Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  TPHCM: Câu chuyện của người chiến sĩ đặc công bám trụ nơi cửa ngõ Sài Gòn TPHCM: Câu chuyện của người chiến sĩ đặc công bám trụ nơi cửa ngõ Sài Gòn , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí “Luồn sâu, ém sẵn trong lòng địch”, chờ thời cơ cùng quân chủ lực đánh vào nội đô, làm nên thắng lợi năm 1975 lịch sử. Ký ức hào hùng ấy những ngày tháng tư này lại tràn về trong tâm trí ông Mại như xóa nhòa lằn ranh quá khứ và hiện tại…

Trước cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn - nơi có tuyến Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa huyết mạch, là địa bàn trọng yếu đối với cả ta và địch. Người được giao nhiệm vụ chỉ huy trấn giữ vị trí trọng yếu đó là chiến sĩ đặc công Hữu Mại, nguyên chính trị viên đội 8, thuộc phân khu 5.

“Nếm mật nằm gai” nơi cửa sinh - tử

 

Câu chuyện của người chiến sĩ đặc công bám trụ nơi cửa ngõ Sài Gòn
Ông Hữu Mại - nguyên Chính trị viên Đội 8 đặc công trong buổi giao lưu với thanh niên quận đoàn Thủ Đức sáng 23/4

 

Người chiến sĩ đặc công Hữu Mại hào hứng kể, đầu năm 1971, ông cùng các chiến sĩ của mình thuộc đơn vị đặc công đoàn 429 Đông Nam Bộ đóng quân tại Tây Ninh, gần với sở chỉ huy của Trung ương cục miền Nam, nhận được nhiệm vụ xuống bám trụ chiến trường và gây dựng cơ sở cách mạng khu vực Dĩ An – Thủ Đức. Ông và 12 chiến sĩ được biên chế vào đội 8, thuộc phân khu 5. Khi xuống chiến trường đơn vị chia làm hai: 5 đồng chí bám trụ tại Dĩ An, còn lại cùng ông xuống khu vực bắc Thủ Đức.

Chiến trường bắc Thủ Đức có vị trí trọng yếu nơi cửa ngõ phía đông Sài Gòn, địch bố trí lực lượng lớn quân chủ lực trong đó có cả thủy quân lục chiến đóng tại Sóng Thần, căn cứ Châu Điên nằm giữa Linh Đông và Tam Hà, biệt khu Thủ đô gần cầu ông Dầu (Hiệp Bình Phước), chi khu quân sự Thủ  Đức (gần với Ban chỉ huy quân sự quận ngày nay)…

Cùng với đó là hệ thống đồn bốt được bố trí dày đặc tại cầu Bình Triệu, cầu Gò Dưa, cầu Hiệp Phước, bốt Gò Đình… nhằm tạo ra một lá chắn thép, chặn đứng lực lượng của ta xâm nhập và nội đô.

Bên cạnh đó, lực lượng cảnh sát, địa phương quân, dân vệ, thám báo, chiêu hồi (đầu hàng)… của địch len lỏi khắp nơi nhằm chỉ điểm và tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta ngay từ trong “trứng nước”.

Yêu cầu nhiệm vụ là ông Mại và đồng đội phải tiến hành hết sức khéo léo nhằm đánh lạc hướng quân địch, bí mật xây dựng cơ sở cách mạng, bám dân, giữ địa bàn làm bàn đạp để tiến vào giải phóng nội đô Sài Gòn.

Đánh du kích… đến tổng tiến công giành thắng lợi

 

Câu chuyện của người chiến sĩ đặc công bám trụ nơi cửa ngõ Sài Gòn
Các đại biểu tham dự giao lưu cùng các nhân chứng lịch sử chụp hình lưu niệm cùng chiến sĩ đặc công Hữu Mại

 

Đứng trước khó khăn, thử thách của những ngày đầu nhận địa bàn trọng yếu, chính trị viên đội 8 đặc công Hữu Mại cùng 12 chiến sĩ của mình tìm mọi cách nhằm bám trụ nơi cửa ngõ phía đông Sài Gòn.

