Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 18/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  “Vua dược” Phan Quốc Kinh “Vua dược” Phan Quốc Kinh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Với việc nghiên cứu ra nhiều loại thuốc Nam được cả trong và ngoài nước công nhận, Tiến sỹ (TS) Phan Quốc Kinh được coi là người “đập tan” bức tường ngăn cách giữa y học hiện đại với dược học cổ truyền. Đặc biệt những viên thuốc Berberin, công trình thuốc Nam đầu tiên được công nhận của ông đã cứu sống hàng triệu người trong đợt dịch lỵ đầu những năm 70 của thế kỷ trước.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, y học, dược học, nhiều người sẽ cho là “ngây ngô” nếu nghe thấy ai đó chết vì những bệnh rất thông thường như tiêu chảy, kiết lỵ (lỵ). Thế nhưng hơn 4 thập kỷ trước, những căn bệnh này là một đại dịch nguy hiểm mà Việt Nam phải đối mặt. Khi ấy, berberin (một loại thuốc được bào chế từ các cây thuốc lá) được coi là “thần dược” và đã cứu sống sinh mạng nhiều người dân Việt Nam.
 
Hơn bốn thập kỷ sau, dù hàng chục loại thuốc hiện đại cùng loại ra đời, nhưng berberin vẫn được coi là một trong những loại thuốc chữa bệnh lỵ hiệu quả nhất và luôn không vắng mặt trong tủ thuốc của các gia đình Việt Nam. Chúng tôi đã tìm gặp tác giả của loại thuốc Nam đặc biệt này, TS Phan Quốc Kinh và được nghe ông kể câu chuyện đầy lý thú về sự ra đời của loại thuốc này.

Từ những loại thảo dược, Tiến sĩ Phan Quốc Kinh đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại thuốc trong đó có Berberin Cholorid. Ảnh: Tất Sơn 


 Đó là vào những năm đầu của thập niên 70 (thế kỷ XX), dịch lỵ bùng phát và lan nhanh ở các tỉnh đồng bằng, miền núi phía Bắc khiến nhiều người tử vong. TS Phan Quốc Kinh nhớ lại: “Tại bệnh viện Thái Nguyên, 70 người nhập viện vì bệnh lỵ thì có đến 35 người tử vong, khiến ai cũng đau lòng”.

Trong khi đó, hai đơn vị đầu ngành là Tổng kho dược phẩm Trung ương và Bệnh viện Việt Đức đã thông báo hết thuốc và không thể nhập được thuốc do bị bao vây cấm vận khiến tình hình hết sức khó khăn và nguy cấp. Bộ Y tế phải triệu tập cuộc họp khẩn các nhà y học, dược học đầu ngành của Việt Nam bàn biện pháp dập tắt dịch lỵ. Vấn đề được đặt ra khi đó là Việt Nam sẽ phải tự sản xuất thuốc bằng cây cỏ trong nước. Do tình hình dịch bệnh đang lây lan rất nhanh nên thời gian cho nghiên cứu và bào chế ra thuốc chỉ được thực hiện trong vài tháng và thuốc làm ra phải đảm bảo chữa được bệnh.

 
Tại cuộc họp đó, Phan Quốc Kinh, dược sĩ mới 35 tuổi của trường Đại học Dược đã đứng lên nhận nhiệm vụ trước sự ngỡ ngàng của hội nghị và hứa sẽ nghiên cứu loại thuốc chữa lỵ cho Bộ Y tế trong vòng 6 tháng.
 
Ngay sau quyết định này, ông đã cùng cán bộ, giảng viên, sinh viên đi khắp các làng xã ở miền núi, đồng bằng để sưu tầm, nghiên cứu các bài thuốc nam chữa bệnh của các ông lang, bà mế,… Trong 10 ngày, ông đã thu thập được hàng trăm bài thuốc dân gian trong điều trị bệnh lỵ. Từ đó, ông và nhóm nghiên cứu đã chọn ra được 20 cây thuốc có khả năng điều trị bệnh lỵ và bào chế ra được hai loại thuốc là Codanxit và Berberin Cholorid. Sau khi đem kiểm tra dược lý khẳng định hai loại thuốc này đều không có độc tính và tác dụng phụ, Bộ Y tế đã cho phép sử dụng tại các tỉnh đang có dịch lỵ bùng phát.
 
