Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Chuyện nhà đại tư sản góp 5.000 lượng vàng giúp Cách mạng Chuyện nhà đại tư sản góp 5.000 lượng vàng giúp Cách mạng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Đồng thời, có cơ hội được trò chuyện với Nhà giáo Trịnh Lương, con trai cả doanh nhân Trịnh Văn Bô (chủ nhân ngôi nhà). Qua câu chuyện ông kể, chúng tôi đã có thêm nhiều khám phá thú vị về gia đình vốn là đại tư sản này...


 

cách mạng

Vợ chồng ông Trịnh Văn Bô (ảnh trên), gia đình và các hoạt động thời trẻ (Ảnh chụp lại tại triển lãm 48 Hàng Ngang)


Bỏ cuộc sống nhung lụa để theo cách mạng

Nhắc đến gia đình Doanh nhân Trịnh Văn Bô, nhiều người thường nghĩ ngay đến những đóng góp về tài chính của gia đình ông đối với cách mạng nước nhà. Tuy nhiên,  bên cạnh sự ủng hộ về tiền của, gia đình họ Trịnh này còn chấp nhận mọi gian khổ, từ bỏ cuộc sống giàu sang phú quý để đi theo tiếng gọi của cách mạng.

Kế thừa truyền thống kinh doanh của dòng họ, vợ chồng ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ bắt đầu buôn bán tơ lụa, vải vóc từ những thập niên đầu thế kỷ XX. Cửa hiệu Phúc Lợi của ông bà nổi danh trong giới công thương và là gia đình giàu có nhất nhì Hà thành lúc bấy giờ.

Trong những ngày khí thế cách mạng sục sôi mùa thu 1945 tại Hà Nội, toàn bộ tầng 2 căn nhà 48 Hàng Ngang của ông bà Trịnh Văn Bô được bố trí làm nơi làm việc của Bác Hồ và 15 người trong Thường vụ Trung ương Đảng. Cũng chính tại đây, bản “Tuyên ngôn Độc lập”  đã ra đời. Theo nhà giáo Trịnh Lương, giữ gìn sự an toàn của Bác Hồ cùng các cộng sự trong suốt hơn một tháng (24/8 – 27/9/1945) Người ở và làm việc tại số nhà 48 Hàng Ngang mà không hề xảy ra sự cố nào, có thể coi là điều quý giá nhất đối với gia đình ông.

Với suy nghĩ, “chính quyền có giữ được, thì mới mong tiếp tục làm ăn buôn bán”, gia đình ông Trịnh Văn Bô đã dốc gần như toàn bộ tài sản của gia đình để ủng hộ cho Chính phủ. “Vợ chồng tôi có 4 bàn tay, 2 khối óc, chúng tôi có đóng góp hết, chúng tôi lại sẽ làm ra. Nhưng độc lập của dân tộc Việt Nam thì không thể nào để mất, vì mất rồi thì bao giờ thế hệ sau mới lấy lại được” là câu nói của bà Minh Hồ được con cái của bà tự hào khi nhắc lại.

 

cách mạng

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ hiện sống tại căn biệt thự cổ xưa trên đường Hoàng Diệu (Hà Nội).


Khi Thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, ông Trịnh Văn Bô đang công tác trong Chính phủ kháng chiến tại Việt Bắc. “Cậu ấm” Trịnh Lương khi ấy mới 13 tuổi đã cùng bà nội, mẹ và 4 em nhỏ tản cư lên Cao Bằng. Trong suốt cuộc hành trình phải trèo đèo, lội suối, nguy hiểm luôn rình rập thế nhưng bà chủ đài các nơi phồn hoa đô hội, các cậu ấm, cô chiêu đã không hề than vãn nửa lời. “Mẹ tôi thường ngày đi đâu cũng có xe đưa xe đón. Ấy thế mà trải qua hơn một tháng trời đi bộ ròng rã, ăn rau rừng, uống nước suối, tinh thần của bà vẫn rất phấn trấn”, ông Trịnh Lương kể lại khoảng thời gian gian nan nhưng đầy quyết tâm của gia đình mình.

Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đêm 19/12/1946, bà  Minh Hồ vượt chặng đường vài chục cây số từ Hoài Đức (Hà Tây cũ) về Hà Nội lấy áo trấn thủ mà gia đình đặt may để ủng hộ các chiến sĩ cách mạng. Thân gái một mình nhưng bà mẹ 5 con này vẫn gan dạ vượt qua mưa bom bão đạn, lao vào chốn hiểm nguy, đơn giản vì bà biết các binh sĩ đang rất cần số áo ấy. Nhờ đó, các chiến sĩ đã có thêm chiếc áo ấm trong mùa đông Hà Nội quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Khâm phục trước ý chí của một phụ nữ kiên cường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói với bà rằng: “Chị đang sống cuộc sống sung sướng, giàu sang phú quý, trên chăn dưới đệm. Giờ theo cách mạng gian khổ, nguy hiểm đủ bề mà chị vẫn chịu được thì kháng chiến nhất định sẽ thắng lợi”.

Người được Bác Hồ đặt cho tên mới

 

cách mạng

Nhà giáo Trịnh Lương nhớ lại những hồi ức 70 năm về trước tại căn nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội. Ảnh: N.Mai


Tiếp tục những dòng tâm sự, nhà giáo Đỗ Giao Cầm, con dâu cả của gia đình cụ Trịnh Văn Bô cho biết, kể từ khi được gả vào gia đình cụ Bô, bà được mẹ chồng kể cho nghe nhiều về Bác Hồ, về cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong đó, bà khá ấn tượng với câu chuyện xuất phát tên gọi của mẹ chồng hiện nay.

Theo lời bà Giao Cầm, trong một lần khi cụ Hoàng Thị Minh Hồ đưa khay thức ăn vào mời Bác Hồ, Bác hỏi tên, bà Hồ nói: “Cháu là Trịnh Văn Bô ạ”. Bác bảo: “Chắc Trịnh Văn Bô là tên chú ấy, Bác muốn biết tên cô”. “Dạ, cháu tên là Hoàng Thị Hồ”.

Khi nghe nữ chủ nhà trẻ tuổi đáp, Bác trầm ngâm một lát rồi nói tiếp: “Cháu tuổi trẻ, nhưng có tấm lòng người phụ nữ Việt Nam. Cháu giàu của, lại giàu tình thương người nghèo khó, giúp người hoạt động vì nước. Cháu là người yêu nước, vẹn cả hai vai: đảm đang việc nhà, tham gia việc nước. Cháu rất thông minh, chắc chắn sau này sẽ làm được việc lớn. Cháu nên đệm thêm chữ “Minh” ở sau tên của mình”.

Theo lời “gợi ý” của Bác Hồ, năm 1948, bà Hồ đã chính thức cải tên đệm thành “Minh Hồ” như tên gọi hiện nay để khắc ghi công lao to tớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của nước nhà.

Bằng cả tấm lòng thành với cách mạng, với Bác Hồ, bà Minh Hồ đã hiến căn nhà 48 Hàng Ngang làm di tích lịch sử của đất nước. Tầng 1 xưa kia là cửa hàng, nay là nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật về con đường giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tầng 2 gần như được giữ nguyên trạng, thành một chứng tích lịch sử quan trọng: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiện nay, cụ Minh Hồ sống trong căn biệt thự cổ xưa của gia đình trên đường Hoàng Diệu. Cụ vẫn giữ nguyên nếp thanh lịch người Hà Nội. Hiện bảy người con của cụ không theo nghiệp kinh doanh mà đều trở thành các giáo viên, kỹ sư làm việc tại các cơ quan của Nhà nước.


 Đóng góp lớn cho nền tài chính cách mạng non trẻ

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, gia đình Doanh nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 lượng vàng cho Chính phủ Việt Minh. Sau Cách mạng tháng Tám, gia đình được tiến cử vào Ban vận động “Quỹ Độc lập”. Gia đình Doanh nhân Trịnh Văn Bô đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng Đông Dương, tương đương 500 lượng vàng. Ngoài ra, còn vận động thêm được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ. Trong “Tuần lễ Vàng”, ông bà Bô đã đóng góp 103 lượng vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 lạng vàng nữa. Theo tổng hợp của Bộ Tài chính, lúc bấy giờ, toàn bộ ngân khố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời chỉ có 1,2 triệu đồng Đông Dương, đa phần không thể lưu thông. Trong khi đó, chỉ riêng gia đình ông bà Trịnh Văn Bô đã ủng hộ cho Chính phủ 5.147 lượng vàng, tương đương với 2 triệu đồng Đông Dương.





Theo Mai Thùy (Gia đình & Xã hội)

http://vntimes.com.vn/phong-su/ky-su/107255-chuyen-nha-dai-tu-san-gop-5000-luong-vang-giup-cach-mang.html


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66002365

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July