Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Gặp chiến sĩ đặc công đánh chìm “soái hạm” lừng danh của Mỹ Gặp chiến sĩ đặc công đánh chìm “soái hạm” lừng danh của Mỹ , Người xứ Nghệ Kiev
 

PV hỏi khi “soái hạm” bị đánh chìm, địch xử trí thế nào? Ông Náo cười nói: “Tôi vẫn tới cảng làm bình thường, tiếp tục nhiều trận đánh khác cho đến khi bị phản gián cùng mật vụ của Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn bắt vào tháng 2.1967”.


Ông Lâm Sơn Náo tại nhà riêng ở phường Tân Kiểng, quận 7 – TP.HCM.
Ông Lâm Sơn Náo tại nhà riêng ở phường Tân Kiểng, quận 7 – TP.HCM.
 

Đó là ông Lâm Sơn Náo (SN 1936, hiện ngụ tại phường Tân Kiểng, quận 7 – TP.HCM) người từng đánh chìm tàu USNS Card – niềm kiêu hãnh của hải quân Mỹ trong thế chiến thứ 2.. Sinh ra trong gia đình có 8 anh chị em, từ nhỏ ông đã làm công nhân cảng Sài Gòn. Năm 1962, qua sự giới thiệu của cô ruột, ông Náo thoát ly theo cách mạng, chính thức trở thành chiến sĩ đội 65 Biệt động đặc công Sài Gòn – Gia Định.

“Sau khi được đào tạo cách thức xây dựng cơ sở, cách cài và đánh mìn, tôi được tổ chức yêu cầu quay trở lại nội thành hoạt động để nắm tình hình của Mỹ - Ngụy, nhất là các kho tàng dự trữ phương tiện chiến tranh”, ông Náo nhớ lại.

Đánh “hụt” chiếc USS Core

Về nội thành, ông Náo quay lại cảng Sài Gòn xin làm công nhân, phát triển được 3 đồng chí, gồm: Đỗ Toàn (nhân viên phòng điều độ tàu bè, xếp chỗ cho tàu neo đậu), Nguyễn Văn Cậy (thợ điện), Nguyễn Phú Hùng (thợ hồ). Ở bên ngoài, ông Náo tiếp tục phát triển thêm 20 cơ sở khác với nhiệm vụ cất giữ vũ khí, làm nơi trú ẩn, giao liên. Khi đã có vũ khí, ông Náo thử thách cơ sở của mình bằng các trận đánh: trạm kiểm soát thương cảng Sài Gòn, cầu Tân Thuận, trên đường Trịnh Minh Thế; trạm cảnh sát gác đường Bến Bình Đông, đường Lê Văn Duyệt và đánh sập hoàn toàn chi khu cảnh sát ngụy ở quận Gò Vấp…, làm chết và bị thương gần 200 tên địch.

Sau những trận đánh “thử lửa”, khi được ông Toàn báo tin tàu USS Core của Mỹ chuyên chở máy bay sẽ cập cảng lúc 18 giờ ngày 30.12.1963. Ngay từ trưa 30.12.1963, ông Náo cùng ông Cậy dùng xuồng đưa 4 trái mìn TNT (20kg/trái), 4kg thuốc nổ C4, thiết bị gây nổ vào đường cống ngầm dưới cầu tàu để chờ chiếc USS Core cập bến. Sau khi buộc xong 4 trái TNT, thuốc nổ C4 vào khe hở của các trụ cầu cảng, ấn định thời gian nổ lúc 7 giờ ngày 31.12.1963, ông Náo cùng ông Cậy nhấn chìm xuồng, lên bờ thay quần áo về nhà.

“Quá hẹn, vẫn không thấy nổ. Tôi quyết định lội trở lại nơi đặt mìn để tìm hiểu nguyên nhân và nhằm đảm bảo kế hoạch đánh tàu không bị lộ, còn anh Sáu Cậy đứng trên bờ cảnh giới. Lúc đó tôi nghĩ nếu mình xuống, mìn có nổ thì cũng chỉ chết 1, anh Cậy sẽ về báo cáo với tổ chức. Kiểm tra thấy 2 đồng hồ vẫn chập ở số 7, đoan chắc bị lép nên tôi bắt đầu tháo từng quả mìn ra khỏi trụ cầu tàu. Cài mìn đã khó, nay phải thu lại từng trái càng nguy hiểm vì quân cảnh Mỹ đứng dày đặc trên cầu tàu có thể phát hiện mình bất cứ lúc nào”, ông Náo kể lại.