Tương quan lực lượng giữa ta và địch quá lớn, nhưng với phương châm “Dựa vào dân để xây dựng lực lượng cách mạng” đưa lực lượng quân chủ lực xuống đứng chân nơi cửa ngõ trọng yếu, nhằm tấn công vào Sài Gòn khi có điều kiện, đội 8 đặc công đã làm nên kỳ tích.

Sự thoắt ẩn, thoắt hiện của các chiến sĩ Đội 8 đặc công đã làm cho quân địch bao phen thất điên bát đảo. Đêm 12 rạng ngày 13/10/1971, đội 8 bất ngờ tấn công vào sân bay Dĩ An của lực lượng hỗn hợp Mỹ- Ngụy, chỉ với 4 chiến sĩ đặc công tinh nhuệ bí mật luồn vào căn cứ đánh mìn hẹn giờ đã phá hủy 5 máy bay trực thăng, cùng nhiều phương tiện, khí tài quân sự khác. Sau đó rút ra an toàn.

Trong quá trình bám trụ tại cửa ngõ nội đô Sài Gòn cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975), đơn vị đã cùng với du kích địa phương bám dân, diệt ác, phá kìm, xây dựng lực lượng cách mạng, gây ra cho địch rất nhiều khó khăn trong việc “bình định” các ấp dân cư; làm chúng hoang mang và đặt ra câu hỏi, tại sao ở địa bàn trọng yếu được coi là lá chắn thép của nội đô, được bố trí lực lượng dày đặc từ quân đội tới cảnh sát mà bị tấn công bất ngờ như vậy?

Sáng ngày 30/4/1975, các cánh quân thần tốc tiến vào Sài Gòn. Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chiến sĩ đặc công Hữu Mại cùng đồng chí Sáu Mạnh (Bí thư huyện ủy bắc Thủ Đức) từ căn cứ ấp Bình Phú, tiến lên dốc cây Keo (Tỉnh lộ 43) đã đụng phải một trung đội thuộc Sư đoàn 18 của địch. Bằng sự mưu trí, dũng cảm, ông đã kêu gọi quân địch hạ vũ khí đầu hàng, sau đó chúng tự giải tán.

Ngay sau ông đó đã lấy xe Jeep của địch chở đồng chí Sáu Mạnh (Bí thư huyện bắc Thủ Đức về tiếp quản dinh quận Thủ Đức, nay là trụ sở Ban chỉ huy quân sự Quận Thủ Đức).

Ký ức hào hùng 40 năm trước tràn về khiến anh không khỏi xúc động. “Ngày toàn thắng 30/4/1975 đến, nhưng anh em chiến sĩ Đội 8 đặc công phần lớn đã hi sinh, chỉ còn lại 4 người chứng kiến được giây phút nước nhà thống nhất, non sông liền một dải”.

Bám trụ nơi cửa ngõ sinh - tử của Sài Gòn, đến ngày cách mạng thắng lợi, chính trị viên đội 8 đặc công cảm nhận sự ấm áp nghĩa tình quân dân, mang ơn sự đùm bọc của chị Sáu Châu, anh Tám Mao (ấp Bình Phước, nay thuộc phường Hiệp Bình Phước), gia đình ông ông Mười (ấp cổng làng Linh Đông, nay thuộc KP7, phường Linh Đông), gia đình bà Tư (ấp Bình Phú, nay thuộc KP9, phường Tam Phú). Những người trước đó ông không hề quen biết nhưng sẵn sàng đứng ra che chở ông trước họng súng của kẻ địch, giữa mong manh của sự sống và cái chết.

                                                                                                  Quang Đạm

 http://dantri.com.vn/chinh-tri/cau-chuyen-cua-nguoi-chien-si-dac-cong-bam-tru-noi-cua-ngo-sai-gon-1064017.htm


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66008068

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July