Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Người đếm sóng, tìm sao đưa tàu đến Gạc Ma Người đếm sóng, tìm sao đưa tàu đến Gạc Ma , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Trung tá Lưu Đình Lừng, hoa tiêu tàu Mỹ Á, người nhiều ngày đêm đứng trên buồng lái đếm sóng, tìm sao dẫn tàu khẩn trương đến Gạc Ma, Cô Lin cứu hộ trong vòng vây của tàu chiến Trung Quốc.

Người đếm sóng, tìm sao đưa tàu đến Gạc Ma
Một con tàu không số vận chuyển vũ khí vào Nam. Ảnh: Gia đình cung cấp. Một con tàu không số vận chuyển vũ khí vào Nam. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Trong phóng sự ảnh Trường Sa tháng 3/1988: Những khoảnh khắc sống mãi đăng trên Tiền Phong số 77 ra ngày 18/3/2013, có bức ảnh một sĩ quan hải quân, cấp hàm trung tá, tay cầm ống nhòm, mắt hướng về phía biển xa chăm chú quan sát. Đó là Trung tá Lưu Đình Lừng, hoa tiêu tàu Mỹ Á, người nhiều ngày đêm đứng trên buồng lái đếm sóng, tìm sao dẫn tàu khẩn trương đến Gạc Ma, Cô Lin cứu hộ trong vòng vây của tàu chiến Trung Quốc. Trong đợt đi tìm lại nhân chứng Gạc Ma, tôi đã về thị xã Đồ Sơn (TP Hải Phòng) gặp lại người trong ảnh cách đây hơn 25 năm trước.

Hoa tiêu đưa tàu Mỹ Á đến Gạc Ma

Sau hơn 25 năm gặp lại, nhìn bức ảnh đăng báo, anh Lừng cười bảo : Hình như nhà báo Đình Trân chụp ảnh mình khi tàu ta đến Gạc Ma, tàu chiến Trung Quốc  số hiệu 584 ra đe dọa , ngăn cản. Lúc ấy, tất cả mọi người đều vào vị trí, tập trung theo dõi động thái của tàu địch,  các nhà báo khẩn trương tác nghiệp. Thuyền trưởng Quý đã yêu cầu  các nhà báo xuống dưới boong để đảm bảo an toàn mà tôi thấy Nguyễn Vinh, Lê Trang Liêm, Trần Bình Minh, Đình Trân,  Quang Vinh…vẫn ở trên boong đưa máy ảnh , máy quay phim lia về phía tàu Trung Quốc để chụp, để quay. Có gần mới biết, cánh nhà báo các cậu ra mặt trận cũng gan lì như cánh lính chúng tớ.

Trung tá Lưu Đình Lừng cho biết: Sau sự kiện 14/3/1988, Trung Quốc nổ súng đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam,  anh đang ở Tân Cảng thì được lệnh của Đô đốc Giáp Văn Cương – Tư lệnh Quân chủng Hải quân lên tàu cứu hộ Mỹ Á làm nhiệm vụ hoa tiêu khẩn trương cho tàu ra Gạc Ma - Cô Lin. Lúc này, Trung Quốc đang tập trung nhiều tàu quân sự ngăn cản công tác cứu hộ tàu Việt Nam bị chìm, nhiều chiến sĩ ta thương vong.

Người đếm sóng, tìm sao đưa tàu đến Gạc Ma
Trung tá Lưu Đình Lừng đang làm nhiệm vụ hoa tiêu trên tàu Mỹ Á tại Gạc Ma - Cô Lin tháng 3 năm 1988. Ảnh : Đình Trân.

