Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 29/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Bức tranh kỳ vĩ Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì - Bức tranh kỳ vĩ , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Từ trung tâm thành phố Hà Giang đi dọc theo Quốc lộ 2 và tỉnh lộ 177 chừng hơn 100km là tới huyện Hoàng Su Phì - một huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang.

Những ai từng đến đây đều ngạc nhiên và thán phục khi tận mắt ngắm nhìn lớp lớp những thửa ruộng bậc thang ngập tràn hoặc treo trên những núi đồi mờ sương. Một bức tranh toàn mỹ được con người vẽ trong không gian bao la và hùng vĩ của đất trời, thiên nhiên giữa vùng cao biên giới. Đây là kết quả sức lao động cần cù và sáng tạo của bao thế hệ đồng bào các dân tộc thiểu số trong cuộc chiến mưu sinh và tồn tại. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì vừa được công nhận Di sản văn hóa Quốc gia.

 Từ đầu tháng 6, ở Hoàng Su Phì, hàng ngàn thửa ruộng bậc thang dần phủ một màu xanh non của mạ
(Ảnh: Tất Sơn/Báo ảnh Việt Nam)

Hoàng Su Phì - nơi hội tụ ruộng bậc thang

Nói đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là nói đến hệ thống ruộng bậc thang gồm các điểm: ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ của người Dao áo dài và người Nùng; ruộng bậc thang xã Bản Phùng của người La Chí; ruộng bậc thang xã Hồ Thầu của người Dao đỏ; ruộng bậc thang xã Nậm Ty, xã Thông Nguyên của người Dao đỏ.

Hoàng Su Phì là huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống các dãy núi cao và trung bình, thấp dần về hướng hai con sông chảy qua địa bàn là sông Chảy và sông Bạc. Địa hình nơi đây được phân chia thành 3 dạng: địa hình núi cao (khoảng 60.000ha), chạy dài theo đường địa giới tiếp giáp các huyện trong tỉnh và đường biên giới quốc gia, tạo thành đường vòng cung lớn bao quanh vùng; địa hình đồi núi thấp và trung bình (khoảng 1.900ha), nằm tập trung ở vùng giữa hoặc chạy dọc theo sông Chảy, sông Nậm Khòa, sông Bạc; địa hình thung lũng hẹp (khoảng 1.000ha), phân bổ rải rác trên các chỏm đồi núi, dọc theo các khe suối với những dải đất hẹp tương đối bằng phẳng.

Độ cao trung bình của địa hình nơi đây là 900m so với mực nước biển; có hai dãy núi cao nhất là ngọn Tây Côn Lĩnh (2.419m) và Kiêu Liêu Ti (2.402m). Đây là chất liệu để đồng bào các dân tộc qua bao đời vẽ nên bức tranh đẹp đa sắc màu mang tên “Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”.

Ruộng bậc thang mùa cấy đẹp như tranh thủy mặc
(Ảnh: Tất Sơn/Báo ảnh Việt Nam)

Ruộng bậc thang là một loại hình canh tác tương đối phổ biến, hiện diện ở nhiều quốc gia trong khu vực. Ở Việt Nam, hệ thống ruộng bậc thang gắn liền với phương thức sản xuất của nhiều dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Nùng, La Chí, Hà Nhì... sống ở miền núi phía Bắc. Mỗi dân tộc có tập quán khai vỡ đất, hình thức canh tác cũng như nghi lễ, tín ngưỡng sản xuất nông nghiệp riêng. Vì vậy, cái kỳ vĩ của hệ thống ruộng bậc thang như một bức tranh khổng lồ đẹp trong sự đa dạng về sắc màu, kích cỡ nhưng lại thống nhất trong bố cục.

