Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 10/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Lịch sử địa danh Đông Bộ Đầu Lịch sử địa danh Đông Bộ Đầu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 
Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử Việt Nam thời Lý, Trần, Lê. Đây là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh, nhất là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông lần thứ nhất năm 1258. Cùng với các địa danh Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa lịch sử, cái tên Đông Bộ Đầu đã góp phần tô thắm cho trang sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.

Bộ Đầu vốn là một danh từ chung, có nghĩa là bến sông, là nơi đỗ thuyền ở bên sông. Còn Đông Bộ Đầu là chỉ bến sông ở phía Đông thành Thăng Long. Đại Việt sử kí Toàn thư là sách chép sớm nhất tên Đông Bộ Đầu, khi nói đến loạn Quách Bốc, năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 đời Lý Cao Tông (1209). Sử chép như sau:

 “Tướng của Phạm Bỉnh Di là bọn Quách Bốc nghe tin (Bỉnh Di bị vua bắt giam), bèn đem quân hò hét mà vào đến ngoài cửa Đại thành, bị người giữ cửa kháng cự, liền chém cửa mà vào. Vua thấy việc đã gấp, sai triệu Bỉnh Di và Phụ (con Bỉnh Di) đến Lương Thạch xứ ở thềm Thuỷ Tinh giết chết. Bọn Bốc đột nhập Lương Thạch, lấy xe ngựa chở thây Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc thây Phụ, từ cửa Việt Thành đi ra, xuống bến Đông Bộ Đầu, rồi lại trở vào cung Vạn Diên lập hoàng tử Thẩm làm vua...”.

Trong sách Đại Việt sử kí toàn thư, phần ghi về triều Trần, tên Đông Bộ Đầu được nhắc đến 10 lần, trong đó 9 lần đề đích danh Đông Bộ Đầu, 1 lần đề là bến Triều Đông.

Sách Đại Việt sử lược cũng chép việc đó nhưng lại gọi Đông Bộ Đầu là bến Triều Đông : Quách Bốc “do cửa Việt Thành ra bến Triều Đông rồi lại vào cung Vạn Diên rước Vương tử Thẩm và Vương tử Sảm về Hải Ấp”.

Bộ Việt sử thông giám cương mục (đời Nguyễn) chép lại việc đó đã chú thích Đông Bộ Đầu là bến Đông Tân sông Nhị Hà bấy giờ. Ở một đoạn khác sách đó ghi rõ: Đông Tân ở bờ sông Nhị, phía Đông thành Đông Kinh”.

Vậy Triều Đông Bộ, Đông Bộ Đầu, Đông Tân đều chỉ một địa điểm, đó là bến phía Đông kinh thành Thăng Long (thành Đông Kinh thời Lê) trên sông Hồng.

Vì Đông Bộ Đầu là bến sông quan trọng sát kinh thành nên thuyền bè của vua chúa, tướng tá thường cập bến Đông Bộ Đầu khi về kinh thành. Xưa kia vào thời Lý, sau khi đánh Chiêm Thành, ngày 17 tháng 7 năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Nguyên soái Lý Thường Kiệt “từ Chiêm Thành về đến bến Triều Đông”. Năm 1370, Trần Nghệ Tông từ bến Chử Gia (Khoái Châu, Hưng Yên) tiến lên Thăng Long dẹp Dương Nhật Lễ, thuyền quân cập bến Đông Bộ Đầu. Cũng vì Đông Bộ Đầu là cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long nên nhà Lý đã cho xây dựng một cửa thành ở bến Triều Đông và cắt quân coi giữ. Năm Chính Long Bảo Ứng thứ 3 đời Lý Anh Tông (1165), nhà Lý sai “dời Đại La thành ở cửa Triều Đông lùi vào 75 thước, xây bằng gạch đá để tránh nước sông vỡ lở”.

Là bến sông quan trọng trên sông Hồng, Đông Bộ Đầu đồng thời là nơi đã diễn ra các cuộc thi bơi chải hàng năm. Bơi chải là một phong tục cổ truyền của nhân dân Việt Nam. Ngay sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, năm 1011 Lý Thái Tổ đã cho xây ở “bến Đông của sông Lô” (đời Lý gọi sông Hồng là sông Lô) một cung điện gọi là điện Hàm Quang, chuyên dùng làm nơi vua ngự xem đua thuyền vào mùa thu hàng năm. Năm 1058, Lý Thánh Tông sai xây điện Linh Quang trên sông Lô (Hồng) làm nơi xem đua thuyền.

Năm 1237 nhà Trần xây “điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu, gọi là điện Phong Thuỷ. Phàm xa giá (nhà vua) đi qua trú chân ở đó, trăm quan nghênh tiếp và tống tiễn đều dâng (trầu) cau và trà nên tục gọi là “Trà điện”. Năm Hưng Long thứ 4 (1296), tháng 7, Trần Anh Tông “ra Đông Bộ Đầu xem đua thuyền”. Năm Thiệu Bình thứ 2 (1435), ngày 18 tháng 10 Lê Thái Tông “ra bến Đông Tân xem trăm quân đua bơi”.

