Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Giáo sư Tôn Thất Tùng - Người thầy làm rạng danh y học Việt Nam Giáo sư Tôn Thất Tùng - Người thầy làm rạng danh y học Việt Nam , Người xứ Nghệ Kiev
 

Là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan, suốt cuộc đời, Giáo sư Tôn Thất Tùng luôn gắn bó với bệnh viện và bệnh nhân. Làm việc không mệt mỏi cho đến tận cuối đời, ông đã để lại 123 công trình khoa học có giá trị. Ông là tấm gương người thầy mẫu mực, trung thực, say mê khoa học, hết lòng yêu thương học trò, đã đào tạo một đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn.

Giáo sư Tôn Thất Tùng 

Một trí thức tài năng

Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) là bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực giải phẫu gan. Ông sinh năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Xuất thân từ gia đình quan lại nhà Nguyễn nhưng ông không theo nghiệp học làm quan. Năm 1931, ông ra Hà Nội học tại trường Trung học Bảo Hộ, hai năm sau đó học trường Y khoa Hà Nội, thành viên của Viện Đại học Đông Dương với quan niệm nghề y là nghề "tự do", không phân biệt giai cấp. Một lần phát hiện gan của người bệnh có giun chui ở các đường mật, ông đã nảy ra ý tưởng dùng những lá gan bị nhiễm giun để phẫu tích cơ cấu của lá gan. Liên tiếp những năm sau đó 1935-1939, chỉ bằng con dao nạo thô sơ, ông đã phẫu tích trên 200 lá gan của tử thi để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành sơ đồ đối chiếu. Trên cơ sở đó, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan".

Bản luận án được đánh giá cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông. Với bản luận án này, Tôn Thất Tùng đã được Đại học Tổng hợp Paris tặng huy chương bạc.

Khi Tôn Thất Tùng trở thành bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Phủ Doãn (tiền thân của Bệnh viện Việt Đức ngày nay), sau nhiều lần cắt gan người chết, ông đề xuất với thầy hướng dẫn về phương pháp của mình. Phương pháp này sau đó được gửi Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris và bị giáo sư đầu ngành công kích dữ dội, vì ý tưởng của Tôn Thất Tùng quá mới.

Mãi đến năm 1952, tại hội nghị Phẫu thuật quốc tế ở Copenhaghen (Đan Mạch) phương pháp cắt gan có quy phạm của ông mới được thừa nhận. Tôn Thất Tùng được giới y học quốc tế chú ý và ca ngợi là "người cha của cắt gan có quy phạm".

Sau này, ông có nhiều cống hiến cho ngành y học Việt Nam trên cương vị Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại khoa (Đại học Y Hà Nội), Giám đốc Bệnh viện Việt - Đức, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Niềm say mê và khổ hạnh khoa học, lòng yêu thương con người và tinh thần yêu nước của Giáo sư, là bài học đầu tiên cho những sinh viên khi bước chân vào nghiệp y 

Một người thầy nhiệt huyết với học trò

Bác sĩ Tôn Thất Tùng như một thần tượng của ngành y học Việt Nam và thế giới; người đã gây sự kinh ngạc cho nhân loại bởi những phát minh mới mẻ về lĩnh vực phẫu thuật gan khi chỉ mới 27 tuổi; người được bầu vào Viện Hàn lâm phẫu thuật Paris, được giải thưởng quốc tế Lannelongue; và trên hết, được nhân dân Việt Nam tôn vinh như một người thầy thuốc vĩ đại. Ngoài công tác nghiên cứu, Giáo sư Tôn Thất Tùng còn tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Y Hà Nội nên nhân cách Giáo sư đã ảnh hưởng lớn đối với một thế hệ y khoa Việt Nam. Trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh, điều kiện vật chất hết sức khó khăn, Giáo sư đã truyền dạy không chỉ là kiến thức khoa học, mà còn là phương pháp nghiên cứu và thực hành phẫu thuật; không chỉ là đạo đức làm người thầy thuốc, mà còn là tinh thần tự trọng dân tộc. Niềm say mê và khổ hạnh khoa học, lòng yêu thương con người và tinh thần yêu nước của Giáo sư, là bài học đầu tiên cho những sinh viên khi bước chân vào nghiệp y.

Giáo sư Tôn Thất Tùng (người mặc complet trắng bên trái) hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Việt - Đức sau ngày Hà Nội giải phóng (10/10/1954) 

Trong tình trạng học và hành quá khó khăn, bác sĩ Tôn Thất Tùng phải tự đặt cho mình nguyên tắc, trước hết là coi công việc hàng ngày là quan trọng nhất, đó là hai bàn chân bám vào mặt đất là nguồn động lực đi vào khoa học của mình và ông xem việc quan sát là cơ bản của khoa học. Và “muốn vươn lên phải tham khảo các tài liệu và trước hết phải biết các ngoại ngữ”. Ông cũng đề cao việc dùng trí tuệ của con người để chẩn đoán bệnh và chỉ dùng máy móc để kiểm tra, tổng hợp.

Giáo sư Tôn Thất Tùng nhấn mạnh: “Quan trọng thay cách làm việc của tuổi trẻ, lúc vỏ não chưa bị sách vở hay các ông thầy già nhồi sọ bằng những lý luận không sát mà người ta cứ tưởng như là chân lý vĩnh viễn”. Ông khẳng định: “Nếu không bám sát vào thực tế thì lúc trưởng thành làm sao không rơi vào con đường bảo thủ và giáo điều, cho mình biết hết mọi việc và tưởng rằng mọi vấn đề đã được giải quyết cả rồi”. Khi trở thành nhà phẫu thuật lừng danh, Giáo sư Tôn Thất Tùng khẳng định: “Một người nghiên cứu như tôi hiện nay không chỉ là một nhà mổ xẻ mà còn phải biết sinh vật học, hóa học và vật lý nữa. Tính chất bao quát của mọi vấn đề ngày càng bao trùm lên các vấn đề nghiên cứu khoa học, và một thanh niên chuẩn bị đi vào khoa học phải nắm vững những kiến thức ấy”.

