Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Đám cưới trong hầm De Castries (phần tiếp theo) Đám cưới trong hầm De Castries (phần tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 
 

“Tôi còn nhớ lần đầu tiên anh hôn tôi trước mặt đông người, trong tiếng hoan hô vang dậy, để chính thức giới thiệu chúng tôi đã là vợ chồng và đêm tân hôn của hai vợ chồng người chiến sĩ Điện biên trên chiến địa Mường Thanh mở đầu cho cuộc sống tiếp diễn…”.

Từ ngày gặp Cao Văn Khánh, nét chân thật khiêm tốn của ông đã chinh phục được cô sinh viên bướng bỉnh Ngọc Toản. Trong nhật ký, bà viết: “Khi đã đồng cảm rồi, chỉ qua thư từ trao đổi, tôi thấy anh đúng là mẫu người mà tôi mong muốn sẽ làm bạn đường, sẽ đi suốt cuộc đời mà mình đã vạch hướng. Anh và tôi khi tìm đến nhau có lẽ xuất phát từ quan niệm sống giản dị và trong sáng, sống và chiến đấu phải gắn liền với nhau”.

Đám cưới trong hầm De Castries (phần tiếp theo)
Cao Văn Khánh (phải), Ngọc Toản và một người bạn bên những chiếc dù trắng giăng khắp cứ điểm Mường Thanh để cứu chữa thương binh. Chụp tại Điện Biên Phủ 5/1954

Trong nhật ký của mình hồi ấy, cô sinh viên Ngọc Toản đã viết “Tôi còn đòi hỏi: Yêu là phải tôn trọng nhau, đừng làm cản trở những nguyện vọng cá nhân, sự bình đẳng giới. Tôi lo sợ nếu lập gia đình bước đường công tác hoạt động, nhất là anh nhiều tuổi có thể sẽ gia trưởng. Nhưng là người khiêm tốn và đã chín chắn trong cuộc sống, anh hiểu và đã chinh phục tôi. Qua trao đổi, trong lời nói khi tiếp xúc cũng như qua từng câu viết trong thư thể hiện một nhân cách cao thượng”.

Nhưng phải chờ đến tháng 12 năm 1953, từ hậu phương Thái nguyên, Đại đoàn 308 lên đường hành quân đi chiến dịch Trần Đình (tên gọi bí mât của chiến dịch Điện Biên Phủ) hai người mới thực sự gặp lại nhau ở Chiêm Hóa. Một sự kiện đã đến với Ngọc Toản. Khi đi tìm đơn vị mới, bà bỗng lạc vào đúng chỗ ông đóng quân khi vừa trở về từ Luan Prabang. Giữa núi rừng Tây bắc bao la, hai người yêu nhau bỗng tình cờ tìm lại được nhau, bà thầm nghĩ duyên số đã đưa họ đến với nhau.“Buổi gặp gỡ tình cờ đó ở giữa núi rừng Điện biên đã làm tôi thấy rõ lòng mình đã thật sự yêu anh. Chia tay nhau mà lòng tràn ngập niềm vui của cuộc gặp gỡ, tôi đi nhận nhiệm vụ ở T59. Âu cũng là một sự kiện mà Trời Phật sắp xếp để tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua được những thử thách của những ngày sắp đến” (Ghi chép của bà Nguyễn Thị Ngọc Toản).

Từ thời điểm đó, Ngọc Toản đã thầm nghĩ đây sẽ là người đàn ông của đời mình. Nhưng cưới ngay tại chiến hào Điện Biên còn khét lẹt khói súng, chưa xin phép Mẹ, không có mặt gia đình, anh chị em và bạn bè, là điều mà Toản chưa bao giờ nghĩ tới. Lại còn phải sắm sửa áo quần…. Dù là kháng chiến nhưng người con gái đi lấy chồng là một sự kiện lớn trong đời làm gì mà chuẩn bị vội vã như vậy được.

