiền-Hà Nội.

Triển lãm thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ Việt Nam

 

Vụ ném bom và sự ngạc nhiên của Pháp

Đối với ông Giăng Mác Gra-vi-ê (Jean Marc Gravier), nhân viên mật mã Phái đoàn của Chính phủ Pháp tại Hà Nội năm 1972, ngày 11-10-1972 là một ngày không thể nào quên. “Vụ nổ diễn ra vài giây sau khi có còi báo động. Tôi nhớ có tiếng nổ trầm đục giữa tiếng ồn ào của lực lượng phòng không bắt đầu bắn ít lâu sau khi có còi báo động. Tôi thấy sức ép rất mạnh từ bên tai. Tôi vừa kết thúc việc xem xét tin tức phát thanh từ Phnôm Pênh và đang xếp hồ sơ vào tủ đặt trong căn phòng nhìn ra vườn hoa của tòa nhà Phái bộ Pháp. Khi ra tới cửa gian phòng chính trong văn phòng của mình nhìn ra khu nhà ở, tôi chỉ trông thấy một đám khói dày màu cam. Cửa sổ không đóng, kính cửa bật ra và vỡ tan. Một trong các máy điện báo bị hất xuống đất còn cái đài của tôi thì bị đẩy ra… Khi chúng tôi tới trước khu nhà ở, nhiều người đã hối hả tìm cách cứu Pi-e Xu-xi-ni (Pierre Susini). Đầu ông ấy lộ ra bên ngoài đống đổ nát của hàng cột quanh nhà”.

Ông Pi-e Xu-xi-ni chính là Tổng đại diện Pháp tại Việt Nam lúc đó. Vào thời điểm 11 giờ 30 phút ngày 11-10-1972, ông Pi-e Xu-xi-ni đang tiếp Đại biện lâm thời An-ba-ni ngay lối vào của tư dinh thì bất ngờ một quả bom phát nổ ở ngay khu vực cầu thang. “Bị thương nặng, ông qua đời 9 ngày sau đó tại Pa-ri. Vợ ông, người Ai Cập, và 4 người Việt Nam (trong tổng số 16 nhân viên) ở Cơ quan đại diện Pháp, chết ngay tại chỗ. Nhà ngoại giao người An-ba-ni bị thương nhẹ. Các Đại sứ quán Ấn Độ và An-giê-ri cũng bị trúng bom nhưng chỉ bị thiệt hại về vật chất”, Tiến sĩ sử học Pi-e Giuốc-nu (Pierre Journoud), phụ trách nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược của Trường Quân sự (IRSEM-Bộ Quốc phòng Pháp), cho hay.

Quang cảnh Cơ quan đại diện Pháp tại Hà Nội sau vụ ném bom ngày 11-10-1972 (ảnh chụp lại tại triển lãm)

 

Vụ ném bom Cơ quan đại diện ngoại giao Pháp gây chấn động ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Tổng thống Mỹ Ních-xơn ngay trong ngày hôm đó đã gửi “những lời thương tiếc sâu sắc của mình” tới Tổng thống Pháp Pôm-pi-đu. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo, đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố không loại trừ khả năng vụ ném bom là do tên lửa đất đối không SAM của Bắc Việt gây ra! Nhưng ngày 20-10, tức chỉ 9 ngày sau vụ ném bom, bản báo cáo của Lầu Năm góc hé lộ một phần bức màn bí ẩn: Vụ nổ đúng là do bom Mỹ có định vị laser đã kích hoạt ngẫu nhiên do trục trặc từ hệ thống thả bom.

Sau khi vụ việc xảy ra, người Pháp rất ngạc nhiên và không hiểu vì sao Cơ quan đại diện của mình bị đánh bom. Các nhà ngoại giao Pháp đã bày tỏ sự bất bình với chính quyền Mỹ. “Mặc dù bày tỏ sự hối tiếc, song Chính quyền Mỹ chưa bao giờ họ xin lỗi Pháp về điều này”, Tiến sĩ Pi-e nói.

Tái hiện lịch sử bằng ảnh

Để triển lãm “Hà Nội, những ngày đêm năm 1972” ra mắt công chúng đúng kỷ niệm 40 năm sự kiện Cơ quan đại diện Pháp tại Hà Nội bị đánh bom, Viện Viễn Đông Bác Cổ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cùng các nhà tổ chức đã sử dụng nhiều phim, ảnh tư liệu và tài liệu từ các nguồn tài liệu khác nhau tại Việt Nam (Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Phòng không - Không quân, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương...) và tại Pháp (Viện nghe nhìn quốc gia, Cục thông tin và sản xuất nghe nhìn La Défense, Trung tâm lưu trữ Ngoại giao La Courneuve) cùng với các nguồn tư liệu của tư nhân do chủ sở hữu cung cấp (như ông Giăng Mác Gra-vi-ê, ông A-lanh Oa-smết, ông Ni-cô-la Coóc-nê, ông Chu Chí Thành và nhiều nhân chứng người Việt khác).

Theo ông Ô-li-vi-ê Tê-xi-ê (Olivier Tessier) thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, triển lãm nhằm tái hiện những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của năm 1972, năm mấu chốt cho việc giải quyết cuộc xung đột Việt Nam-Mỹ với kết cục là việc ký Hiệp định Pa-ri ngày 27-1-1973, một kết cục không thể che khuất số phận bi thương của hàng nghìn thường dân bị chết hoặc bị thương trong những đợt ném bom vào Hà Nội. Bên cạnh sự kiện Cơ quan đại diện Pháp tại Hà Nội bị đánh bom, triển lãm còn tái hiện cuộc sống của người dân Hà Nội và số phận bi thương của hàng nghìn thường dân bị chết hoặc bị thương trong chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ thông qua những tư liệu và nhân chứng lịch sử.

“Mục tiêu tổ chức triển lãm không nhằm tiết lộ một cái gì mới với công chúng Việt Nam, nhưng chỉ mong muốn truyền tải tới người xem cách nhìn cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong năm 1972 từ hai phía Pháp và Việt Nam”, ông Ô-li-vi-ê nói.

Bài và ảnh: Linh Oanh 


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66585756

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July