Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Lũng Cò - Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam Lũng Cò - Sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Sân bay Lũng Cò nay thuộc thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương. Địa điểm sân bay cách khu di tích Tân Trào khoảng 8km về hướng tây bắc và cách trụ sở UBND xã Minh Thanh khoảng 500m về hướng bắc. Toàn bộ sân bay nằm trong một thung lũng hẹp, xung quanh được bao bọc bởi các ngọn núi và những quả đồi thấp cây cối um tùm, rậm rạp, có thể coi đây là vị trí thuận lợi nhất quanh khu vực Tân Trào lúc bấy giờ để xây dựng một sân bay dã chiến tiếp nhận máy bay trở hàng viện trợ của quân Đồng Minh.

Đầu năm 1945, máy bay của trung uý Sam (phi công lực lượng không quân Mỹ), bị lực lượng phòng không của Nhật bắn rơi và đã nhảy dù xuống Cao Bằng. Trung uý Sam được du kích ta cứu thoát và đưa về gặp Bác Hồ. Trước sự việc ấy cùng với sự ngỏ ý muốn quan hệ với Việt Minh của tướng Sênôn (Tư lệnh đoàn không quân số 14), Bác Hồ đã đồng ý đưa trung uý Sam sang Trung Quốc để trao trả cho quân Đồng Minh.


 
Nhân dân địa phương đang san gạt, đầm đất xây dựng san bay Lũng Cò (7/1945) (Ảnh: Tư liệu)


Ngày 29/3/1945, tại Côn Minh (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc gặp gỡ hữu nghị giữa Hồ Chí Minh, đại diện cho Mặt trận Việt Minh và tướng Sênôn đại diện cho quân Đồng Minh. Trong buổi hội đàm, hai bên đã thoả thuận, về phía Việt Nam sẽ tăng cường lực lượng du kích và mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng này, ngược lại phía Mỹ có trách nhiệm đưa các phái đoàn quân sự sang giúp đỡ Việt Nam huấn luyện quân sự, đồng thời trang bị vũ khí, điện đài và các trang thiết bị khác. Việc xây dựng một sân bay để bảo đảm liên lạc giữa hai bên và viện trợ từ quân Đồng Minh cũng đã được bàn đến trong cuộc hội đàm này.

Do diễn biến của tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến đổi lớn có lợi cho ta, thời cơ khởi nghĩa đang đến gần, đầu tháng 5 năm 1945, Bác Hồ dời căn cứ Pác Bó (Cao Bằng), về Tân Trào (Tuyên Quang), tiếp tục chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Sau khi về Tân Trào, ngay lập tức kế hoạch xây dựng một sân bay dã chiến đã được Bác vạch ra.

Bước sang tháng 6 năm 1945, Bác chỉ đạo cho hai ông Lê Giản và Đàm Quang Trung, chọn địa điểm và thực hiện kế hoạch xây dựng sân bay ngay, phối hợp với hai ông Giản và Trung còn có một thiếu tá quân sự Mỹ thuộc lực lượng cứu trợ không quân Mỹ (AGAS). Nhận được chỉ thị, Lê Giản và Đàm Quang Trung cùng cố vấn Mỹ lên Lũng Cò xem xét địa thế và đã chọn nơi đây làm địa điểm xây dựng sân bay, vì ở Lũng Cò có một dải đất rộng khoảng 4 ha nằm giữa khe núi bảo đảm an toàn cho các chuyến bay lên xuống thuận tiện, và Lũng Cò cách căn cứ Tân Trào không xa, do vậy có thể coi đây là địa điểm số một cho việc xây dựng sân bay.