Những khối thuốc nổ sau đó cũng đưa về tới căn cứ. Qua kiểm tra, các chiến sĩ đội 65 Biệt động đặc công mới vỡ lẽ: 10 viên pin (1,5 vôn/viên) quá yếu đối với trái nổ được chế tạo từ khá lâu và bị phân tán thành 4 quả, nên không đủ sức điểm hỏa. Với nhận định mục tiêu không bị lộ, bảo toàn được vũ khí, chỉ huy đội 65 Biệt động đặc công là ông Phạm Văn Hai quyết định cấp cho ông Náo 2 chiếc đồng hồ đắt tiền, nhồi 4 quả thành 2 quả, dùng pin loại 4,5 vôn/viên, tăng thêm 4 kg thuốc nổ C4 và chờ đợi.

Nhập vai dân buôn, đánh chìm tàu USNS Card

Chiều 30.4.1964, ông Toàn tiếp tục báo tin chiếc tàu USNS Card chở máy bay sẽ cập cảng vào sáng 1.5.1964. Cơ hội đánh tàu lại đến, nhưng lần này ông Cậy không thể xuống nước vì đau mắt khá nặng. Với suy nghĩ nếu để lỡ thời cơ, những chiếc máy bay trên tàu sẽ xả súng giết đồng bào, đồng chí mình nên ông Náo vội chạy sang quận 4 để gặp ông Hùng “thợ hồ” để phối hợp tác chiến nhưng không gặp được. Phải đến tối 1.5.1964, ông Hùng mới qua gặp ông Náo. Lúc này trên cảng đã đen đặc mật vụ, cảnh sát, dưới sông tàu tuần tiễu pha đèn sáng rực và tàu USND Card đã bốc xuống bờ khá nhiều máy bay.

“Chất xong mìn vào xuồng, tôi cùng anh Hùng chèo sang hướng đối diện con tàu. Lúc đó đèn sáng choang, không thể tiếp cận nên chúng tôi tiếp tục chèo lên tận cảng Nhà Rồng để sang bờ, quay ngược lại. Khi ra giữa sông, bị tàu tuần tra của cảnh sát đuổi theo, cả 2 chèo thục mạng về bờ Thủ Thiêm, đẩy xuồng vào bãi sình. Tàu cảnh sát không vào được, phát loa gọi ra, khi đó ở trên bờ dân vệ nghe thấy cũng chạy ra đòi kiểm tra. Tình huống thật nguy kịch”- ông Hùng nhớ lại, giọng vẫn còn tràn ngập sự lo lắng.

“Trước tình huống tiến thoái lưỡng nan, tôi nhanh trí nói đang đi mua radio lậu từ tàu nước ngoài, đã trả tiền trước, nếu lấy được sẽ chia cho 2 nhóm. Nghe được chia phần, đám cảnh sát trên tàu đồng ý, còn rọi đèn pha cho chúng tôi qua và đậu giữa sông canh chừng hải quân”, ông Náo hào hứng kể tiếp.

Lúc 2 giờ sáng ngày 2.5.1964, hai trái mìn khối lượng 80kg và 8kg thuốc nổ C4 được cài xong, thời gian điểm hỏa được ông Náo rút ngắn vào 3 giờ sáng cùng ngày. Xong việc, cả 2 chèo xuồng quay lại bờ Thủ Thiêm, tàu cảnh sát vẫn chờ đòi chia phần. Để thoát thân, ông Náo viện lý do không lấy được hàng, hối lộ cho cảnh sát với dân vệ gần 2.000 đồng rồi chèo xuồng về nhà chờ.

Đúng 3 giờ, hàng loạt tiếng nổ như sấm, lửa bốc cao đến nỗi đứng xa nhiều cây số vẫn nhìn thấy. Lúc đó 2 anh em ông Náo mới dám thưởng cho mình nồi cháo vịt. Sáng hôm sau các đài nước ngoài đưa tin Việt Cộng đánh chìm soái hạm của USNS Card của Mỹ với 1 lỗ thủng dài khoảng 24 m, làm chết và bị thương 120 lính Mỹ, phá hủy 23 máy bay, gồm: 19 chiếc trực thăng HU 1A, 2 chiếc trinh sát L192 khu trục AD6.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1142908#ixzz3Yo0lF7kN 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66008968

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July