Hồi nhỏ, bé Vui (tên ở nhà của Ngọc Toản) đã được dự đám cưới của hai chị ruột ở Huế. Cô dâu mặc áo dài gấm hai lớp thêu chữ nổi, ống tay rộng tha thướt, đầu chít khăn vành, bên chú rể áo gấm xanh, đi chầm chậm qua cái sân lát gạch cổ kính ven hồ sen bách diệp. Theo sau họ, cả hàng dài phù rể phù dâu lụa là ôm lọng, với những quả đồ cưới phủ nhiễu đỏ đựng cau trầu, bánh phu thê… hai thanh niên ôm hai chú ngỗng sống, thắt nơ đỏ, cổ vươn dài mắt nhìn ngơ ngác xung quanh, rồi người đội mâm heo quay vàng… đã in đậm trong trí nhớ bé Vui từ ngày nhỏ. Hôm nay, bàn đến chuyện cưới xin, bất giác bà nhớ đến những hình ảnh đó.

Rồi mọi người tham gia ý kiến: “nhỡ về hậu phương mà anh Khánh không được phép nghỉ, phải đi nhận nhiệm vụ ngay thì làm sao cưới được!”. Ông Trần Lương còn đảm bảo sẽ thay mặt đơn vị về xin phép Mẹ bà. Biết tính người yêu, Cao Văn Khánh chỉ nói: “Tất cả là do em quyết định”. Ông nói đơn giản: căn bản là việc chính thức hóa tình yêu của hai anh em, và tranh thủ thời gian trên một quãng đường dài được sống cùng nhau sau chiến dịch… chắc là gia đình cũng sẽ hiểu thôi.

Tất cả chiến hữu của Cao Văn Khánh mà Ngọc Toản đã gặp, ai cũng vun vào cho hạnh phúc hai người. Tướng Lê Trọng Tấn (16) kể về lần đầu tiên gặp bà tại đây: “Một chiếc xe gip từ hầm Đờ Cát đi ra. Tôi gặp anh Cao Văn Khánh trên xe. Anh Khánh đươc phân công trao trả thương binh địch tại Điện Biên Phủ. Thấp thoáng phía sau là một phụ nữ trẻ. Cô chào tôi, giọng Huế ngọt ngào. Anh Khánh giới thiệu cô Toản, y sĩ. Tôi có biết tên nhưng nay mới gặp người. Và tôi cũng biết chỉ vài ngày nữa, cô gái Huế dịu dàng thùy mị này sẽ trở thành chị Khánh ở ngay trên mảnh đất Điện Biên lịch sử này. Tôi chúc mừng hạnh phúc của hai anh chị”(17)

Đám cưới trong hầm De Castries (phần tiếp theo)
Từ trái qua phải: Đại tá Lê Trọng Tấn (Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312) Đạo diễn Roman Karmen (18), Đại tá Cao Văn Khánh- Đại đoàn phó Đại đoàn 308, chụp tại Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954

Cao Văn Khánh và
Ngọc Toản chụp trên chếc xe Jeep tại Điện Biên Phủ 5-1954

 

Cao Văn Khánh và Ngọc Toản chụp trên chếc xe Jeep tại Điện Biên Phủ 5-1954

 

 

 

Ngọc Toản suy nghĩ một ngày rưỡi. Luôn có những quyết định độc lập, nhiều khi vượt ra khỏi khuôn khổ thông thường, chiều 21/5, bà đồng ý cưới. Sau này bà viết: “Cái chết và sự sống, cuộc đời và hạnh phúc của những người lính Cụ Hồ, suy nghĩ về cuộc sống lúc đó thật tự nhiên và giản dị. Đã yêu nhau rồi thì cần gì phải câu nệ hình thức.” Thế là quyết định chuẩn bị, anh em mỗi người một việc, trang trí lại hầm De Castries thành phòng cưới.