Đến nay, cũng chưa ai khẳng định dân tộc nào đã nghĩ ra hình thức canh tác nông nghiệp trên ruộng bậc thang cũng như chưa có kết luận chính xác ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì có tự bao giờ. Tuy nhiên, dựa trên một số tài liệu nghiên cứu, người ta có thể nói rằng ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì đã có từ vài trăm năm trước. Trong báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng Chính phủ Pháp năm 1915, có ghi: “Từ vài năm nay, trong vùng Hoàng Su Phì, nhất là với người dân sống ở vùng cao, việc trồng lúa nương trên đất khai hoang ven rừng hoặc trong rừng năng suất thấp..., họ đã quyết định làm ruộng bậc thang trên các đồi và sườn đồi, diện tích tới trăm km2... Ruộng mới được đưa vào canh tác từ 5-6 năm nay”.

Ruộng bậc thang và dấu ấn văn hóa mỗi dân tộc

Lịch sử hình thành ruộng bậc thang ở mỗi dân tộc có sự khác nhau do thời gian di cư, đặc trưng, tập quán canh tác sản xuất nông nghiệp nhưng ở ruộng bậc thang đều thể hiện sự kết tinh của sáng tạo và đức tính cần cù, kỹ năng canh tác sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao. Việc mở đất, hình thành một thửa ruộng đều có quy trình tương đối giống nhau, tuy nhiên, từng công việc cụ thể lại tùy thuộc vào cách thức canh tác của mỗi dân tộc, do đó, tạo nên những nét riêng trên mỗi thửa ruộng bậc thang.

Người La Chí khi chọn đất làm ruộng thường chọn khu vực có thể tạo dựng trên đó nhiều loại công trình phục vụ cuộc sống. Chỗ đất bằng phẳng nhất dành để dựng nhà, làm sân, vườn, chuồng gia súc, nhà kho... Ruộng thường được tạo ở phía trên, dưới hoặc xung quanh nhà. Người Dao áo dài và người Nùng thường chọn khu vực gần nguồn nước trong phạm vi đất của mình để làm ruộng. Người Dao đỏ do chuyển từ hình thức canh tác nương rẫy sang làm ruộng bậc thang nên vùng đất họ lựa chọn để làm ruộng là những mảnh đất tốt nhất mà trước nay họ từng khai phá để làm nương.



Những đứa trẻ theo mẹ ra đồng để học cấy cày
(Ảnh: Tất Sơn/Báo ảnh Việt Nam)

Công việc khai phá ruộng với bất kỳ dân tộc nào cũng được tính toán kỹ lưỡng. Bà con thường dùng hình thức đổi công giữa các thành viên trong dòng họ hoặc làng bản để việc khai hoang vỡ đất được nhanh chóng, dễ dàng. Kinh nghiệm đúc kết được là với những khu ruộng cao, bà con phải giữ lại khoảng rừng trên đỉnh núi, đồi để lấy nước, chỉ khai phá từ lưng chừng đồi trở xuống.

Người Dao đỏ ở Hồ Thầu có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở. Việc khai ruộng được tiến hành từ trên cao xuống thấp với những công cụ lao động giản đơn như cuốc chim, bừa gỗ, xẻng, dao quắm. Khi khai ruộng, người La Chí giữ lại lớp đất trên bề mặt để riêng ra. Khai ruộng xong, họ trải lớp đất đó lên trên và canh tác được ngay. Người Dao thì thường để ải ruộng qua vụ sau mới canh tác.

Làm bờ ruộng để giữ nước là công việc đòi hỏi kỹ thuật và sự khéo léo. Việc đắp bờ ruộng đòi hỏi ở người có kinh nghiệm thiết kế hệ thống các thửa ruộng bậc thang. Khoanh hẹp, khoanh dài hay ngắn và độ cao của ruộng phải dựa vào kinh nghiệm để tính toán hợp lý. Ruộng bậc thang của người La Chí thường có bờ ruộng rộng từ 20-30cm; bờ được làm ngay từ khi san ruộng. Đất làm bờ lấy ngay trong ruộng, được nén chặt, thường cao hơn mặt ruộng từ 15-20cm.

Ở những triền ruộng có độ dốc cao, có khe nước chảy, người ta thường dùng đá kè chặt ở những nơi thường bị xói lở; kè đá từ ruộng dưới lên cao bằng mặt ruộng trên rồi sau đó mới lấy đất đắp bờ trên mặt kè đá.

