Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Cuộc kiếm tìm hài cốt 16 lính đặc công Cuộc kiếm tìm hài cốt 16 lính đặc công , Người xứ Nghệ Kiev
 

Trong những ngày cuối đời, Christopher Jensen quyết tâm kêu gọi đồng đội cũ gom góp hình ảnh, vẽ sơ đồ… để giúp các cựu binh Việt Nam tìm lại 16 hài cốt chiến sĩ đặc công Việt Nam tử trận từng được chính những người lính Mỹ chôn cất năm xưa.


Cuộc kiếm tìm hài cốt 16 lính đặc công
ảnh minh họa
 

Gần mười ngày nay, người thân trong gia đình và đoàn cựu binh của tiểu đoàn đặc công 404 cùng cơ quan quân sự huyện Phước Sơn đã lật tung cả một ngọn đồi để tìm 16 hài cốt anh hùng liệt sĩ đã cảm tử hi sinh trong trận đánh Mỹ ở sân bay Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) ngày 5-8-1970.

Nằm bên trái đường băng quân sự sân bay Khâm Đức còn phủ đầy lau lách, một cái lều dã chiến của quân đội được dựng lên. Bên dưới vực một chiếc xe múc màu vàng đang gầm gừ, chậm rãi nhả từng ngoạm đất vừa đào xới.

Từng thớ đất thả xuống từ gàu múc, đoàn người tụm lại, họ dùng tay cào cấu, lục tìm mọi thứ trong đó với hi vọng một chút xương tàn hoặc một chiếc răng của người thân hoặc đồng đội của mình được tìm thấy. Những ánh mắt dán vào rãnh đất vừa được đào xới.

Khi một thớ đất khác màu hiện ra, có người vẫy tay, hô lớn: “Dừng! Dừng lại!”. Chiếc xe múc dừng đào. Một người phóng xuống rãnh đất, tay cầm nắm đất đưa lên mũi để ngửi mùi.

Người dùng chiếc bay thợ hồ để xới, đào vỉa đất xung quanh. Bất chấp cái nắng như thiêu trên đầu, nóng và khát, mồ hôi nhễ nhại, những cựu binh đặc công ở tuổi gần 70 vẫn miệt mài tìm đồng đội của mình như vậy.

Cựu binh Phạm Công Hưởng, nguyên là trinh sát của tiểu đoàn, cầm trên tay chiếc cặp chứa đầy tài liệu dạo quanh, nhìn hướng núi, hướng sông, đo các ngọn đồi rồi thì thầm khấn nguyện. Ông Hưởng bảo ước nguyện cuối cùng của ông trước khi lìa đời là tìm cho được hài cốt và đưa các đồng đội quả cảm của ông ngày xưa về lại quê nhà.

Ông Hưởng mở cặp tài liệu cho tôi xem những hình ảnh choáng váng, nghẹn ngào đến thót lồng ngực. Đó là những tấm ảnh của Christopher Jensen (phóng viên ảnh chiến trường, người Mỹ, từng làm cho tờ New York Times) gửi cho ông chụp nguyên vẹn hình ảnh thi thể các chiến sĩ đặc công hi sinh trên trận địa. Người bị mảnh đạn cắt ngang tay, người đầu không còn nguyên vẹn, người sấp ngửa trong hố hầm, lô cốt bê bết máu...

Ông Hưởng chỉ tay vào từng chiến sĩ rồi đọc tên, nhiều người thân trong đoàn tìm kiếm cũng nhận dạng được anh, cha của mình. Chưa hết, ông Hưởng đưa ra nguyên một tấm bản đồ được đánh dấu trận địa pháo, hai hàng rào, công sự và cả cái hố chôn mà chính tay cựu binh Mỹ Randy, người đã chôn cất 16 chiến sĩ hi sinh, vẽ lại.

Ông Hưởng thì thầm: “Đây là kết quả của hàng trăm cuộc trao đổi giữa tôi và cựu binh Mỹ hàng mấy năm trời qua email. Cũng là cơ duyên cả, sau nhiều lần thuyết phục, đặc biệt là sự giúp đỡ của Christopher Jensen”.

Ông Hưởng cho rằng có lẽ là người làm báo nên Christopher Jensen có cái nhìn khác các cựu binh Mỹ. Ông ta đồng cảm với sự hi sinh và thuyết phục các cựu binh khác thay đổi cách nhìn. Từ bên kia đại dương, Christopher Jensen đã viết những dòng tự sự để đưa lên mạng Crowdrise về “Viet Nam Kham Duc Grave Search” việc tìm mộ này.

Randy ngày nào đang mang trong mình dư chấn chiến tranh rất lớn, thường hay bất ổn về tâm lý, nhưng những lúc tỉnh táo ông lại ngồi vào bàn vẽ, lục tìm ký ức 45 năm qua để tìm cho ra nơi mà ông chôn 16 lính đặc công Bắc Việt.

Kết quả là rất nhiều sơ đồ được vẽ ra, cùng với những hình ảnh mới, được chấm tọa độ để đo và tham chiếu nơi chôn cất. Một vạch đỏ phía bìa rừng do chính tay Randy vẽ, ông đánh dấu độ sâu của mộ khoảng 1,8 - 2m, cách hàng rào sân bay chừng 30 - 70m về hướng đông nam.