Sang thế kỉ XV, trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống giặc Minh, sau các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Lê Lợi thống suất đại quân từ Thanh Hoá tiến gấp ra Bắc, tổ chức vây hãm thành Đông Quan. Tháng 11 năm 1426, Lê Lợi trú quân ở Lung Giang (vùng sông Đáy). Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị “theo Đại Lung giang ra cửa sông Hát, thuận dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu của sông Lô”, tấn công vào mặt Đông thành Đông Quan, trong khi Đinh Lễ đánh vào vùng cầu Tây Dương (Cầu Giấy) ở mặt Tây và Lê Lợi chỉ huy đạo quân chủ lực tiến lên cửa Nam Đại La thành, đánh vào mặt Nam. Xem thế đủ biết Đông Bộ Đầu là một cửa ngõ quan trọng ở ngay phía Đông thành Đông Quan, tức Kinh thành Thăng Long cũ.



 Trong chùa Hòe Nhai có bia đá cổ dựng năm Chính Hòa 24 (1703), có ghi
chùa nằm ở phường Hoè Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông

Vậy thì Bến Đông Bộ Đầu thời nhà Lý gọi là bến Triều Đông (tức là bến Đông chầu vào Kinh thành Thăng Long). Sang thời nhà Trần, một số sử sách vẫn ghi là Triều Đông, nhưng chủ yếu ghi là Đông Bộ Đầu, gắn liền với lịch sử chiến tranh chống quân Nguyên Mông. Sang đến thời Lê, sử sách vẫn ghi là Đông Bộ Đầu hay Đông Tân, là nơi then chốt trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược bảo vệ kinh thành.

Các sự kiện lịch sử được các bộ chính sử ghi chép lại như vậy. Bên cạnh đó là nguồn tư liệu trên văn bản bia chùa Hòe Nhai (phố Hàng Than), lại càng cho phép chúng ta khẳng định trận chiến Đông Bộ Đầu ấy chính là khu vực phố Hàng Than, chùa Hòe Nhai ngày nay. Văn bia được soạn vào năm Chính Hòa thứ 24 (1703) dựng tại chùa Hòe Nhai. Trong văn bia có đoạn viết rằng:

“Từng nghe: Gieo mầm thiện là nối dòng phúc, mà tu phúc làm thiện, há phải ở những nơi góc biển chân trời nơi chân người ít đến mới được đâu! Phường Hòe Nhai, khu Đông Bộ Đầu, thành Thăng Long nước Đại Việt ta có ngôi chùa tên Hồng Phúc, men dòng Lô giang mà bao dòng Tô Lịch, chống non Tản mà chầu hướng thần cư (tức là nơi cung điện). Phong cảnh hữu tình là nơi tinh khí hội tụ … Thực là nơi đại già lam cổ tích, thắng cảnh chốn đô thành. Hương hỏa trăm năm đã tắt nay lại bừng rạng, muôn hạo kiếp cành Đàn Na đã héo mòn nay lại đâm lộc mới. Xưa là chốn chợ búa, nay thành nơi đạo tràng. Xưa là chỗ đồn quân, nay thành nơi chùa miếu...”

Việc nghiên cứu sử dụng những thông tin trên bia chùa Hòe Nhai làm chứng cứ bên lề để tìm ra địa danh trận chiến lịch sử Đông Bộ Đầu là có cơ sở khoa học và hết sức thú vị.

Bên cạnh tấm bia ở chùa Hồng Phúc, thì Sách Hà thành linh tích cổ lục (mục Hồng Phúc tự) cũng nhắc đến địa danh Đông Bộ Đầu như sau: Chùa Hồng Phúc “ở phường Giai Cảnh, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, tục gọi là chùa Hoà Giai, thuộc Đông Bộ Đầu...” (Hoà Giai chắc là tên đọc trệch của Hoè Nhai). Chùa Hồng Phúc nay ở cạnh số nhà 17 phố Hàng Than, gần dốc lên đê Yên Phụ, xưa thuộc địa phận xã Hoè Nhai (còn gọi là Giai Cảnh), huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Phố Hoè Nhai ở mé dưới chùa, chạy thẳng ra đê Yên Phụ. Vậy Đông Bộ Đầu là bến sông Hồng ở vào khoảng từ dốc Hàng Than đến dốc phố Hoè Nhai hiện nay, thuộc mé trên cầu Long Biên.

Từ những nguồn tư liệu cổ ghi chép về địa điểm Đông Bộ Đầu đã giúp cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu được vị trí quan trọng của nơi đây đối với lịch sử đấu tranh và bảo vệ kinh thành Thăng Long. Cái tên Đông Bộ Đầu từng rạng ngời vẻ vang trong sử sách, và ngày nay vẫn là niềm tự hào của mỗi người dân thủ đô khi biết về Đông Bộ Đầu.

 Theo Khánh Văn / TCTHHN số 90

                                       Theo Quehuongonline

  Các Tin khác
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 8
Total: 60774655

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July