Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Vị đại tá già và một đời thao thức với biên cương Vị đại tá già và một đời thao thức với biên cương , Người xứ Nghệ Kiev
 

Những ngày này, ngược bắc ải Lạng Sơn, Cao Bằng, vòng về Yên Bái, tôi được nghe nhắc nhiều đến hình tượng cao đẹp, mưu trí và đầy tâm huyết với Đất Mẹ của AHLLVT - ông Đào Đình Bảng. Những chiến công lừng lẫy của ông Bảng trong chiến tranh biên giới đã làm tôi cảm kích nhiều năm.


Vị đại tá già và một đời thao thức với biên cương
ảnh minh họa
 
Mái đầu bạc trắng đêm bên máy chữ cũ
Năm 2012, cuốn “Dặm dài ải Bắc” viết về cụ Bảng đã được nhà văn xứ Lạng Nguyễn Trường Thanh (nguyên Chủ tịch Hội VHNT tỉnh) hoàn thành, NXB CAND ấn hành với lễ ra mắt đầy xúc động tại thủ đô. Dù quá muộn, dù ông đã quá già ở tuổi 91 và đã sống thực vật suốt mấy năm nay rồi, nhưng việc năm 2012, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng vẫn làm tôi cảm thấy nhẹ lòng hơn. Nói như Thiếu tướng công an Khổng Minh Dụ, “ông Bảng đã sống trong lòng dân như một huyền thoại giữa đời thường”, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía bắc.
Những kỷ niệm với ông Đào Đình Bảng - nguyên Giám đốc Công an (trước gọi là Trưởng ty) kiêm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, Giám đốc Công an Lạng Sơn và Cao Lạng (cũ), Cục trưởng Cục Kinh tế 1, Phó Trưởng đoàn chuyên gia Bộ Nội vụ tại Lào - đã gieo cho tôi thêm rất nhiều suy ngẫm về các giá trị tử tế của cuộc sống, của “phẩm cách con người”. Lần đầu gặp tôi, ông chỉ im lặng quan sát, giống như có một nỗi cô đơn khó chia sẻ đang làm ông tự tách biệt với những người trẻ ồn ào như tôi lúc đó. Bấy giờ, tôi tìm ông để hỏi rõ đầu đuôi xuôi ngược cái vụ bom Mỹ tàn sát hơn 50 cán bộ, học viên ngành y ở thị xã Yên Bái (năm 1965), câu chuyện gây tranh cãi đã nửa thế kỷ. Khi trận bom thảm khốc xảy ra, ông Bảng đang là Trưởng ty Công an đã cho lực lượng đi cấp cứu, thu gom, đào tìm các thi thể; những bức ảnh sống động còn đó, nhân chứng còn đó và ông Bảng tự cật vấn lương tâm mình: Cớ sao không nói ra sự thật. Sao không “chiến đấu” vì sự thật? Và ông bắt tay vào viết cuốn hồi ký “Sự thật”, đã “kêu” từ tỉnh đến Trung ương. Tôi sửng sốt vì giọt nước mắt của ông Bảng. Ông nhớ vanh vách từng chi tiết của vụ bom tấn giội xuống các mái đầu xanh, ông bảo, mấy chục năm sau, người dân làm nhà ở khu vực hồ Nguyễn Thái Học còn đào thấy những hộp sọ, những lọn tóc dài và mảnh cặp ba lá sáng lấp lánh của các nữ cán bộ y tế mới 20 tuổi. Bây giờ, có bao nhiêu người trong chúng ta có thể khóc được khi ngồi cạnh nhà báo, kể về một câu chuyện nửa thế kỷ trước nhỉ?