Đến tàu Mỹ Á , trao đổi với Thuyền trưởng Quý, anh biết, nhiều thủy thủ trên tàu  chưa thông luồng lạch tuyến Trường Sa, chưa từng đến những vùng đang xảy ra chiến sự nên sự có mặt của anh vào thời điểm nước sôi lửa bỏng ấy là rất cần thiết. Bằng kinh nghiệm nhiều năm sống, làm việc trên những chuyến tàu ra Trường Sa, anh  thuộc vị trí từng bãi đá ngầm, từng con sóng dữ. Lúc đầu, nhiều thủy thủ chưa tin vào khả năng hoa tiêu bằng mắt thường của anh nhưng sau nhiều đêm thức trắng, tận thấy anh đếm sóng, nhìn sao, nghe gió dẫn con tàu tránh đá ngầm, tránh sóng dữ, các thủy thủ trên tàu Mỹ Á đều khâm phục  vị sĩ quan hải quân hiền hậu nhưng kiên quyết. Họ càng khâm phục anh khi tại Gạc Ma,  pháo trên tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 584 rê nòng  hướng về phía tàu Mỹ Á đe dọa nhả đạn , thuyền trưởng Quý yêu cầu anh rời đài chỉ huy, anh Lừng vẫn đứng bên vị thuyền trưởng sẵn sàng hy sinh để  bảo vệ con tàu, bảo vệ các thủy thủ.

Đưa tàu không số đến Rạch Kiến Giàng

Anh Lừng nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Xuất thân thành phần bần ngư nên anh được chọn về lữ đoàn 125 huấn luyện rồi trở thành chiến sĩ đoàn tàu không số. Bây giờ anh vẫn cất trong ví một mảnh giấy nhỏ ghi chép 10 chuyến hành trình trên tàu không số của anh. Ngày đi, nơi đến, tên các thuyền trưởng. Trong 10 chuyến đi, tàu anh 7 chuyến cập bến an toàn, 3 chuyến gặp địch phải quay lại nghi binh. Có mặt trên hàng chục chuyến tàu chở vũ khí vào Nam, anh có rất nhiều kỷ niệm. Anh mãi nhớ những kinh nghiệm đi biển của thuyền trưởng  Nguyễn Văn Cứng, quê ở Cà Mau truyền dạy.

Thượng tá Lưu Đình Lừng và vợ. Ảnh chụp tháng 3/2013. Ảnh: Trung Hiền.
Thượng tá Lưu Đình Lừng và vợ. Ảnh chụp tháng 3/2013. Ảnh: Trung Hiền.

Để đưa những con tàu không số hoạt động bí mật  trong sự truy sát gắt gao của kẻ thù , kinh nghiệm thiên văn khi đi biển là vô cùng cần thiết. Giữa biển khơi, anh Cứng chỉ cho anh vị trí của chòm Bắc Đẩu, Thần Nông, Sao Mai, Sao Hôm… để đoán định con nước,  định vị tàu đang ở đâu, bao giờ tàu có thể cập bến để báo cho anh em nhận hàng. Thuộc từng con nước,  từng vị trí  sao trời, nhìn mây, nghe gió dự đoán chính xác sự thay đổi của thời tiết là nhiệm vụ quan trọng của các chiến sĩ tàu không số, đặc biệt ở vị trí hoa tiêu dẫn đường.

Anh Lừng kể: Sau này, vào năm 1989, khi  tàu HQ 511 đi kiểm tra tuyến đảo Trường Sa  trở về, sa bàn điện bị trục trặc, thuyền trưởng Hồ Văn Kiên đề nghị anh hoa tiêu bằng mắt thường. Kinh nghiệm đi biển trên tàu không số do thuyền trưởng Nguyễn Văn Cứng truyền dạy đã giúp anh hoàn thành nhiệm vụ.

