Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Cá chép mang đầu rồng ở đình cổ Hào Nam Cá chép mang đầu rồng ở đình cổ Hào Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Có lẽ trong danh sách những đền và đình đang còn hiện hữu ở giữa Thủ đô nghìn năm văn hiến, hiếm có di tích nào có nhiều nét độc đáo như cụm di tích đình và đền Hào Nam, ô Chợ Dừa, Đống Đa.
Cụm di tích này gồm hai phần, đình thờ Đức thánh Linh Lang Đại Vương - người có công chấn giữ phía Tây Thành Thăng Long. Đức Thánh Linh Lang Đại Vương là hoàng tử thứ tư của vua Lý Thánh Tông. Ngài đã có công đánh đuổi giặc Tống bảo vệ thành Thăng Long vào khoảng thế kỷ thứ 11.

Ông cá trên đình được làm bằng vôi, rơm, mật... từ hàng nghìn năm nay gần như vẫn còn nguyên vẹn


Nằm trong cụm di tích có đền thờ Đức bà Vạn Ngọc Thủy Tinh Công Chúa (Mẫu Thoải) - vị nữ thần dân gian Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý các miền sông nước. Mẫu còn được thờ làm thành hoàng ở một số vùng thời xưa chuyên nghề sông nước.

Ngoài ra, nhân dân Hào Nam còn thờ ông Hoàng Quý Công - người gốc làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội (ngày nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên) có công khai khẩn lên mảnh đất phía Tây Thăng Long.

Ông Nguyễn Xuân Trang, Trưởng Ban Quản lý cụm di tích Hào Nam cho biết, tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) và vào một hôm, công chúa bị đắm thuyền chết đuối không thấy xác. Vua trao giải cho ai tìm thấy nhưng không người nào tìm được.

Trong lúc đó, có một chàng thanh niên họ Hoàng (Hoàng Quý Công) ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua ban thưởng cho chàng rất nhiều gấm vóc, vàng bạc, nhưng chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa dân nghèo Lệ Mật và mấy làng quanh đó sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại.

Sau khi được vua ưng thuận, dân chúng Lệ Mật đã cùng chàng vượt dòng sông Nhị Hà (sông Hồng) sang khai khẩn khu đất phía Tây thành Thăng Long. Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 làng trại mà sách sử gọi là khu "Thập Tam trại". Sau khi khai lập được 13 trại, chàng trai họ Hoàng quay về củng cố làng cũ, rất trù phú, nên gọi làng là Trù Mật.

Khi chàng thanh niên mất, dân làng lập đình thờ chàng, suy tôn chàng là Thần hoàng. Trong 13 trại được ông thánh ở Lệ Mật khai khẩn ngày nay là Cống Vị, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Thụy Khuê, Hào Nam, Kim Mã Thượng, Đại Yên, Liễu Giai, Kim Mã, Vạn Phúc (tên khác là Vĩnh Phúc, Vạn Bảo), Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Giảng Võ. Ở những nơi này đều lập đền thờ tưởng nhớ biết ơn công lao to lớn của Hoàng Quốc Công.

Vì vậy cho nên mặc dù bây giờ, những khu vực đầm lầy đó đã trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội nhưng hàng năm dân làng 13 trại mà về sau phát triển thành 13 làng nghề vẫn thường (hoài cổ) rước lễ hành hương về cố quê (Lệ Mật).

Xin bắt đầu những câu chuyện kỳ thú ở Đền, Đình Hào Nam bằng câu cửa miệng của ông Trang vừa là Trưởng Ban quản lý di tích, Hội Viên Hội Di sản Việt Nam, Hội Viên Hội Di sản văn hóa Thăng Long-Hà Nội khi nói về quá khứ ngàn năm của vùng đất phía Tây Thăng Long: “Hãy để quá khứ soi mình trong hiện tại".

Lúc ông Hoàng làng Lệ Mật về khai khẩn, vùng đất phía Tây Thăng Long nói chung và Hào Nam nói riêng đều là khu đầm lầy và hoang sơ ít người qua lại. Nhân dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt tôm, cá để kiếm sống. Vì vậy cho nên các nghi thức tế lễ, kiến trúc trong đình, đền Hào Nam cũng mang đậm những nét độc đáo mà không nơi đâu có được.

Cũng vì vậy mà người dân Hào Nam bây giờ vẫn còn giữ được những loại hình âm nhạc cổ như "Mó cá". Mó cá là tiết mục diễn xướng nghệ thuật độc đáo mà ở đó, người con trai đi nơm cá còn những người con gái được xếp thành hàng, tượng trưng cho lưới. "Mó cá" không phải là "đặc sản" của vùng đất Thăng Long địa linh nhân kiệt mà xuất phát từ vùng Vĩnh Phú rồi du nhập xuống kinh thành và được những người dân vùng đầm lầy sông nước Hào Nam thu nhận và phát triển thành vốn văn hóa diễn xướng của mình.

Người dân Hào Nam ngày nay vẫn đang lưu giữ câu ca: “Đầm Hào Nam không bao giờ cạn/ Thành nhà Lý hàng vạn hào che". Điều đó cho thấy đền và đình Hào Nam đã có từ thời nhà Lý và khu vực này có nhiều đầm và ao hồ quấn quanh lấy thành quách Thăng Long cổ.

Trong hàng nghìn đền, đình, miếu mạo ở Việt Nam, có lẽ không nơi đâu có hình tượng của hai ông cá chép hóa rồng. Nằm chòi ngay lên trên mái đình là hai ông cá chép đầu rồng được các cụ xây đắp bằng những chất liệu thô sơ như vôi, rơm, mật… nhưng trải qua hàng nghìn năm mưa nắng, hai ông cá chép đầu rồng này gần như vẫn còn nguyên vẹn. Trong quá trình phát triển vào khoảng thời nhà Nguyễn thì ông cá được các nghệ nhân gắn lên mình những mảnh ghép của bát, đĩa vỡ. Hai ông cá chép đầu rồng ở Đình Hào Nam được coi là “báu vật” của di tích này.

Đây là đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ đền đình nào khác ở Việt Nam. Ngay từ hàng nghìn năm trước người dân nơi đây đã tôn thờ ông cá vì đó là nguồn sống gần như duy nhất của họ. Sống quanh những đầm lầy sông ngòi, hình ảnh con tôm, con cá lúc nào cũng được lóe lên từ trong ý nghĩ, tư tưởng của người dân phía Tây thành Thăng Long cổ. Cũng nằm ngay phía dưới hai ông cá là hai ông Nghê vờn huy cầu (Nghê đực).

Người ta quan niệm ông Nghê tượng trưng việc đứng trước đình để kiểm soát linh hồn kẻ hành hương (những du khách). Các cụ bô lão trong làng kể rằng, sở dĩ đó là hai ông Nghê đực vì theo quan niệm của người Thăng Long cổ họ luôn có xu hướng tôn thờ đàn ông, kiêng kỵ việc để đàn bà con gái vào đình, đền… 

Với những đặc điểm của mình, cụm di tích đình đền Hào Nam đã trở thành di tích cổ của Thăng Long được xếp vào loại “Tối Linh Từ". Đấy là diện rất hiếm có trong hệ thống đền, đình ở Việt Nam ý nói đến mức độ linh thiêng.

(Người Hà Nội/Vietnam+)

 

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66574083

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July