Hầm là một sở chỉ huy được xây dựng rất kiên cố và đầy đủ tiện nghi. “Trên nóc hầm là những bao cát. Xung quanh là những dãy thùng phuy đổ đầy đất xếp bao cát. Dưới lớp bao cát là những tấm tôn thép uốn cong rồi đến những tấm vỉ sắt lót sân bay. Dưới cùng là những tấm gỗ thông dày. Hầm có bốn gian dài khoảng chín mét, rộng bốn mét, cao 2,5 mét. Mỗi gian có tường ngăn dài một mét. Một hành lang chạy dọc nối các gian hầm. Tường hầm ốp ván gỗ, căng vải dù. Sàn cũng trải vải dù. Những chiếc cột bằng gỗ lim đã lên nước bóng loáng. Gian nào cũng có giường gấp, căng vải bạt, ghế gấp, bàn gấp, kiểu bàn ghế dã ngoại, lại có cả bồn tắm và máy điều hòa..”. (19) .

Do chiến trường không có hoa nên bộ đội trang trí hầm với các dù Pháp đủ màu, và sắp xếp có chỗ ngồi cho gần 40 đại biểu của hai họ. Bên nhà gái là các cán bộ quân y, bên nhà trai là cán bộ của F308 và bộ phận ở lại thu dọn chiến trường.

Ngày 22 tháng 5 năm 1954, lễ cưới được tổ chức trong hầm De Castries trong ánh đèn măng-sông. Tình cảm dâng trào khi hai người sóng đôi dắt tay nhau vào hầm trong sự hồ hởi của tất cả những vị khách, tất cả đều là đồng đội nơi chiến trường. Giây phút xúc động này nhiều năm sau Cao Văn Khánh vẫn còn nhắc lại “Em có nhớ lúc anh và em âu yếm bước vào Chỉ huy sở De Castries để làm lễ không?” (20). Ông Trần Lương chủ hôn tuyên bố và ông Cẩm, chính ủy mặt trận của Cục Quân y đại diện đơn vị cô dâu, một số người có chụp ảnh quay phim (trong số những người có mang máy để chụp ảnh là ông Hoàng Xuân Tùy, trưởng ban tuyên huấn của mặt trận (sau này là Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, lại là người bà con, gọi bà Toản là "o" tuy ông Tùy nhiều tuổi ơn song lại là vai cháu).

Kẹo nuga, thuốc lá Philip, rượu Tây, là chiến lợi phẩm khách khứa đem tới chung vui. Văn nghệ cây nhà lá vườn. Chú rể hát bài “Bộ đội về làng”, cô dâu hát bài “Em bé Mường Thanh”. Trang phục cưới của cô dâu chú rể cũng là bộ quân phục cũ màu lá cơi như thường lệ không có gì khác. Đám cưới chỉ ngập tràn những nụ cười tươi như hoa và những lời chúc phúc trong niềm vui thắng trận vẫn còn ngây ngất.

“Tôi còn nhớ lần đầu tiên anh hôn tôi trước mặt đông người, trong tiếng hoan hô vang dậy, để chính thức giới thiệu chúng tôi đã là vợ chồng và đêm tân hôn của hai vợ chồng người chiến sĩ Điện biên trên chiến địa Mường Thanh mở đầu cho cuộc sống tiếp diễn. Họ chiến đấu cho cái chung và cho cả cái riêng. Hạnh phúc của đôi lứa bình dị như cuộc sống mà họ suy nghĩ. Bà viết “Những nghi lễ nói cho cùng đúng là những hình thức thủ tục mà thiếu nó cũng không làm giảm được thi vị của hạnh phúc tình yêu khi hai người đã thực sự yêu nhau và vì nhau”.