Vào giữa tháng 6 năm 1945, Bác Hồ đã lên Lũng Cò để xem xét địa điểm. Bác đã đồng ý xây dựng sân bay tại đây. Bắt tay vào công việc, những người được giao nhiệm vụ xây dựng sân bay đã vận động khoảng 200 người dân địa phương tại các xã xung quanh là Thanh La, Trung Yên, Tân Trào, Tú Trạc và một đơn vị bộ đội. Ban đầu mọi người dự định phải mất khoảng một tuần thì công việc mới hoàn tất được, nhưng với tinh thần cố gắng hết mình, chỉ sau hai ngày phát dọn, san gạt, đầm, một sân bay dã chiến đã hình thành. Sân bay có chiều dài 400m và rộng 20m, đường băng của sân bay trải dài theo hướng nam-bắc, đầu hướng nam là nơi máy bay hạ cánh, phía cuối đường bay ở phía bắc có cây cối um tùm là nơi cất dấu máy bay, để báo hiệu cho máy bay mỗi lần hạ cánh. Các cán bộ ở đây đã cắm những lá cờ trắng ở hai bên làm hoa tiêu, loại máy bay L5 của Mỹ có thể hạ và cất cánh an toàn. Đây là sân bay đầu tiên do chính bàn tay và khối óc của chúng ta làm nên và cũng có thể coi đây là "Sân bay Quốc tế đầu tiên của Việt Nam".

Chiếc máy bay hạ cánh đầu tiên xuống sân bay có hai sỹ quan Đồng Minh và một số lương thực, thực phẩm, thuốc men và vũ khí tăng cường cho ta và quân Đồng Minh tại Tân Trào. Trong lần hạ cánh đầu tiên, hai ông Lê Giản và Đàm Quang Trung cùng với nhân dân địa phương tổ chức míttinh chào mừng sự kiện này. Trong buổi míttinh mọi người đã hô vang khẩu hiệu hợp tác giữa Việt Minh và Đồng Minh trên mặt trận chống phátxít Nhật. Trong suốt thời gian quân Đồng Minh ở và làm việc tại Tân Trào, đã có thêm nhiều chuyến bay cất và hạ cánh tại đây.

Cuối tháng 7/1945, Bác Hồ đã đến Lũng Cò và ở nhà ông Ma Văn Yến khoảng 10 ngày để chỉ đạo việc phục vụ và tiếp đón những chuyến bay của quân Đồng Minh. Cùng đi với Bác có Lê Giản và một tiểu đội bảo vệ. Ở với Bác trong căn nhà này còn có tám người lính Đồng Minh, trong số những người lính Đồng Minh có người đã được đặt tên Việt Nam là Nguyễn làm nhiệm kỹ thuật khi máy bay cất và hạ cánh.

Như vậy có thể nói, sân bay Lũng Cò là sân bay quốc tế đầu tiên của Việt Nam, việc đón nhận sự ủng hộ từ quân Đồng Minh của Đảng ta lúc bấy giờ là hết sức cần thiết, nó thể hiện sự sáng suốt của Đảng ta trong việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài cho cách mạng Việt Nam. Sân bay Lũng Cò là nơi trực tiếp đón nhận những chuyến hàng viện trợ đó, bên cạnh đó sân bay Lũng Cò còn là nơi Chính phủ ta thực hiện nhiệm vụ quốc tế là đưa những người Pháp bị Nhật cầm tù ở Tam Đảo trở về nước vào cuối tháng 7 năm 1945. Là nơi duy nhất ở ATK - Việt Bắc đón và nhận sự ủng hộ của quân Đồng Minh bằng đường không, và là sân bay quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đây là nơi đã diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại, góp phần đem đến thành quả thắng lợi Cách mạng tháng Tám của dân tộc.

Hiện nay, sân bay Lũng Cò chỉ còn lại địa điểm và được Ban quản lý Khu di tích Tân Trào tiến hành cắm mốc xác định vị trí. Di tích nằm trong quần thể Khu di tích Nha Công an Trung ương, hàng năm đón hàng nghìn lượt khách thập phương đến tham quan.

(Theo TQĐT)

                         Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66562698

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July