Kết quả ngoài sự mong đợi, hai loại thuốc do TS Phan Quốc Kinh bào chế ra đã giúp dập tắt dịch lỵ trong vòng 6 tháng theo đúng lời ông đã hứa với Bộ Y tế. Kí ức mà TS Phan Quốc Kinh nhớ nhất trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này là khi xuống thăm một bệnh viện của tỉnh Hải Dương, có một gia đình người nông dân nọ đã khóc và nói với ông rằng: “Cảm ơn thầy! nhờ thuốc của thầy mà cả gia đình em thoát chết. Các gia đình bên cạnh nhà em đã chết hết rồi…”. Thế mới thấy ngày đó đại dịch lỵ nguy cấp đến mức nào. Và tôi hiểu chính việc nhìn thấy và thấu hiểu nỗi đau này của người dân đã thôi thúc một anh dược sỹ trẻ như ông tìm ra một loại “thần dược” để giữ lại được tính mạng cho người dân nghèo.

 TS Phan Quốc Kinh kiểm tra những dược liệu đã được xử lý tại HTX thuốc Dân tộc Chùa Bộc. Ảnh: Tất Sơn


 Sau này, khi được tham gia báo cáo về các hợp chất thiên nhiên ở Việt Nam trong hội thảo khoa học tại trường Đại học Hoàng Đế London (trường đại học cổ nhất nước Anh), TS Phan Quốc Kinh đều không quên nói về việc dập tắt dịch lỵ bằng thuốc Berberin được bào chế từ cây cỏ Việt Nam. Câu chuyện của ông đã làm cả hội nghị đi từ chỗ ngạc nhiên cho đến khó tin bởi chỉ với 1USD lúc bấy giờ có thể mua được 1000 viên berberin.
 
Nhờ sự giúp đỡ của các nhà khoa học này, ông đã nghiên cứu chiết xuất và công bố hàng chục loại thuốc thực phẩm chức năng (TPCN) từ các loại cây cỏ thiên nhiên cùa Việt Nam như: các loại thuốc an thần từ củ bình vôi, lá sen (là người đầu tiên trên thế giới công bố năm 1972); thuốc rheumatin từ rắn biển (công bố đầu tiên trên thế giới); các loại thuốc chữa mau lành vết thương từ rau má (đã được GS Tôn Thất Tùng điều trị cho bệnh nhân);…

 

 TS Phan Quốc Kinh làm việc với chuyên gia về thực phẩm chức năng quốc tế. Ảnh: Tư liệu


 Trong các công trình nghiên cứu về sau này, đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu thuốc giúp tăng sinh lực cho nam giới từ cây Bạch tật lê. Trước đó, Việt Nam phải nhập khẩu loại thuốc này từ Trung Quốc. Nhưng khi có người “mách” với ông rằng ở vùng Phan Thiết của Việt Nam có rất nhiều loại cây này. Ông đã đến Phan Thiết tìm hiểu và nâng công trình nghiên cứu lên cấp nhà nước. Sau đó, loại thuốc này đã được sản xuất phổ biến trong nước và còn xuất khẩu sang Nhật Bản.
 
Cùng TS Phan Quốc Kinh đến thăm HTX thuốc Dân tộc, chúng tôi mới hiểu hết giá trị của cây cỏ và nền dược học cổ truyền của Việt Nam. Cũng ở đây, TS Phan Quốc Kinh đã chia sẻ với chúng tôi về hành trình và quan điểm với nền dược học dân tộc của ông đó là: “Kế thừa kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc trên cơ sở của khoa học hiện đại để làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo”. Đây chính là lý tưởng và con đường mà ông đã giành trọn vẹn cả một cuộc đời để cống hiến và đam mê./.

 

(Theo Báo ảnh Việt Nam)

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/dat-nuoc-con-nguoi/vua-duoc-phan-quoc-kinh-20160803102628166.htm



  Các Tin khác
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 8
Total: 60928627

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July