Đám cưới không có xe hoa, chỉ có xe tăng! Đứng cạnh tháp pháo tăng nhìn ra chiến địa Mường Thanh đổ nát, Ngọc Toản bật thốt ra khe khẽ: “bao nhiêu người đã chết mà mình còn được sống !”. Bà nghĩ đến hàng trăm thanh niên quá trẻ đã chết trên tay bà ở bệnh viện dã chiến, những người hẳn chưa một lần được yêu. Cao Văn Khánh nắm chặt tay người vợ trẻ, như cảm ơn bà đã hiểu và nói hộ nỗi lòng mình.

Cô dâu chú rể chụp một bức ảnh cưới trên chiếc xe tăng đã tham chiến ở Điện Biên Phủ, đỗ ở sân bay Mường Thanh. Đó là tấm ảnh 2x3 bé xíu duy nhất còn lưu giữ được đến bây giờ, (còn những tấm chụp trong hầm De Castries thật đáng tiếc do phim bị rửa hỏng hết). “Anh sẽ cho in thật nhiều hình này để gửi cho em. Đó là những kỷ niệm suốt đời của chúng ta, những ngày vui nhất của anh và em, sau một trận chiến thắng lịch sử trong một khung cảnh lịch sử phải không em? Sau này làm gì có những cảnh núi rừng Tây Bắc hoang vu với những xác máy bay, xe tăng đổ nát, với hai hình ảnh thân yêu..” (20).

Là một người kín đáo ít khi bộc lộ tình cảm ra ngoài, nhưng vị chỉ huy đại đoàn nổi tiếng dạn dày trận mạc đã gây xúc động cho tất cả mọi người tham dự, kể cả chính người vợ trẻ, bằng một đám cưới lãng mạn không ngờ.

Cuộc sống mới đã tiếp diễn nơi chiến địa còn vương mùi xác chết. Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Cục phó Cục Tuyên huấn, nhớ lại: “Công việc trao trả thương binh địch và thu dọn chiến trường vừa tạm ổn thì gia đình Quân Tiên Phong lại có tin vui. Một đám cưới mà mọi người mong đợi từ lâu được tổ chức ngay tại chỉ huy sở của địch đã trang trí lại… Tôi lại có dịp chúc mừng Đại đoàn phó Cao Văn Khánh, người chỉ huy cũng là thầy dạy toán của tôi ở trường trung học, đẹp duyên cùng chị Nguyễn Thị Ngọc Toản, Y sĩ Cục Quân y đang phục vụ trên hỏa tuyến. Khí thế chiến thắng xen kẽ tình cảm lứa đôi. Vui duyên mới khi nhiệm vụ đã hoàn thành. Giản dị mà vô cùng thân mật. Một đám cưới hiếm thấy, một tình duyên bền chặt suốt đời”.

Lần đầu tiên làm các thủ tục cưới xin, Cao Văn Khánh cũng lúng túng không ít. Mấy ngày sau đám cưới mới biết thủ tục còn phải ký vào giấy giá thú, ông viết: “Gửi em hai tờ giấy giá thú để em ký vào, anh đã ký rồi. Còn phải xin chữ ký của anh Lương và các đồng chí làm chứng. Về nội dung, anh cũng chưa biết viết nó ra sao... sẽ hỏi để viết cho đúng sau, vì chưa biết formalité. Về giấy giá thú, không hiểu Mẹ có cần ký vào không? Nhưng hỏi anh Vũ (21) thì chỉ cần chủ hôn và người làm chứng là đủ…”.

Đám cưới đó là sự kiện và niềm vui chung của cán bộ và chiến sĩ Điện biên. Nhiều chục năm sau, những cựu chiến binh ở độ tuổi cổ lai hy vẫn còn nhắc đến “cảm giác run rẩy” trước vẻ đẹp lãng mạn, đầy chất thơ của ngày vui ấy. Tình yêu nảy nở trên mặt trận giữa vị chỉ huy Đại đoàn chủ lực và người nữ cứu thương xinh đẹp nơi hỏa tuyến, rồi đám cưới tổ chức ngay tại sở chỉ huy của tướng giặc khi bom đạn còn chưa tan. Đám cưới trong những phút đầu tiên ngưng tiếng súng đã khơi dậy khát vọng sống, khát vọng hòa bình mãnh liệt của các chiến binh. Tiếp theo đó, rất nhiều đám cưới đã được tổ chức ở F308 và các đơn vị khác.