Sau sự kiện Vũng Rô, hoạt động của đoàn tàu không số bị lộ,  các chuyến tàu đi gặp rất nhiều khó khăn. Nhận lệnh trên, anh Lừng có mặt trên một chiếc tàu cải dạng chở 60 tấn vũ khí trong đó có 4 quả thủy lôi chi viện cho đồng bào chiến sĩ miền Nam. Cả tháng lênh đênh trên biển khi giả dạng là ngư dân đánh cá, khi câu mực luồn lách qua các đảo nhỏ, đảo chìm, tránh sự truy xét của địch, tàu anh đã vào được Rạch Kiến Giàng (Cà Mau). Sau một tuần bí mật bốc dỡ, vũ khí đã chuyển tới địa điểm an toàn. Không lâu sau, nhờ có quả thủy lôi nặng hơn một tấn do tàu anh chở tới, các chiến sĩ đặc công đã đánh chìm một tàu trọng tải hàng ngàn tấn chở vũ khí của Mỹ ngụy.

Sau chuyến đi ấy, cấp trên đã gặp mặt biểu dương chiến công của các anh. Chiến sĩ Lưu Đình Lừng còn nhớ: Trong buổi gặp mặt, ai cũng vui khi nhận được quà  của Bác Hồ gửi tặng. Anh Lừng được chia một điếu thuốc lá, quà của Bác.

Cô dân quân Đinh Thị Thạ khi tròn 20 tuổi. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Cô dân quân Đinh Thị Thạ khi tròn 20 tuổi. Ảnh: Gia đình cung cấp.

Chuyện về cô dân quân đất Cảng

Năm 1968, chiến sĩ tàu không số Lưu Đình Lừng kết hôn với cô dân quân đất Cảng- Đinh Thị Thạ. Sau một tuần trăng mật ngắn bên nhau, họ lại phải cách xa.

Biết chồng là chiến sĩ đoàn tàu không số, nữ dân quân nhỏ, một Đảng viên trẻ rất lo cho chồng. Cô tham gia cấp ủy, là Phó Chủ nhiệm HTX Hương Biển, chuyên chế biến cá, tham gia trung đội dân quân trực chiến, cùng đồng đội bảo vệ bầu trời Thành phố Cảng quê hương.

Với cô, một kỷ niệm không bao giờ quên là dịp Tết năm 1976, cái Tết duy nhất anh được đón Xuân cùng gia đình. Khi biết tin anh đã về Bến Bính sau nhiều năm bặt tin ở chiến trường, cô vội đưa con vào tìm anh. Tìm mãi không có một chiếc áo mới  cho cô con gái Lưu Thị Thanh mặc đón bố. Tìm đến cửa hàng bách hóa mua áo cho con thì cửa hàng đã đóng cửa.

Nhìn thấy anh trên cầu tàu, cả hai mẹ con giơ tay vẫy gọi anh. Suốt một thời gian dài đẵng, cô con gái mới biết mặt cha.

Đã  gần 40 năm qua, bà Đinh Thị Thạ hôm nay vẫn nhớ như in những kỷ niệm của thời gian khó mà hào hùng ấy.
 

Chiến sĩ tàu không số Lưu Đình Lừng nhập ngũ tháng 2 năm 1964, ra quân tháng 2 năm 1992, cấp hàm thượng tá. Suốt những năm tháng đứng trong quân ngũ, là bộ đội hải quân, ông gắn bó với Trường Sa, trở thành một hoa tiêu lão luyện. Ông chia sẻ: Hiện nay, Quân chủng Hải quân được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại để bảo vệ Tổ quốc. Các chiến sĩ trẻ hôm nay có trình độ, được  đào tạo bài bản. Các tàu đều có hệ thống chỉ huy, hoa tiêu hiện đại, được định vị vệ tinh… Tuy nhiên, những kinh nghiệm đi biển, kinh nghiệm thiên văn trên biển do các thế hệ thủy thủ để lại vẫn là những bài học quý cho lớp chiến sĩ trẻ hôm nay… 

 

Theo Trung Hiền

Tiền Phong

http://dantri.com.vn/xa-hoi/nguoi-dem-song-tim-sao-dua-tau-den-gac-ma-1015074.htm

 


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66011201

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July