Vợ ông, các con ông (người là công an, người là bác sĩ, người là cán bộ ngành hàng không) đều trăn trở kể: Chúng tôi lo lắm. Đêm nào ông cũng thao thức cả đêm, ông ngồi viết lại các tài liệu cũ, ông viết thư kiến nghị mong trả được món nợ với những người đã nằm xuống cho đất Yên Bái trù phú hôm nay. Tính ông nghiêm cẩn, mực thước, mô phạm, ông sợ mình viết có gì sơ sảy là có lỗi với hơn 50 người đã nằm xuống. Đêm, loạch xoạch gõ bàn tay già nua vào máy chữ, giấy cũ đùn lên một nửa trang lòe nhòe, đọc lại, thấy chưa yên tâm, ông lại hủy. Lại viết. Lại hủy. Vì thế, những tư liệu mà ông Bảng cung cấp cho tôi, rành mạch, cụ thể, sạch sẽ, dấu chấm dấy phẩy chính xác từng li từng tí. Tôi gọi đó là những tài liệu có bảo hiểm.

Có đêm, ông ngồi gõ kiến nghị về chống tham nhũng, về việc giúp đỡ người vùng cao nhận thức. Ông từng làm thơ về 4 cây đào trồng trước căn phòng giản dị của mình khi làm Giám đốc công an vùng cao. 4 cây đào đó cũng chính là 4 cô gái họ Đào (con ruột ông) mà ông hết lòng thương nhớ khi phải “chiến chinh” xa nhà. Ông từng “trốn” vợ đi công tác, nói là đi ít ngày nhưng nhiệm vụ tuyệt mật mang ông đi suốt nhiều năm. Đôi lúc, đón giao thừa nơi biên cương, ông làm thơ tặng vợ con, đọc thơ chung vui với dân bản, cả trong những ngày tình hình nóng bỏng và hiểm nguy nhất. Nhiều câu chuyện về ông Bảng đã trở thành huyền thoại ở khắp Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng - nơi mà ông từng lần lượt là Giám đốc Công an tỉnh.. (sau này được nhiều người đương thời viết lại). Như chuyện ông tay không đi vào vùng hiểm nguy để trấn an bà con, giải oan cho các bản làng bị hắt hủi tội nghiệp trong thời chiến tranh biên giới… Ông Bảng đã dùng uy tín và chức vụ của mình bảo lãnh cho những người bị trói, bị tạm giữ mà sau nhiều đêm rủ rỉ tâm sự, ông biết rõ người ta bị oan (thậm chí có người là bệnh nhân tâm thần do sức ép bom đạn)…
Gần dân, lắng nghe dân
Tôi tình cờ đọc được những tâm sự của bà Đỗ Ngọc Mai (một phóng viên làm việc ở Sở Văn hóa - hiện nay đang sống ở TP.Lạng Sơn, được tỉnh cử theo sát để viết bài về Công an Lạng Sơn, khi ông Bảng là Giám đốc Công an) kể về kỷ niệm ấm lòng với Đại tá Công an Đào Đình Bảng. Bấy giờ, có một bản ở huyện Tràng Định bị kẻ xấu tung tin đồn nhảm là đã “bán mình cho ngoại bang”. Vốn cả tin, lại ít hiểu biết, bà con kinh hãi nằm đâu nằm đó, hoặc trốn vào hang núi thâm u, với nỗi lo sẽ bị thế lực nào đó tàn sát toàn bộ trong nay mai. “Người Dao không dám xuống núi, bởi đi đến đâu, họ cũng bị xua đuổi, ném đá, chửi rủa, ghê tởm. Họ nơm nớp lo sợ, đêm ngày ôm nhau than khóc, có bao nhiêu lợn gà họ đem ra thịt hết, ai cũng nghĩ mình đang ăn bữa cơm thịt cuối cùng, để nếu chết cũng làm con ma no”. Nghe tin, ông Bảng cho trinh sát tìm hiểu, khi nghe báo cáo, ông ngồi bần thần, vẻ đau khổ lộ rõ trên nét mặt. Cứ cán bộ lên là bà con kêu khóc, bỏ chạy tuột vào rừng, bản làng vắng hoe, không một bóng người, chỉ có tiếng oán thán thê lương vọng ra từ vách núi. Ông Bảng đã cất toàn bộ súng ống, tay không đi về phía dân làng, khuyên giải. Ông trưởng bản đã khóc òa vì sung sướng.