Sau này, trong dịp đi tham quan trong thành phần Bộ Quốc Phòng sang một số nước năm 1955, Cao Văn Khánh đem về tặng vợ một hộp lụa hạng nhất hồi đó rất được ưa chuộng, và một hộp sâm: “Đây là quà cưới để bù lại những ngày cưới ở Điện Biên Phủ chưa có quà cưới cho em!”.

(Trích đoạn Hồi ức về Tướng Cao Văn Khánh, sắp xuất bản)

Chú thích:

1. Trích thư Cao Văn Khánh

2. Trích thư Cao Văn Khánh

3. Lê Quang Đạo, 1950-1954, Cục trưởng đầu tiên của Cục Tuyên huấn, Phó Chủ nhiệm

chính trị trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, quyền Chính ủy Đại đoàn 308 trong cuộc tấn

công sang Thượng Lào. 1987-1992, ông là Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng

Nhà nước.

4. Trích thư Cao Văn Khánh

5. Phạm Hồng Sơn, Đặng Anh Đào, Nhớ và quên, NXB Phụ nữ, tr. 122

6. Trích thư Cao Văn Khánh

7. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Từ Đồng quan tới Điện Biên, NXB QĐND, 1986, tr. 391

8. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, NXB QĐND, 2000, tr.

402

9. Mậu: Đại diện quân y sư 308

10. Giáo sư Bác sĩ Trần Lưu Khôi, nguyên Phó Ban Quân y F308 trong chiến dịch Điện

Biên Phủ

11. Trích thư Cao Văn Khánh

12. Thời điểm chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Trần Lương là Phó Chủ nhiệm Tổng cục

chính trị ở mặt trận. Năm 9-1946, ông lấy bí danh là Trần Nam Trung, giữ chức Chính

ủy Khu 5, khi Cao Văn Khánh là Tư lệnh khu 5 từ 1946-1948. Tháng 9-1969, ông giữ

chức Bộ trưởng Bộ quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam

Việt Nam. Được phong Thượng tướng từ năm 1974 (Wikipedia)

13. Giáo sư Bác sĩ Vũ Văn Cẩn, Cục trưởng Cục Quân y từ năm 1946. Từ năm 1971 đến

1974: quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, từ năm 1974 đến 1982, Bộ trưởng bộ Y tế (Wikipedia)

14. Bác sĩ y khoa Vũ Đình Tụng (1895 - 1973), cựu Bộ trưởng Bộ Thương binh trong

Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa (Wikipedia)

15. Trích thư Cao Văn Khánh

16. Lê Trọng Tấn, 1954 là Đại tá, Đại đoàn Trưởng Đại đoàn 312. Từ 1978 -1986 là Tổng

Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn

312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13 tháng 3 năm

1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de

Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm

17. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Từ Đồng quan tới Điện Biên, NXB QĐND, 1986, tr. 392

18. Roman Karmen- Đạo diễn bộ phim lịch sử :” VIệt nam trên đường thắng lợi”

19. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Từ Đồng quan tới Điện Biên, NXB QĐND, 1986, tr. 392

20. Trích thư Cao Văn Khánh

21. Vương Thừa Vũ, năm 1954 là Đại tá, Đại đoàn trưởng F308.

(Bài có bổ sung thêm một số ảnh của tác giả sưu tầm)

Theo Bảo Vân
Lao Động

http://dantri.com.vn/xa-hoi/dam-cuoi-trong-ham-de-castries-phan-tiep-theo-853589.htm


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66024462

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July