Người Dao đỏ lại thường lấy đất ở thành bờ ruộng phía trên để đắp bờ phía dưới. Họ không lấy đất trong ruộng làm bờ vì cho rằng đất trong ruộng là đất màu, đất tốt, phải được giữ lại để trồng lúa. Bờ ruộng của người Dao đỏ thường rất nhỏ, chỉ vừa đủ một bàn chân. Sau mỗi vụ thu hoạch, người Dao đỏ tự lo tu chỉnh bờ ruộng nhà mình và khi bắt đầu một mùa vụ mới họ lại phát sạch cỏ, tu chỉnh lại bờ ruộng một lần nữa.

Người Dao áo dài và Người Nùng, trong quá trình khai phá, tạo mặt bằng ruộng; đến vị trí dự định làm bờ ruộng, họ thường để lại một dải đất rộng chừng 20cm để làm bờ, mặt ruộng sẽ được san thấp. Khai phá ruộng xong, đồng bào lấy nước vào ngâm chân ruộng, bờ ruộng được chỉnh sửa qua để giữ nước.

Công việc làm bờ chỉ thực sự bắt đầu khi chuẩn bị bước vào mùa vụ. Bờ ruộng bậc thang của người Dao áo dài và người Nùng cũng chỉ rộng khoảng một bàn chân, cao khoảng 15cm. Đất đắp bờ lấy từ ruộng, bờ được đắp vuốt tròn, giữ cỏ ở bờ ruộng để tạo sự vững chắc chống nước mưa làm xói mòn.

Tìm và khai thác, sử dụng nguồn nước cho việc canh tác ở ruộng bậc thang là sự thể hiện tập trung của tri thức, kinh nghiệm của người dân địa phương và của các tộc người trong hoạt động canh tác nông nghiệp. Khai thác, sử dụng nguồn nước sao cho hợp lý, để có thể dẫn nước vào được ruộng cao, tiêu nước cho ruộng thấp; việc đưa nước vào ruộng…mỗi dân tộc có một cách làm khác nhau. Tùy thuộc vào địa hình, nơi có nguồn nước, khoảng cách từ nguồn nước đến chân ruộng để đồng bào quyết định dùng hệ thống mương máng dẫn nước phù hợp.

Di sản văn hóa

Về Hoàng Su Phì hôm nay, tận mắt chiêm ngưỡng ruộng bậc thang - một công trình lao động sáng tạo vĩ đại của cộng đồng các dân tộc vùng cao mới thấy hết sự cần cù, sáng tạo, trong "cái khó ló cái khôn" của đồng bào.

Ở xã Bản Phùng, cả xã có 133ha đất trồng lúa thì toàn bộ là đất ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang chạy dài suốt 10km từ cầu suối Đỏ đi lên, quanh khu vực trung tâm xã. Đâu đâu cũng ruộng bậc thang. Ruộng treo trên lưng chừng núi, trên cả đường đi; ruộng có chỗ kéo từ đỉnh núi xuống tận khe suối với độ cao hàng trăm mét. Những cánh đồng ruộng bậc thang nơi đây được đánh giá vào dạng ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam.

Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nên nhiều ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Ở xã Hồ Thầu là những cánh đồng ruộng bậc thang mênh mông, cao ngút tầm mắt. Đồi núi được chọn làm ruộng thường có độ dốc không lớn, có độ rộng lớn hơn, đều hơn...

Quanh năm, ruộng bậc thang lúc nào cũng đẹp, thấm đẫm một màu vàng khi mùa thu hoạch lúa, hoặc màu xanh mơn mởn điệp trùng trên cả trăm bậc thang khi lúa vào thì con gái, màu trắng đục của nước khi các cánh ruộng vào mùa ngâm ải đất...

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, một công trình lao động sáng tạo của bà con các dân tộc vùng cao nơi biên giới cực Bắc của Tổ quốc có giá trị lịch sử, văn hóa và là điểm nhấn trên bức tranh cảnh quan đa sắc màu về một vùng cao biên giới, nơi có 17 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam bao đời nay tồn tại và phát triển./.

Công Hải (TTXVN)

 

  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60446755

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July