Trong bản thảo của cuốn hồi ký kia, ông Bảng đã kể lại những câu chuyện thời kỳ ông làm Giám đốc Công an hai tỉnh trên, thật chí tình, chí lý. “Anh (Đức) bị đưa ra khỏi biên chế ngành giáo dục Yên Bái mà dư luận nói là khuyết điểm trai gái. Nhưng thực chất là lý lịch của anh bị bôi vết đen Quốc dân Đảng - nhưng chính anh đã bị bọn Quốc dân Đảng phản động ở thị xã Yên Bái hồi cuối năm 1945 bắt giam, tra hỏi. Sau khi ra khỏi biên chế ngành giáo dục (năm 1954), anh đã vay của ngân hàng tỉnh 2.000 đồng mua một đàn dê chăn thả, anh mang cái tên “Đức dê” từ ngày đó. Anh đội chiếc mũ cọ rộng vành, dắt theo con chó săn, tay cầm quyển truyện, hằng ngày chăn đàn dê trên một quả đồi nhỏ”. Thế nhưng, Lê Văn Đức không được yên thân, bị người ta tố cáo nhiều lần trên loa đài do tiếc con chó trung thành mà không “tiêu diệt” nó theo lệnh lúc bấy giờ, ông còn bị xưởng cưa xẻ của bên thương nghiệp lấy mất đất, đẩy ông và 12 người con ra đường giữa 30 tết, rồi ông bị bắt giam đầy oan khiên… Giống như một thiên ký sự trần trụi về những ấu trĩ một thời, về cuộc đời trầm luân của một con người có nghĩa khí. Ông Bảng viết đầy cảm khái tiếp (khi ông Đức bị bắt giam): “Tôi biết anh Đức (bị oan) nhưng tôi không thể trả tự do cho anh ngay được. Tôi đã trao đổi với đồng chí Hành - giám thị trại tạm giam - về thái độ đối xử với anh Đức. Sau hơn 1 tháng giam giữ, tôi về trực tiếp báo cáo và xin ý kiến giải quyết của Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, về phản ánh với Bí thư tỉnh ủy, anh Lê Văn Đức được trả tự do hoàn toàn. Vào dịp bầu cử Quốc hội khóa II, anh (Đức) liền ra ứng cử Đại biểu Quốc hội, mặc dầu biết là mình không trúng cử, nhưng anh muốn tỏ cho mọi người biết là anh vẫn có quyền công dân… Riêng tôi, là Trưởng ty Công an, mỗi khi đi qua nhà anh, tôi vẫn rẽ vào thăm anh chị và gia đình”.
Có nhiều chuyện, trong hồi ký, ông Bảng “giật tít” rất “ăn khách”, kiểu như: “Phong Dụ, một làng người Dao sắp nổi phỉ?”, nhưng thật ra đó là câu chuyện về tấm lòng người cán bộ với dân của mình. Một ngày, ông được Phó Bí thư Tỉnh ủy giao nhiệm vụ khẩn trương trấn áp bọn nổi phỉ. Các báo cáo “đáng tin cậy nhất” liên tiếp được cơ sở báo về, đều với nội dung đó. Ông Bảng là người sâu sát với đồng bào người Dao, ông bắt đầu thắc mắc: Bà con Phong Dụ hoang vu kia vốn hiền lành lắm, đời sống khá lắm, sao lại nổi phỉ đòi phá kho thóc, đánh cán bộ giữ kho thóc để kiếm cái ăn nhỉ?
