Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Con Người Việt Nam >
  Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vị đại sứ 99 tuổi kể 3 lần làm cứng họng Bộ Ngoại giao Trung Quốc , Người xứ Nghệ Kiev
 
Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nói: "Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc (Ảnh: Tuấn Nam)

 

LTS: Là một vị tướng quân đội nhưng ông đã có “cú tạt ngang” sang ngành ngoại giao cực kỳ ấn tượng khi đã có 13 năm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Trung Quốc trong những khoảng thời gian đặc biệt căng thẳng giữa hai nước (giai đoạn 1974 – 1987). Đã có lần, khi gặp người tiền nhiệm của mình là ông Ngô Thuyền, ông đã nói rằng: “Anh thì sang Trung Quốc uống rượu, tôi thì sang cãi nhau!”. Quả thật với những gì đã thể hiện tại Trung Quốc trong thời kỳ mối quan hệ giữa hai nước có những trục trặc thì lời nói đùa đó quả không ngoa. Chính phần thắng của những lần cãi nhau đó luôn thuộc về phía Đại sứ Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc giữ trọn Quốc thể của Việt Nam tại Trung Quốc. Ông chính là Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng đoàn ngoại giao tại Trung Quốc - nhân vật chính trong câu đối: Làm cố vấn miền Tây, nhớ lời Bác, không làm “lão Toàn quyền”, luôn nhớ chữ “chủ quyền của Bạn”/ Đi đại sứ nước Tàu, theo ý Đảng, chẳng ngại “người Đại quốc”, giữ trọn điều “Quốc thể về ta”.

Chúng tôi tìm đến nhà Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (SN 1916) vào một ngày giữa tháng 2 rét buốt. Năm nay đã 99 tuổi nhưng ông vẫn giữ được sức khỏe và sự minh mẫn. Khi biết về ý định của chúng tôi muốn khai thác những câu chuyện về cách ứng xử của Đại sứ Việt Nam trước cách ứng xử của phía Trung Quốc trong thời kỳ quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc không còn được nồng ấm như dưới thời Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1974 – 1987), ông cười và nói ông rất sẵn lòng.

“Số là, đầu năm 1974, tôi kết thúc nhiệm kỳ làm trưởng đoàn cố vấn giúp nước bạn Lào, tôi trở về nước. Trong khi thấy tôi chưa nhận nhiệm vụ nào mới, trong khi đồng chí Ngô Thuyền vốn là Đại sứ của Việt Nam bên Trung Quốc đau ốm xin về nên Trung ương Đảng quyết định cử tôi sang làm Đại sứ bên Trung Quốc”, ông bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng một sự giải thích như thế.

Trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, việc cử một ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng sang làm Đại sứ ở một nước khác là một điều khá đặc biệt. Vị “lão” Đại sứ giải thích về sự đặc biệt đó: Hồi đó, Việt Nam coi trọng Liên Xô là anh cả và Trung Quốc là anh hai nên Trung ương Đảng cử một Ủy viên Trung ương Đảng sang Liên Xô và cử một ủy viên dự khuyết (cấp thấp hơn) sang “anh hai”.

“Ông có biết tiếng Trung khi bắt đầu sang làm Đại sứ bên Trung Quốc không ,thưa Thiếu tướng?”. “Không, tôi không biết”. “Vậy, hẳn là ông sẽ có cảm thấy bối rối, lo lắng khi nhận nhiệm vụ như thế?”. “Không, tôi chẳng có gì phải bối rối cả. Sang bên đó, thời gian đầu có nhờ phiên dịch. Sau đó, tôi tự học và bây giờ cũng chỉ nói được chứ chưa thành thạo lắm”. Trước khi kể lại quãng thời gian là Đại sứ bên Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh sang làm Đại sứ bên Trung Quốc được một thời gian, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc có những dấu hiệu “lạnh đi”. Và những người ở Đại sứ quán Việt Nam cũng có thể cảm nhận được những thay đổi đó qua cách đối xử của nước bạn đối với mình. Và chính trong hoàn cảnh đó, qua câu chuyện với vị “lão” Đại sứ ở tuổi 99, chúng tôi có thể cảm nhận được niềm vui của ông sau các cuộc đấu lý với phía nước bạn.

Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh nhớ lại: “Khi tôi cho trưng bày hình ảnh Pol – Pot đánh phá biên giới Tây Nam nước ta ở bảng thông tin của Sứ quán (đặt ngoài hàng rào) thì phía Trung Quốc đã mời tôi lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc để gặp Thứ trưởng Hàn Niệm Long. Tại đây, ông ta lên tiếng phản đối, đòi ta phải dỡ bỏ những hình ảnh và những lời tố cáo đó.

Khi đó, tôi đã đáp lại rằng: “Những việc mà tôi trưng bày ra, đó đều là sự thật. Chẳng lẽ Trung Quốc lại sợ sự thật? Hơn nữa, cái bảng thông tin mà chúng tôi treo ảnh trên hàng rào Sứ quán đó là nằm trong phạm vi chủ quyền của nước tôi, tôi không dỡ bỏ”. Ông ta nói: “Trung Quốc không cho phép nước nào nói xấu nước thứ 3 trong lãnh thổ nước Công hòa nhân dân Trung Hoa”.

Nghe thấy vậy, tôi liền đáp lại: “Đồng chí nói sai rồi, cách đây 3 hôm, tôi thấy đồng chí còn giúp cho Đại sứ của Pol – Pot họp báo nói xấu Việt Nam chúng tôi và cuộc họp báo đó có nhiều cán bộ Trung Quốc làm phiên dịch cho họ”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho hay: “Nói xong tôi ra về mà phía Trung Quốc không nói thêm được một lời nào”.

Một trong những vấn đề được Trung Quốc đưa ra để làm cái cớ khiêu khích ta là vấn đề về Hoa kiều. Họ luôn cho rằng chúng ta “bức hại Hoa Kiều” nhưng sự thực thì không có chuyện đó.

Ông Vĩnh nhớ lại: “Trong năm 1976, Trung Quốc mời tôi lên rồi tranh cãi về vấn đề Hoa kiều và người Hoa. Hai bên đều nhất quyết bảo vệ ý kiến của mình, không bên nào chịu bên nào. Sau khi đấu khẩu như vậy, Trọng Hi Đông – thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (nguyên là tướng trong quân đội) nói: “Sống hòa bình với nhau thì tốt hơn, chiến tranh thì phức tạp đấy” với hàm ý đe dọa. Nhưng tôi cũng nói lại rằng: “Tôi cũng đã là tướng, tôi cũng biết thế nào là chiến tranh. Và chúng tôi đã thắng Pháp và thắng Mỹ”. Vậy là ông ta im lặng, không nói được gì nữa”.

Có lẽ, bởi ông xuất thân là một vị tướng nên những đối đáp của ông vừa có sự mềm mỏng của một nhà ngoại giao nhưng cũng rất quyết liệt của một vị tướng. Điều đó cũng được thể hiện trong cách ứng xử của ông khi ở vào một tình thế khác.

“Một lần khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại mời tôi lên gặp một Thứ trưởng Ngoại giao. Ông ta nhờ tôi gửi công hàm về cho Chính phủ ta, đồng thời thông báo: “Do Chính phủ Việt Nam bức hại Hoa kiều nên Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã quyết định đưa hai tàu Trường Lực và Minh Hoa vào cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn để đón nạn kiều của chúng tôi”. Tôi nói: “Tôi sẽ chuyển công hàm về cho Chính phủ. Nhưng trước hết tôi nói ở Việt Nam không có nạn kiều. Và Chính phủ chúng tôi còn xem xét, tàu Trường Lực và Minh Hoa có được phép vào Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh hay không đã, vì hai cảng đó thuộc chủ quyền của Việt Nam, không ai được tự tiện vào”.

Khi tôi từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra về, các phóng viên báo chí quốc tế xúm lại hỏi tôi, tôi nói lại sự việc vừa rồi và nói thêm: “Cảng TP. Hồ Chí Minh và cảng Hải Phòng đâu phải là cái ao nhà của Trung Quốc mà họ tự ý quyết định đưa tàu vào được”. Sau đó các phóng viên đã đưa tin ra thế giới và tỏ ý thú vị với cách ông Đại sứ nói “cảng Việt Nam không phải là cái ao nhà của Trung Quốc””, ông Vĩnh kể .


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66024578

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July