Ông Hưởng dùng hình ảnh các cựu binh Mỹ cung cấp để hướng dẫn đoàn khai quật tìm địa điểm ngôi mộ chôn các đặc công

Đắn đo hơn nửa đời người

Bất kể chiến tuyến, khi trút chiến bào thì trong lồng ngực là trái tim thấm đẫm tình người. Bữa tối vội vã trong căngtin quân sự huyện, ông Hưởng lặng lẽ ôm máy tính ra quán cà phê trước ngõ để bắt đầu công việc với những người bạn từng là cựu thù.

Ở bên kia bờ đại dương, Christopher Jensen và những cựu binh Mỹ cũng chờ tin ông Hưởng từng giờ. Bật máy tính, nối mạng xong ông Hưởng tải tất cả hình ảnh, clip trong ngày ông quay được lên mạng rồi gửi đường dẫn (link) qua cho những người bạn Mỹ.

Tại đây một nhóm người Mỹ bắt đầu phân tích thảo luận, bàn bạc rồi cùng ông Hưởng chọn vị trí gần nấm mồ nhất để chỉ cho đoàn khai quật đào xới.

Ông Hưởng tâm sự: “Christopher Jensen thiết tha với việc tìm mộ 10 năm nay rồi. Cũng như chúng tôi, Christopher Jensen muốn hài cốt của những người lính trẻ quay về với gia đình. Ông bảo không muốn tung ảnh và clip các chiến sĩ hi sinh lên mạng vì sợ các thân nhân thấy sẽ rất đau lòng. Mãi đến gần 40 năm đắn đo, ông quyết định tung lên vì bảo rằng đấy là các chứng tích hiếm hoi qua đó có thể tìm được mộ và cũng là niềm an ủi cho các gia đình nạn nhân của cuộc chiến. Tháng 3-2003 tôi tìm thấy ảnh cùng clip của Christopher Jensen và thật sự mừng rỡ”.

Ông Hưởng kể rằng để đi tìm tung tích đồng đội, ông vào tận kho lưu trữ của báo Quân Đội Nhân Dân để tìm bài viết về trận đánh này, nhưng kết quả chỉ có ba bài báo viết và mô tả là quân và dân Khâm Đức đánh vào sân bay đêm ngày 4 rạng sáng 5-8-1970.

Nhưng riêng ông Hưởng biết đó chỉ là 16 chiến sĩ đặc công, vì theo người trinh sát kỳ cựu này thì có đến 5.000 lính Sài Gòn đóng quân vòng ngoài và hai hàng rào kẽm gai bảo vệ dày đặc, vũ khí rất hiện đại, nếu không là đặc công thì không một lực lượng bộ binh nào có thể tiếp cận được.

Ông nói: “Trận đánh đã làm rung chuyển toàn bộ cứ điểm trọng yếu nhất của Mỹ án ngữ trên cung đường vận chuyển lương thực từ Bắc vào Nam và lên Tây nguyên của quân ta. Sau này tôi được biết đó là các chiến sĩ tinh nhuệ nhất và trước lúc ra chiến trường họ đã thề quyết tử cho Tổ quốc 
quyết sinh”.

Đã gần mười năm, nhiều cuộc khai quật tìm kiếm 16 chiến sĩ đặc công anh dũng ngày nào vẫn rơi vào bế tắc và chưa bao giờ hi vọng dâng trào như lần này khi được chính các cựu binh Mỹ bên kia trợ giúp.

Ngồi phịch xuống nền đất đỏ dưới cái nắng chói chang, ông Hoàng Duy Chúc, đồng đội cũ của 16 chiến sĩ anh dũng ngày nào, ước nguyện: “Chúng tôi không bỏ cuộc tìm kiếm, không bỏ đồng đội mình bao giờ. Nếu khi tôi còn sống mà tìm vẫn không ra, chúng tôi mong các thế hệ sau giúp chúng tôi điều đó. Tôi muốn tên các anh được khắc lên một tượng đài kỷ niệm dựng lên trên chính trận địa thấm đẫm máu xương 
hi sinh này”.

Hi vọng của người thân

Chứng kiến những cung bậc cảm xúc của thân nhân, đồng đội đang tìm kiếm hài cốt mới thấu hết máu mủ tình thâm. Chỉ tay vào hình ảnh người chiến sĩ đặc công đang nằm chết giữa trận địa với súng trường ôm chặt trong tay, bà Chương, người Hải Phòng, khẽ bảo tôi: “Anh trai cô đấy! Anh ấy là Nguyễn Ánh Dương, hi sinh lúc tròn 20 tuổi”. Rồi bà kể rằng gia đình mình chỉ có hai anh em. Anh của bà ra chiến trường lúc 17 tuổi. Từ đó đến nay bà đi tìm anh đã 45 năm qua, tìm từ thuở tóc xanh đến khi đầu bạc, bây giờ mới biết anh mình nằm lại ở mảnh đất này. “Trước lúc mẹ cô mất, di nguyện của bà là muốn đưa anh cô về bên mẹ. Cô gắng tìm trước lúc mình khuất núi” - bà Chương thổn thức.

Trong khi đó bà Điểm, người Hải Dương, đội chiếc nón lá, tay cầm nén nhang cháy dở dưới cái nắng trưa ngồi chờ tìm xác cha. Đôi mắt ngấn nước, bà khấn nguyện: “Bố ơi, mấy chục năm rồi! Bố ở với đồng đội lâu rồi! Bố thương con thì hãy về với con. Mẹ đã già yếu không còn chờ bố được lâu hơn nữa...”.



Tin tức nguồn: 
http://xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1189502#ixzz3epDHEof5 
doc tin tuc xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66008601

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July