Ông nghe chính quyền báo cáo, vẫn chưa thỏa mãn; ông đòi nghe bên thu mua lương thực báo cáo, thì hóa ra vì cán bộ xã “thiên vị” đồng bào Tày (vị cán bộ là người Tày) đã vận động để người Dao bán hết thóc cho “bên lương thực” để lấy “thành tích chung”; người Dao thật thà bán gần hết số thóc trong nhà cho đơn vị thu mua lương thực “giúp dân giúp nước”, còn người Tày vẫn giữ nguyên lượng thóc của mình. Khi giáp hạt, lời hứa “sẽ mở kho thóc cứu đói cho dân” không được thực hiện; người Dao nổi nóng, bảo cán bộ lừa dân, bóc lột dân, phải đốt kho thóc, bắt giữ cán bộ coi kho mà kiếm cái ăn. Nắm được bản chất vấn đề, ông Bảng đề xuất mang 5 tấn thóc cứu đói khẩn cấp cho dân, rồi ông (trích nguyên văn): “Làm một bữa cơm (chỉ cơm nắm muối vừng) mời đại biểu người Dao ở từng thôn xóm về họp mặt với chính quyền xã và đại biểu của tỉnh để làm công tác tư tưởng, bàn việc cấp thóc cứu đói”. Ông Bảng kết luận bằng những dòng nhòe nhoẹt với cái máy chữ cũ mèm: “Thế là giải quyết được cái gọi là “âm mưu nổi phỉ”.
Lại có chuyện, trong một hội nghị quan trọng của huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái), có một “phần tử chống phá đại hội…” mặc quân phục bạc màu, đầu không mũ nón bị trói trật cánh khỉ… bị lực lượng chức năng ký quyết định tạm giữ, với lời phê của lãnh đạo tỉnh đầy hốt hoảng: “Phải giam giữ cẩn thận”. Thấy chưa có hồ sơ “tội ác” rõ ràng, ông Bảng bèn trực tiếp đến gặp “phần tử chống đối”. Việc đầu tiên là ông Bảng mời “phần tử” vào phòng khách nghỉ, báo cơm nhà bếp cho ông ta ăn cùng mình, rồi thỉnh thoảng lại trò chuyện rủ rỉ. Anh ta bình tĩnh lại. Kết hợp điều tra, hóa ra “phần tử chống đối” tên là Quốc Tiến, người làng Tuy Lộc, cách huyện lỵ không xa, vốn là chiến sĩ Điện Biên Phủ, do bị sức ép của đại bác địch nên thần kinh hơi bị ảnh hưởng. Chẳng là, trong lúc văn nghệ chào mừng đại hội lớn, anh Tiến đã trịnh trọng lên ngồi ghế đại biểu rồi… nghe ngóng. Bị quát tháo ầm ĩ, bị đối xử thô bạo quá, anh Tiến nổi nóng đánh nhau với cán bộ huyện, thế là bị khép tội “chống phá Đại hội Đảng”. Sau cuộc “đàm đạo” với ông Bảng, lập tức anh Tiến được trả tự do!

Đã có lúc tôi thắc mắc, vì lẽ gì mà ông chấp nhận việc làm mất lòng không ít người đương thời để làm được những điều đó? Vì lẽ gì mà khi tuổi đã già, ông vẫn thao thức trong những đêm trắng? Ông bảo: Vì những cái quý báu thuộc về phẩm giá Con Người mà ông hằng tôn thờ hết mực. Ông Đào Đình Bảng sinh năm 1924 trong một gia đình nông dân ở xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Năm 1940, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Ông trải qua các chức vụ: Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Giám đốc Công an tỉnh Cao Lạng (Lạng Sơn - Cao Bằng)… Ông Bảng từng xin với Ban Tổ chức Trung ương cho phép không “đi nhậm chức” Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng để tiếp tục cống hiến cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh ở vùng biên cương nóng bỏng (vào năm 1978). Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2012.


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66017502

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July