Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Làng Gò Cỏ - dấu xưa trong lòng đá Làng Gò Cỏ - dấu xưa trong lòng đá , Người xứ Nghệ Kiev
 

Từ TP. Quảng Ngãi xuôi về phía nam khoảng 60km, du khách có thể nghe tiếng sóng Sa Huỳnh thì thầm với triền cát vàng. Biển đại diện cho nét đẹp của Sa Huỳnh, nhưng bấy nhiêu chưa đủ. Sa Huỳnh còn “gửi tiết kiệm” thời gian trong một ngôi làng đá cổ, đó là làng Gò Cỏ...

Một trong nhiều giếng cổ hiện còn ở làng Gò Cỏ

“Vang tiếng cội nguồn xưa”

Người dân địa phương thường gọi làng Gò Cỏ là xóm Cỏ (thôn Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Nhiều người kể, ngày xưa, trong làng cỏ mọc xanh tốt, có khi cao vượt đầu người, quan lại thường cho người về đây thu hoạch cỏ cho ngựa ăn. Vì vậy mới có tên làng như ngày nay.

Sa Huỳnh là nơi giao thoa của các nền văn hóa Đông Sơn, Chăm Pa và Sa Huỳnh. Tại đây hiện còn lưu giữ nhiều dấu ấn của nền văn hóa Chăm Pa, trong đó rõ nét nhất là làng Gò Cỏ với 12 giếng đá cổ. Không ai biết chính xác những giếng nước ấy có tự bao giờ, các bậc cao niên trong làng cũng chỉ biết rằng, khi họ sinh ra, lớn lên đã thấy những giếng nước trong lành ấy.

Đến đây, ai cũng ngỡ ngàng vì vẻ đẹp lạ của làng. Đập vào mắt du khách là đá, nhìn đâu cũng thấy đá. Từ những con đường rêu phong, tường rào hay giếng nước đều được làm bằng đá nguyên khối. Có những phiến đá tảng ngàn năm nằm phơi mình giữa làng như “đá đơm bông”. Mọi vẻ đẹp, giá trị của làng Gò Cỏ đều phát xuất từ đá. Ghé quán nhỏ uống một trái dừa ngọt mát, hướng tầm nhìn ra biển, du khách sẽ thấy đá “ngồi” trầm ngâm bên thềm sóng như đang kể chuyện nghìn năm.

Ở Gò Cỏ, đá là nền móng của làng. Làng nằm cạnh biển, nhưng địa thế là đồi cao. Chính vì thế, mỗi mùa mưa lũ qua rất dễ sạt lở. Nhưng nhờ đá xếp chồng lên đá, lớp này nằm lên lớp kia nên làng không mất một tấc đất nào. Gò Cỏ cũng hội tụ đầy đủ núi non, làng mạc, biển khơi... Du khách chỉ cần đến đây là có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của biển Sa Huỳnh nổi tiếng.

Nhắc đến Gò Cỏ, nhà thơ Trần Cao Duyên từng viết: “Lòng đá phủ nghìn năm một nền văn hóa/ Giữa chiều sâu mấy tầng vang tiếng cội nguồn xưa...”. Chính vì những giá trị đó, người dân làng Gò Cỏ đã đồng lòng, dốc sức cùng nhau bảo tồn những phiến đá tưởng vô tri. Cũng nhờ đó, dấu vết thời gian đã được gửi lại nơi đây...

Du khách đi dạo bên bờ biển ở làng Gò Cỏ

Làng du lịch nhiều “không”

Nằm giữa trùng vây hai ngọn núi, Gò Cỏ tách biệt với thế giới bên ngoài. Gò Cỏ là ngôi làng với nhiều cái không: Không quán nhậu, không internet, không karaoke, không rác thải... Trong khi nhiều địa phương khác bị “cơn lốc” đô thị hóa cuốn mất, Gò Cỏ cơ bản vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có, như một “ốc đảo” cố giấu mình trước những ồn ào, náo nhiệt ngoài kia.

Từ ngày “lọt vào mắt” Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu, các homestay bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở làng Gò Cỏ. Du khách thích thú khi được ăn ở, hoạt động chung với người dân nơi đây, được những “hướng dẫn viên du lịch bình dân” kể tích này, chuyện nọ; được họ “truyền nghề” làm bún, đan lát, thả lưới và cả hát hố. Chị Lê Trần Mỹ Duyên (phường Nguyễn Nghiêm, TP. Quảng Ngãi) chia sẻ: “Làng Gò Cỏ để lại cho tôi ấn tượng mạnh mẽ bởi nét hoang sơ, người dân cởi mở, thân thiện cùng nhiều trải nghiệm thú vị như: Ngắm hoàng hôn trên đầm An Khê, thả hồn theo những làn điệu dân ca Trung Trung Bộ và hòa mình vào cuộc sống của người dân nơi đây… Chắc chắn, một ngày nào đó, tôi sẽ trở lại Gò Cỏ cùng người thân của mình”.

Chia sẻ về cách thu hút các hộ gia đình trong làng cùng tham gia làm du lịch cộng đồng để tăng nguồn thu, cải thiện đời sống, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ Nguyễn Thị Diễm Kiều cho biết: “Gò Cỏ là một điểm đến nằm trong Công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh. Người dân tại đây dù tham gia phát triển du lịch cộng đồng nhưng rất có ý thức bảo vệ làng cổ. Họ giữ gìn nếp nhà, các phong tục truyền thống và bảo vệ những con đường đá, giếng cổ của làng. Những homestay cũng được thiết kế và đặt tên dân dã, gắn bó với di sản của làng như: Giếng Cổ homestay, Bài Chòi homestay, Nhà Tranh homestay... Thời gian qua, chúng tôi luôn đồng hành cùng các hộ dân để phát triển mô hình du lịch không rác thải, đồng thời giữ gìn và bảo vệ sự nguyên sơ vốn có của ngôi làng”.

Có thể nói, chính sự hoang sơ, mộc mạc, bình dị đã tạo nên cho làng Gò Cỏ một nét riêng không lẫn với bất cứ ngôi làng nào khác. Vì thế, rất cần có sự chung tay gìn giữ từ chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và cả du khách, để Gò Cỏ mãi là “ngôi làng đá” trường tồn cùng thời gian...

(Theo hanoimoi.com.vn)


  Các Tin khác
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
  + BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR (02/11/2022)
  + Mùa len trâu trở thành một cuộc di cư lớn của con người và hàng nghìn con trâu đi tìm sự sống (01/11/2022)
  + Lên núi cao nhất vùng Đông Bắc ở Hà Giang, bất chợt thấy rừng nguyên sinh rêu phong y như bên châu Âu (01/11/2022)
  + Tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Đồng Văn (27/10/2022)
  + Quân đoàn 1: Xứng đáng với truyền thống “Thần tốc - Quyết thắng” của Binh đoàn Quyết thắng anh hùng (24/10/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59788137

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July