Có thể nói, tâm hồn và trí tuệ của Giáo sư Tôn Thất Tùng đã tác động mạnh mẽ đến năng lực và hoài bão của mỗi người sinh viên. Phần lớn những chuyên gia phẫu thuật hiện nay đều là những người từng theo gót chân của Giáo sư Tôn Thất Tùng.

Qua cuốn Nhớ về những năm tháng đã qua của Giáo sư Đặng Thanh Đệ - người học trò gần gũi của Giáo sư Tôn Thất Tùng, chân dung người thầy đáng kính không chỉ là người uyên bác, say mê, yêu thương con người và có lòng tự trọng dân tộc mà còn là một người “dị thường”. Theo GS. Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng nổi tiếng là người nóng tính. Nhất là trong lúc mổ, hễ học trò làm trái ý. Tuy nhiên, chỉ mấy phút sau, thầy Tùng dịu ngay. Lại thân thiện, gần gũi với học trò, lại tận tụy bày cho học trò tỉ mỉ từ khâu cắt chỉ, nối chỉ đến thao tác cầm kéo.

Cũng chính người thầy hay nổi đóa, làm trò bao phen khiếp đảm ấy lại là người thầy hết sức yêu thương, nâng đỡ và tôn trọng họ. Bởi vậy, hầu hết học trò đều một mực tôn kính và khâm phục thầy. Thậm chí, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ cho thầy. Năm 1972, Hà Nội ngày đêm B52 dội xuống như trút mưa, dân chúng sơ tán khắp nơi. Tất cả lo lắng, bàn bạc để thầy đi sơ tán, giữ gìn “vốn quí của đất nước”. Và sự phản ứng của thầy, một lần nữa, đã dạy cho học trò bài học về lòng tự trọng dân tộc: “Các anh bảo tôi đào ngũ à? Đất nước đang nguy nan, tôi biết tôi phải làm gì chứ? Các anh đi ra đi”.

Dưới mắt của người học trò Đặng Hanh Đệ, thầy Tùng không chỉ hiện lên với những ánh hào quang, mà còn là những thất bại, những nỗi đau buồn không thể tránh khỏi trong nghề nghiệp. Đây không phải là sự kỳ dị mà chính là sự yếu mềm, đời thường của một người bác sĩ vĩ đại. Giáo sư Đặng Hanh Đệ cho biết, đó là câu chuyện vỡ ống động mạch vào năm 1970. Ca mổ được thực hiện cho một bệnh nhân nam, có ống động mạch. Thầy Tùng mổ, còn bác sĩ Đệ phụ. Nhưng kết quả thầy và ông đã không thể cứu nổi bệnh nhân. Có lẽ không gì đau đớn hơn trong đời người bác sĩ như những phút giây đó? Trong cuốn sách, Giáo sư Đệ ghi lại xúc cảm này: “Hai thầy trò đứng lặng người, nhìn vào lồng ngực… Thầy lẳng lặng bước ra ngoài, cởi áo và găng mổ, rồi đi xuống nhà, chỉ còn tôi bên bệnh nhân... Tôi lặng lẽ khâu lại thành ngực của bệnh nhân, rồi xuống nhà... Tôi giật mình thấy Thầy đang ngồi gục đầu ở bậc thang cuối tầng một khi tôi bước qua… Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt thầy, trong lòng, một cảm giác buồn mênh mang đang trào dâng” (tr.46). Giọt nước mắt của người thầy là nỗi đau ám ảnh người học trò Đặng Hanh Đệ, nhất là những lúc đối diện với mọi hiểm nghèo, giành giật từng giây phút mong manh giữa sự sống và cái chết.

Lặng lẽ bên người thầy của mình suốt gần 20 năm, người học trò khiêm tốn, kiên nhẫn, có lòng tự trọng và trên hết, rất tôn quí thầy, Đặng Hanh Đệ đã trở thành một giáo sư, bác sĩ nổi tiếng, có những đóng góp xứng đáng cho ngành y học Việt Nam.

Một thế hệ y học thông minh, tự trọng, đam mê và dấn thân. Họ vượt lên tất cả, không chỉ là sự cùng cực trong chiến tranh, mà còn là sự trì trệ của một xã hội thời kỳ bao cấp. Có được những phẩm chất cao quí đó, phải chăng, họ đã ảnh hưởng từ nhân cách của người thầy Tôn Thất Tùng - một thiên tài y học vĩ đại và dị thường?

Với những công lao và những cống hiến to lớn đối với đất nước, Giáo sư Tôn Thất Tùng được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và kỹ thuật và nhiều huân, huy chương khác…

Những cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, cho nền y học Việt Nam và thế giới và trong tâm trí những thế hệ học trò của ông, Giáo sư Tôn Thất Tùng còn sống mãi. Yêu quý nhà y học huyền thoại này, không chỉ Huế và Hà Nội mà ở cả thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hay Đồng Tháp đều có con đường mang tên Tôn Thất Tùng.

Hương Thảo (tổng hợp)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/dat-nuoc-con-nguoi/giao-su-ton-that-tung-nguoi-thay-lam-rang-danh-y-hoc-viet-nam-20171121162232126.htm


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65984954

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July